Dưới đây là chia sẻ của PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này.- Xin ông cho biết bột ngọt là gì?
Nhiều người nghĩ bột ngọt là thành phần gì đó xa lạ, nhưng không phải. Thực chất bột ngọt là mononatri glutamate, tức muối natri của axit amin glutamate (axit glutamic). Đây là một trong 20 loại axit amin phổ biến trong tự nhiên, tồn tại cả ở cơ thể người và các loại động thực vật khác.
Điểm đặc biệt là glutamate có vị ngon dễ chịu cho món ăn mà thế giới gọi là vị “umami”. Tiến sĩ người Nhật Bản Kikunae Ikeda khám phá ra điều này vào năm 1908, khi ông nghiên cứu và phát hiện ra glutamate là thành phần có vị ngon cho nước dùng dashi của người Nhật, cũng như vị ngon của các thực phẩm như cà chua, măng tây, pho mát hay thịt. Ông đặt tên cho vị của glutamate là vị umami với hàm nghĩa “vị ngon”.
|
Bột ngọt là mononatri glutamate, tức muối natri của axit amin glutamate (axit glutamic). |
Dưới góc độ nhi khoa, vị umami và vị ngọt là 2 vị mà trẻ em có biểu hiện yêu thích nhất một cách tự nhiên. Để dễ hình dung về vị umami, chúng ta có thể hiểu vị này chính là vị ngọt của thịt, của hải sản hay rau củ quả.
Glutamate có mặt trong hầu hết thực phẩm chúng ta ăn vào hàng ngày, ví dụ các loại thịt chứa khoảng 10 - 20mg glutamate/100g thực phẩm, sò điệp chứa đến 140mg glutamate/100g; rau củ cũng giàu glutamate như bắp cải chứa 50mg/100g, cà chua chứa đến 250mg/100g… Đặc biệt, sữa là thực phẩm giàu glutamate, trong đó sữa mẹ có hàm lượng glutamate cao vượt trội lên đến 2.700mg/100ml sữa mẹ.
- Bột ngọt có thể giúp giảm muối ăn vào thưa phó giáo sư?
Người bị tăng huyết áp cần hạn chế muối (natri) ăn vào. Tuy nhiên, nhiều người thất bại trong duy trì chế độ ăn này vì ăn không thấy ngon miệng. Như vậy, mấu chốt của việc giảm muối trong bữa ăn là làm thế nào giúp món ăn giảm muối giữ được độ ngon miệng.
Với bột ngọt, đúng là có chứa natri, tuy nhiên lượng natri trong bột ngọt thấp, chỉ bằng 1/3 so với muối ăn. Và thực tế là gần đây, nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Malaysia,… đã nhận ra hiệu quả và áp dụng phương pháp giảm muối (natri) bằng cách sử dụng bột ngọt. Cơ sở phương pháp này dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy, nếu như giảm 50% muối và bổ sung 38% bột ngọt thì tổng lượng natri cung cấp vào bữa ăn giảm đến 31.5%, nhưng vẫn giữ nguyên độ ngon miệng.
|
Bột ngọt có thể giúp giữ nguyên mức độ ngon miệng với những món ăn giảm độ mặn khi được sử dụng để thay thế một phần muối đưa vào thực phẩm trong quá trình chế biến |
Ủy ban nghiên cứu chiến lược giảm lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần ăn thuộc Viện Y khoa - Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ cũng đánh giá “Bột ngọt có thể giúp giữ nguyên mức độ ngon miệng với những món ăn giảm độ mặn khi được sử dụng để thay thế một phần muối đưa vào thực phẩm trong quá trình chế biến”.
Như vậy, trong quá trình chế biến, chúng ta có thể bớt đi một phần lượng muối và thay thế bằng bột ngọt. Cách này giúp chúng ta cắt giảm lượng natri ăn vào nhưng vẫn thấy ngon miệng.
- Bột ngọt có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa thực phẩm không thưa phó giáo sư?
Cơ thể chúng ta có thể cảm nhận được sự hiện diện của bột ngọt (glutamate) trong dạ dày, nhờ các thụ thể của glutamate tại dạ dày. Khi thực phẩm chứa bột ngọt vào trong dạ dày, các thụ thể này sẽ nhận ra và thông báo cho não bộ.
Quá trình nhận biết này giúp não bộ chỉ thị cho dạ dày tăng cường tiết dịch vị để tiêu hóa các thực phẩm. Dịch vị là một hỗn hợp các chất do tuyến vị của dạ dày tiết ra, bao gồm các thành phần như các enzyme tiêu hóa thực phẩm (pepsin, chymotrypsin), chất nhầy (mucin), axit HCl... Tác dụng quan trọng của dịch vị là tiêu hóa các thực phẩm trong dạ dày và bảo vệ dạ dày.
Như vậy, việc tiêu thụ thực phẩm chứa bột ngọt và sự xuất hiện của bột ngọt tại dạ dày hỗ trợ tăng tiết dịch vị dạ dày, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa thực phẩm
Minh Tuấn (Thực hiện)
" alt=""/>Tăng huyết áp có nên sử dụng mì chính?
1. Nhuộm hoặc tẩy tócBạn có thể nhuộm tóc bằng thuốc nhuộm tại nhà bởi thuốc nhuộm tóc luôn được bán với hướng dẫn sử dụng.
Tuy nhiên tốt hơn hết là bạn nên đi đến tiệm làm tóc. Nếu bạn gội đầu nhuộm quá sớm hoặc để quá lâu, màu sẽ không đẹp và tóc bị khô và xỉn màu.
2. Cắt tỉa phần tóc mái
Lười tới tiệm, bạn thường tự tỉa tóc bằng kéo. Nhưng nếu bạn cần cắt tóc mái của mình, tốt hơn hết là đừng tự làm điều đó trước gương.
Bạn nên dành 5 phút trong tiệm để cắt tóc mái, hơn là một giờ cố gắng sửa kiểu tóc bạn đã làm ở nhà.
3. Cạo lông mày
Bạn có thể duy trì hình dạng của lông mày ở nhà với chiếc gương và nhíp, lưỡi dao lam.
Nhưng khi bạn cần định hình lông mày của mình, tốt hơn là đi đến một thẩm mỹ viện. Một chuyên gia sẽ đưa ra hình dạng lông mày lý tưởng cho bạn. Bên cạnh đó, họ có vô số công cụ và sản phẩm làm đẹp để làm cho lông mày của bạn đẹp hơn.
4. Nhuộm lông mày và lông mi
Nhiều người thường nhuộm lông mày tại nhà vì nghĩ nó là thủ tục đơn giản, chỉ cần đảm bảo làm theo hướng dẫn.
Tuy nhiên nên nhuộm lông mày, mi của bạn tại một thẩm mỹ viện. Những người thợ, chuyên gia sẽ giúp bạn làm đẹp với màu phù hợp hơn.
Làm tại tiệm làm đẹp hoặc thẩm mỹ viện cũng giúp bạn giảm nguy cơ dị ứng vì các sản phẩm chất lượng thấp.
5. Chỉnh sửa gấu quần
Nếu bạn cần viền quần jean, bạn có thể tự làm ở nhà vì nó không yêu cầu bất kỳ kỹ năng đặc biệt nào.
Tuy nhiên chúng tôi nhận ra rằng, nếu bạn cần điều chỉnh độ dài của quần len hoặc cotton, hoặc váy, tốt hơn hết là đi đến một thợ may.
Họ làm điều đó tốt hơn nhờ vào kinh nghiệm chuyên môn và các công cụ đặc biệt. Kết quả là, bạn sẽ tiết kiệm không chỉ thời gian của bạn mà còn giữ được vẻ đẹp vốn có của chiếc quần, váy.
6. Giặt áo khoác
Bạn có thể giặt quần áo tại nhà tuy nhiên các áo khoác nên được giặt khô. Sau khi bạn giặt áo khoác ở nhà, chúng sẽ mất quá nhiều thời gian để khô và lớp cách nhiệt có thể bắt đầu có mùi khó chịu. Bên cạnh đó, giặt tay bằng nước lạnh, lớp cách nhiệt thường bị vón cục và mất đi độ bông.
7. Làm sạch thảm
Bạn có thể tự loại bỏ vết bẩn mới của thảm. Tuy nhiên ngay cả khi bạn hút bụi thảm hàng ngày, bụi bẩn vẫn sẽ được lưu trữ trên thảm trong nhiều năm và điều này trở thành môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn.
Để ngăn chặn các vấn đề với sức khỏe của cả gia đình, đôi khi bạn nên sử dụng các dịch vụ vệ sinh nhà chuyên nghiệp. Cùng với việc loại bỏ bụi bẩn, thảm cũng sẽ được khử trùng.
Nhờ được làm sạch một cách chuyên nghiệp, các vết bẩn cũ cũng sẽ được loại bỏ, và thậm chí thảm cũ sẽ trông như mới mua.
8. Sắp xếp, thiết kế lại không gian ngôi nhà
Làm thế nào để bạn để tất cả đồ đạc bạn cần vào một căn hộ nhỏ? Làm thế nào để mỗi thành viên trong gia đình đều có không gian cá nhân?
Bạn có thể làm chúng nhưng tốt hơn là hãy nhờ đến một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp. Họ sẽ tạo ra một thiết kế đặc biệt cho căn hộ dựa trên nhu cầu và sở thích của bạn. Ngoài ra, họ cũng sẽ giới thiệu đồ nội thất mà bạn nên chọn.
9. Sửa chữa những đồ vật yêu thích
Các món đồ bị vỡ hoặc nứt có thể làm hỏng vẻ đẹp nhà bếp của bạn. Thay vì tự sửa chữa, bạn nên tìm đến thợ chuyên nghiệp nếu cần khôi phục đồ nội thất bằng sứ, thủy tinh hoặc gỗ.
Những người thợ lành nghề có thể khôi phục sứ của bạn và dán lại mặt kính bằng các vật liệu an toàn cho sức khỏe của bạn và tất nhiên để làm cho những thứ cũ trông mới hơn. Bạn cũng có thể khôi phục đồ nội thất bằng gỗ và thay thế ghế bọc ở những nơi này.
10. Nấu một món ăn cầu kỳ
Khi nấu ăn cho bản thân và gia đình, bạn có thể dành hàng giờ trên bếp với công thức nấu ăn mới. Nhưng nếu gia đình có khách, bạn không nên mạo hiểm thử sức nấu những món ăn mới, lạ và cầu kỳ.
Tốt hơn là bạn nên đặt các món ăn tại nhà hàng hoặc đầu bếp chuyên nghiệ thay vì cố gắng tự làm nó. Việc này giúp bạn giảm thời gian và đảm bảo không gặp sự cố khi nhà có khách.
8 thói quen bạn nên tránh vào buổi sáng
Dưới đây là 8 điều bạn nên tránh làm vào mỗi sáng sau khi thức dậy.
" alt=""/>10 điều bạn không nên tự làm tại nhà