Vì sao các 'ông lớn' xe máy còn thờ ơ với xe điện?
作者:Thế giới 来源:Giải trí 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-16 05:33:49 评论数:
Dung lượng thị trường xe máy Việt Nam được dự báo từ vài năm trở lại đây đang dần bão hòa,ìsaocácônglớnxemáycònthờơvớixeđiệlịch thi đấu bóng đá v-league với mức tăng trưởng mỗi năm dao động chỉ khoảng từ 3-5%. Tuy nhiên, vấn đề là dù mức tăng trưởng không còn cao, nhưng giá trị thị trường và quan trọng nhất là lợi nhuận nó mang lại đều ở hàng tỉ USD.
Theo nghiên cứu, giá trị thị trường xe máy tại Việt Nam hiện vào khoảng 120.000 tỉ đồng, chủ yếu nằm trong tay 5 "ông lớn" là Honda, Yamaha, Piagio, Suzuki và SYM. Năm 2018, Honda bán ra được 2,56 triệu chiếc, chiếm đến gần 76% thị phần và xây chắc ngôi đầu trên thị trường.
Mặc dù các "ông lớn" trên không công bố đều về lợi nhuận nhưng tổng lợi nhuận của thị trường xe máy hàng năm được dự báo cả tỉ USD, tương đương khoảng trên dưới 20.000 tỉ đồng.
Đơn cử trường hợp Honda Việt Nam, dù liên doanh này ít khi nào công bố rõ doanh thu và lợi nhuận ra bên ngoài một cách chính thức, song thông qua các bên trong liên doanh với những con số được công bố, các chuyên gia dự báo chỉ riêng lợi nhuận hàng năm của ông lớn này có năm lên đến hơn 1 tỉ USD.
Theo thông tin công khai của Tổng công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) – một bên trong liên doanh Honda Việt Nam, trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 23/1/2017, doanh nghiệp này được chia số cổ tức, lợi nhuận 10.117 tỉ đồng từ các liên doanh. Đóng góp phần lớn trong số này là 7.965 tỉ đồng lợi nhuận được chia từ liên doanh Honda Việt Nam. VEAM nắm giữ 30% vốn điều lệ tại Honda Việt Nam, chính từ đây các chuyên gia đưa ra ước đoán rằng tổng lợi nhuận của liên doanh này trong khoảng thời gian trên có thể lên tới hơn 25.000 tỉ đồng, tức vượt mức 1 tỉ USD.
Tiếp đến, trong 9 tháng đầu năm 2018, cũng thông tin công khai từ VEAM thì công ty này có khoản thu từ lợi nhuận trong liên doanh Honda Việt Nam lên đến 3.370 tỉ đồng trong tổng nguồn thu từ các liên doanh với Toyota, Ford và Honda là gần 3.500 tỉ đồng. Thị phần Honda Việt Nam chiếm 3/4 và nếu các thương hiệu còn lại chiếm 1/4 thì khoản lợi nhuận cũng có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Những con số trên dù chưa đầy đủ nhưng cũng phần nào giúp lí giải vì sao tất cả 5 "ông lớn" xe máy chạy xăng/dầu kể trên chưa mấy mặn mà hay nói chính xác hơn thậm chí còn đang lơ là trước thị trường xe điện.
Xét về dung lượng thị trường, lượng xe điện bán ra tại Việt Nam mỗi năm hiện ước đoán vào khoảng 500.000 chiếc trong đó gồm 400.000 chiếc xe đạp điện và 100.000 chiếc xe máy điện, với tổng giá trị khoảng trên dưới 10.000 tỉ đồng. Nếu so về cả giá trị thị trường và lợi nhuận, tất nhiên xe điện mang lại còn quá nhỏ bé so với thị trường xe máy chạy xăng dầu. Chính vì thế, về cơ bản các "ông lớn" vẫn giữ "nồi cơm" xe máy và nếu có lưu tâm xe điện thì cũng đang ở giai đoạn chuẩn bị chứ chưa chính thức triển khai ra thị trường.
Trong một sự kiện ra mắt mẫu xe tay ga chạy điện của Kymco tại Đài Bắc tháng 6/2018, chủ tịch tập đoàn này – ông Allen Ko – cho biết đang nghiên cứu về thị trường Việt Nam và sớm nhất là năm 2019 có thể lắp ráp tại nhà máy ở Bình Dương, và để triển khai một cách toàn diện phải mất từ 2-3 năm. Bởi sự khác biệt khi triển khai kinh doanh xe máy điện là phải xây dựng hệ sinh thái từ cửa hàng bán, trung tâm bảo hành, các trạm nạp năng lượng, trao đổi và cho thuê pin.v.v… tạo sự tiện lợi cho người dùng. Việc này đã và đang được VinFast triển khai sau khi chính thức bán ra thị trường 2 mẫu xe máy điện Klara.
Sau VinFast, mới đây thương hiệu Pega cũng cho ra mắt một số mẫu xe điện mới. Tuy nhiên nếu so về nguồn lực và cả về thương hiệu hỗ trợ, thì Pega khó mà sánh được với VinFast, đặc biệt là ở khả năng triển khai đồng bộ các hạ tầng và hệ sinh thái trên diện rộng.
Trên thực tế, khi 5 "ông lớn" càng lơ là, chậm chân đối với thị trường xe điện thì VinFast và các thương hiệu xe điện càng phải "cảm ơn" nhiều hơn vì như thế họ càng được rảnh tay triển khai kinh doanh ngành hàng này mà không có những đối thủ đáng kể gây khó. Thị trường xe máy vẫn còn béo bở vì sự chuyển đổi từ xe máy chạy xăng/dầu sang xe điện đang diễn ra khá chậm chạp, còn thiếu nhiều yếu tố thúc đẩy từ các sự đầu tư của doanh nghiệp và các chính sách của nhà nước. Và có lẽ, yếu tố chính sách thúc đẩy từ nhà nước cũng là vấn đề quan trọng để kích thích được các "ông lớn" xe máy nhập cuộc thị trường xe điện nhanh hơn dẫu rằng sự chuyển đổi sẽ là một xu thế tất yếu.
Dù thế nào thì bước đi tiên phong của VinFast trên thị trường xe điện cho thấy rõ một sự quyết tâm và đặc biệt là tầm nhìn dài hạn về nhu cầu và đón đầu xu thế để trở thành người dẫn dắt. "Chiếc bánh" xe điện hôm nay chỉ 10.000 hay 12.000 tỉ đồng nhưng nay mai và những năm tới có thể tăng nhanh lên vài chục ngàn tỉ đồng.
VinFast có thể không bao giờ là một "ông lớn" xe máy nhưng khả năng họ sẽ trở thành một "ông lớn" xe điện trong vài năm tới khi đã quyết tâm "tiên hạ thủ vi cường" (ra tay trước sẽ giành được lợi thế). Điều này rất đáng hoan nghênh và ủng hộ trong xu thế bảo vệ môi trường thời nay cần sự chung tay góp sức với chính quyền từ doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.