Mượn tích câu chuyện dân gian Thằng Bờm, vở nhạc kịch kể về cậu bé Bờm mồ côi cha mẹ, gia cảnh nghèo khó nhưng ham học và sống rất bao dung. Bờm giúp mọi người công việc đồng áng, chăn trâu, cắt cỏ và được dân làng, nhất là nhóm bạn trẻ bao bọc, thương yêu.
Lợi dụng hoàn cảnh của Bờm, vợ chồng lão Phú ông, Phú bà tìm mọi cách ăn chặn tiền công của cậu bé. Với tấm lòng thiện lương cùng sự giúp đỡ của những người bạn tốt, Bờm đã khiến Phú ông phải nhận một bài học đích đáng cho lòng tham và sự nham hiểm của mình.
Vở diễn vẽ nên một bức tranh làng quê đầy màu sắc, yên bình với các bài hát, điệu múa, đối thoại vui nhộn, hài hước dành cho trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học.
Đạo diễn, NSƯT Lê Ánh Tuyết đã xây dựng thêm nhân vật Cô bói để truyền tải thông điệp về lòng nhân nghĩa, đạo làm người và bài học cho kẻ tham lam.
Để chuyển tải nội dung cốt truyện đến với các em thiếu nhi một cách mạch lạc, hấp dẫn, ê-kíp thực hiện đã chọn lọc từ kho tàng ca dao, tục ngữ, hò vè… mang đậm âm hưởng dân gian nhưng cách hòa âm, phối khí theo phong cách hiện đại. Kết hợp với các trò chơi trên sân khấu, ê-kíp mong muốn thông qua vở diễn giúp các em có tình yêu với văn hóa dân tộc.
"Điều này vô cùng quan trọng bởi thế hệ trẻ ít có điều kiện tham gia trò chơi dân gian, kém hiểu biết về kho tàng ca dao, tục ngữ được lưu truyền từ bao đời nhưng lại không có nhiều cách tiếp cận", NSƯT Lê Ánh Tuyết chia sẻ.
NSƯT Sĩ Tiến - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho hay, vở diễn nằm trong dự án Mùa hè yêu thương 2023 -chuỗi các trải nghiệm nghệ thuật mới mẻ không chỉ dành cho khán giả nhỏ tuổi mà còn thu hút sự đồng hành của phụ huynh nhằm thúc đẩy sự gắn kết, yêu thương trong gia đình và xã hội. Trong khuôn khổ dự án, Nhà hát Tuổi trẻ tiếp tục ra mắt vở kịch Chú mèo dạy hải âu bay.
Trích vở nhạc kịch "Giấc mơ của Bờm":
Xuyên suốt sự nghiệp, Djokovic luôn tìm kiếm mẫu HLV từng trải qua những thử thách và đỉnh cao tương tự như anh. Boris Becker, Andre Agassi, Goran Ivanisevic và giờ là Murray đều đáp ứng tiêu chuẩn đó. Tất cả từng vô địch Wimbledon. Ngoại trừ Ivanisevic, ba cái tên còn lại đều sở hữu nhiều hơn một danh hiệu Grand Slam.
Với đội ngũ huấn luyện, Djokovic cần một tiếng nói có trọng lượng, một người mà anh tôn trọng và có thể nói chuyện thoải mái với bầu không khí vui vẻ khi làm việc. Mọi thứ sẽ được duy trì cho đến khi xuất hiện sự ngột ngạt. Vài tháng sau khi chia tay Djokovic, Ivanisevic - người giúp tay vợt Serbia giành 12 Grand Slam trong sáu năm gắn bó - tiết lộ hồi tháng 3 năm nay rằng họ "đường ai nấy đi" đơn giản vì hết kiên nhẫn với nhau.
Nhà chồng tôi có 3 anh em. Anh trai chồng đã lập gia đình và ở cùng bố mẹ. Còn cô em gái đã theo chồng đi nước ngoài. Vợ chồng tôi vào Nam làm ăn nhưng không thuận lợi. Cuộc sống cũng không thấy phù hợp nên được khoảng 2 năm thì chúng tôi quay về Bắc.
Mẹ chồng tôi biết hoàn cảnh của 2 vợ chồng nên bảo chúng tôi cứ ở chung nhà với bố mẹ và anh chị cho vui, không phải tính chuyện mua nhà ở riêng làm gì cho tốn kém. Bố chồng tôi luôn thích con cháu ở chung, quây quần đông đúc nên vợ chồng tôi cũng làm theo ý gia đình.
Ngôi nhà của gia đình chồng khoảng 35m2, xây 2 tầng và 1 tum. Khi vợ chồng tôi về ở, gia đình đã cải tạo tầng 3 thành phòng ngủ. Căn phòng của chúng tôi mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh.
Tôi xin được việc kế toán ở một công ty nhỏ, lương 12 triệu đồng. Chồng làm tư vấn bán hàng nên thu nhập có tháng cao tháng thấp. Thời gian rảnh, tôi bán thêm hàng trên mạng để tăng thu nhập.
Cuộc sống khá thoải mái, chúng tôi cũng chưa phải làm việc gì cần đến số tiền lớn nên suốt thời gian dài tôi không hỏi mẹ về số vàng đã gửi. Tôi nghĩ cứ để mẹ giữ hộ đến khi nào cần thì lấy.
Sống cùng nhà chồng đông người, cũng có lúc va chạm phức tạp, căn phòng của hai vợ chồng giờ trở nên chật chội khi tôi sinh thêm em bé. Sắp tới con đầu lòng của tôi chuẩn bị vào lớp một, tôi bảo chồng xin bố mẹ mua nhà ở riêng cho thoải mái và xin học cho con vào trường tốt gần nhà.
Bố chồng có ý không hài lòng. Nhưng mẹ chồng là người tâm lý, yêu con thương cháu và cũng rất thực tế. Bà nói rằng bố mẹ không có điều kiện cho chúng tôi tiền mua nhà, nếu chúng tôi có kinh tế thì đến giờ mua ở riêng "cũng được rồi".
Thực ra, sau vài năm về nhà chồng, lễ Tết tôi thường đi chợ nấu ăn, lo chu đáo mọi việc. Nhà có giỗ, tôi cũng tự ý thức đi chợ, dậy nấu từ sớm lo cùng chị dâu.
Tôi nghe mẹ nói như vậy lấy làm vui lắm. Để có đủ tiền mua nhà, chồng nhắc tôi lấy vàng cưới ra bán. Tôi cứ nghĩ mọi chuyện đơn giản nhưng khi ngỏ lời xin lại vàng thì mẹ ruột tôi dùng dằng, không muốn đưa.
Tôi thấy lạ nên gặng hỏi, cuối cùng mẹ mới tiết lộ số vàng cưới của tôi hiện tại chỉ còn 1 cây. Mẹ nói bằng giọng mệt mỏi sau nhiều lần tôi thúc giục: "Nếu con cần gấp thì mẹ đi vay nóng mua vàng trả lại con".
Mẹ kể rằng mấy tháng trước, dì tôi xây nhà có hỏi vay tiền nên bà đã cho vay nửa cây vàng của tôi. Giờ tôi cần gấp, bà không biết nói với dì thế nào.
Trong khi đó, năm ngoái, mẹ đem mấy miếng vàng (tổng 1 cây vàng) của tôi đi cho người ta vay với mong muốn lấy lãi cao. Lãi chưa thấy đâu nhưng người vay thì đã trốn khỏi nơi cư trú.
Mẹ giấu tôi tất cả mọi chuyện. Tôi nghe vậy chỉ biết thở dài. Tôi càng áp lực hơn khi chồng liên tục hỏi chuyện vàng cưới.
Tôi biết không thể giấu anh lâu được, nhưng nói ra sự thật lại sợ tình cảm mẹ vợ con rể sứt mẻ. Tôi tính đi vay mượn bạn bè để bù vào nhưng tôi ngại khi anh phát hiện lại càng khó ăn nói.
Bây giờ tôi nên làm thế nào? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Độc giả Thanh Bình