Thứ 7 vừa qua,ìsaoApplechịuthuachínhsáchkiểmduyệtcủaTrungQuốlịch am 2024 Apple xác nhận với báo giới việc công ty chính thức gỡ bỏ hàng loạt ứng dụng VPN trên App Store Trung Quốc trước các động thái thắt chặt chính sách sử dụng mạng của chính phủ đối với người dùng Internet. VPN là những ứng dụng có thể vượt "tường lửa" để vào các trang tin tức nước ngoài và mạng xã hội bị kiểm soát tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, hành động này của Apple khiến một số người băn khoăn việc có hay không gã khổng lồ chịu khuất phục dễ dàng trước hệ thống kiểm duyệt của Trung Quốc. Bởi trong cuộc đối đầu với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) năm 2016, công ty từng gây sốc vì lập trường táo bạo của mình khi cương quyết đứng về phía người tiêu dùng.
Tim Cook thừa nhận một cách bất lực: “Chúng tôi rõ ràng không hề muốn gỡ bỏ các ứng dụng này. Song nếu muốn việc gia nhập thị trường và phục vụ người dùng diễn ra thuận lợi, chúng ta buộc phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Dù muốn dù không việc hợp tác với chính phủ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu".
Ann Lee, giáo sư kinh tế tại Đại học New York, chuyên gia về Trung Quốc nhận định: “Trung Quốc đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Apple. Suy cho cùng đây vẫn là một công ty, không phải một tổ chức chính trị. Tôi tin rằng họ sẽ tiếp tục làm việc với chính phủ Trung Quốc để có thể kinh doanh tại đây”.
Tuy nhiên, chấp nhận thỏa hiệp đồng nghĩa với việc Apple đang đi ngược lại các giá trị cốt lõi của công ty từ xưa đến nay. Bất kể điều gì xảy ra, nếu Apple tiếp tục kinh doanh ở Trung Quốc, họ buộc phải tìm cách cân bằng giữa lợi ích cá nhân và sự kiểm soát của chính phủ, ngay cả khi công ty đang thúc đẩy một loạt các giá trị đầy tiềm năng, tự do và được yêu thích ở những nơi khác.
Ngoài ra, sức ép từ các công ty công nghệ trong nước như Tencent, Baidu hay Alibaba cũng khiến Apple phải suy nghĩ thận trọng trong từng đường đi nước bước tại Trung Quốc. Ví dụ tiêu biểu là WeChat (có công ty mẹ là Tencent) - ứng dụng nhắn tin lớn nhất ở Trung Quốc, với gần 900 triệu người dùng. Đây là một trong những công ty tuân thủ tốt nhất các chính sách kiểm duyệt nội dung của chính phủ. Các từ khóa hoặc thuật ngữ liên quan đến vụ thảm sát Thiên An Môn hay Tây Tạng đều bị cấm khi người dùng trò chuyện trên nền tảng này.
Vì vậy, nếu muốn “tranh thủ cảm tình” của chính quyền, Apple phải tự mình thay đổi, ít nhất là giống như WeChat.
Trên tất cả, Apple phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy sản xuất linh, phụ kiện của công ty đặt trụ sở tại Trung Quốc. Với sự đầu tư khổng lồ như vậy, Apple khó lòng từ bỏ thị trường 1,3 tỷ dân này.
Giáo sư Lee dự đoán: “Mỗi năm, hàng triệu người Trung Quốc ra nước ngoài để du học, du lịch hay làm việc. Việc kiểm soát thông tin hay hạn chế các ứng dụng VPN là không đủ. Chính phủ Trung Quốc có thể sẽ thay đổi cách tiếp cận nếu nhu cầu thông tin của người dân đủ mạnh”.
Tim Cook thì cho biết: “Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, những hạn chế sẽ được nới lỏng, vì sự sáng tạo rất cần sự tự do để hợp tác và phát triển”.
Đây sẽ là bài học đắt giá để các công ty nước ngoài khác noi theo trước khi muốn xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Theo Zing