您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Nhận định, soi kèo Toronto FC vs Real Salt Lake, 6h30 ngày 2/7
Kinh doanh3人已围观
简介 Chiểu Sương - 01/07/2023 06:00 Mỹ MLS ...
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
Kinh doanhHoàng Ngọc - 22/01/2025 03:08 Máy tính dự đoá ...
阅读更多Cặp song sinh nhà Angelina Jolie hiếm hoi xuất hiện
Kinh doanhTheo Daily Mail ngày 25/11, Knox và Vivienne, 16 tuổi, gây chú ý khi xuất hiện tại khu Lazy Acres, Los Feliz gần đây. Cả hai chọn trang phục thoải mái lúc xuống phố, không có vệ sĩ bên cạnh. Dung mạo trưởng thành của hai anh em gợi nhớ nhan sắc của "ông bà Smith" ngày trước. Trang tin nhận xét Knox giống bố thời trẻ khi để kiểu tóc cạo sát. ...
阅读更多Cặp đôi hôn nhau cuồng nhiệt trên máy bay như chốn không người
Kinh doanhHàng trăm bình luận chê trách cặp đôi này đã có hành vi không phù hợp trên chuyến bay.
Cuộc sống bên lề đường của cô gái Pháp 27 tuổi khiến nhiều người nhói lòng
Những người vô gia cư trên đất Pháp rốt cuộc đã sống một cuộc sống như thế nào?
">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo góc Feyenoord vs Bayern Munich, 3h00 ngày 23/1
- Xứ Huế đẹp tựa bức tranh Nhật Bản trong mùa điệp anh đào
- Cửa phòng khách sạn bị đập liên hồi, cô gái trẻ cầu cứu cảnh sát giữa đêm
- Cuộc đời công chúa duy nhất của nhà vua Nhật: Nỗi cô đơn được báo trước
- Nhận định, soi kèo Nữ San Luis vs Nữ Club Tijuana, 06h00 ngày 21/01: Chặn đà tiến chủ nhà
- Chợ đá quý tiền tỷ trong hẻm nhỏ
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1
-
Từ Thanh Thuý (SN 1993) và bức tranh em tự hoạ. Ảnh: Nguyễn Thảo Sinh ra ở một vùng quê nghèo của tỉnh Cần Thơ, Từ Thanh Thuý không may mắc chứng tự kỷ dạng nhẹ. Theo lời kể của ông bà, vì em mà bố mẹ mâu thuẫn. Mẹ bỏ đi khi em còn nhỏ. Năm em 10 tuổi, bố cũng bỏ đi nốt. Em sống với ông bà đến năm 16 tuổi rồi cũng bỏ nhà đi lang thang.
Người ta ‘bắt’ được em về, rồi ‘ký gửi’ lên một làng Trẻ em SOS ở TP.HCM. Em lại trốn ra ngoài, rồi lại bị ‘bắt’ về một trung tâm thanh thiếu niên khác - nơi dành cho trẻ em đường phố. Cứ như thế, thời niên thiếu của em là những lần bị ‘bắt’ về rồi lại bỏ đi lang thang cho tới khi em được gửi ra Đà Nẵng.
Lý giải cho những lần bỏ trốn của mình, em bảo, ở trong đó em bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt, thậm chí là ‘những đụng chạm nhạy cảm’ vì người ta thấy em 'lập dị', khác người.
Được gửi ra một trung tâm ở Đà Nẵng, em lại chạy trốn, rồi đi lang thang ở cảng cá cho đến khi được đưa về Trung tâm Nuôi dạy trẻ mồ côi Hoa Mai. Ở đây, em được yêu thương, chăm sóc từng bữa cơm, giấc ngủ.
Đó cũng là thời gian em bộc lộ rất nhiều hành vi của một đứa trẻ tự kỷ. Thấy em đang được điều trị can thiệp tâm lý, các thầy cô ở trung tâm ‘chiều chuộng’ em hết mực, không dám làm gì trái ý em. Nhưng cũng chính vì thế mà sau này khi rời khỏi trung tâm, em bị nhận xét là thiếu kỹ năng xã hội.
Mất 9 năm Thuý mới hoàn thành xong bậc học THPT. Năm 2017, em tốt nghiệp và đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành Tâm lý sư phạm, ĐH Sư phạm Đà Nẵng. ‘Em trượt NV1 nhưng không biết mình đã đỗ NV2. Lúc ấy, em khờ nên không biết đầy đủ thông tin. Em rút hết hồ sơ để đăng ký vào ĐH Quy Nhơn thì cũng may mắn đỗ’.
Em kể, suốt thời gian theo học ĐH Quy Nhơn, em tự lập về tài chính. ‘Em chọn học theo tín chỉ vào các ngày từ thứ 6 cho đến Chủ Nhật. Từ thứ 2 đến thứ 5 em đi làm cho một công ty chuyên viết phần mềm game ở Đà Nẵng. Công việc của em là kiểm tra xem lỗi ở đâu thì báo. Cứ 11 giờ tối thứ 5, em lại bắt xe khách từ Đà Nẵng đi Quy Nhơn. 6 giờ sáng thứ 6, em đi học ở trường. Đến tối Chủ Nhật lại bắt xe về Đà Nẵng để thứ 2 đi làm ở công ty’.
Thuý làm sổ tay 'handmade' để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Nguyễn Thảo ‘Rất may là công ty tạo điều kiện cho em linh động về thời gian để vừa học vừa làm. Hồi đó, thu nhập của em từ 6-10 triệu/tháng nên mấy ngày cuối tuần đi học ở Quy Nhơn, em toàn thuê nhà nghỉ’ - Thuý hớn hở khoe.
Kỳ học đầu tiên em cũng đạt kết quả khá tốt, ‘điểm tổng kết suýt thì đạt giỏi’. ‘Môn Triết em đạt 10 chấm, được các thầy cô khen có tư duy triết học’,Thuý khoe.
Nhưng sau một học kỳ, thấy không phù hợp ngành học, lại bị bạn bè trêu chọc vì khác biệt, em quyết định dừng học để ôn thi vào một trường đại học khác. Lần này, em nộp hồ sơ vào Học viện Phụ nữ Việt Nam ở Hà Nội.
‘Thời điểm đó, chỉ số trầm cảm của em rất cao vì em bị áp lực phải thi đỗ đại học’.
Theo nhận xét của nhiều người, khả năng tiếp thu kiến thức của Thuý rất tốt nên mặc dù sau một thời gian đã quên kiến thức, em học lại rất nhanh và vẫn đạt gần 17 điểm để đỗ vào trường.
Trong thời gian ôn thi ở Đà Nẵng, cơ duyên khiến Thuý biết đến chị Phan Lan Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em. Sau này, khi em đã nhập học và cảm thấy chưa thực sự hài lòng, chị Lan Hương là người đã gợi ý Thuý nộp hồ sơ sang ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn ngành Tâm lý học mà em vẫn mong muốn được theo học.
Sau vài tháng theo học ở Học viện Phụ nữ Việt Nam, Thuý tiếp tục thi vào hệ văn bằng 2 chuyên ngành Tâm lý học của ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn với điểm số cao - hơn 22 điểm.
‘Em luôn muốn học ngành Tâm lý học, một phần để hiểu vấn đề của mình hơn, phần khác là để giúp đỡ những bạn có cùng hoàn cảnh như mình’.
Hiện tại, Thuý đang sống ở ký túc xá của Học viện Phụ nữ Việt Nam, đi học các ngày trong tuần. Còn chương trình ở trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn thì học vào buổi tối. Thời gian rảnh như đợt được nghỉ học ở nhà chống dịch Covid-19 này, Thuý vẫn đều đặn đến lớp học dành cho trẻ tự kỷ của trung tâm để làm đồ thủ công, kiếm thêm thu nhập.
‘Ở đây, em được mẹ Hương nuôi ăn uống, được các cô dạy bảo kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử mà trước đây em không hề biết’, em kể.
Chị Phan Lan Hương - người đã cưu mang Thuý từ khi em ra Hà Nội học đại học. Ảnh: Nguyễn Thảo Nói về cô bé Thuý những ngày đầu tiên gặp mặt, chị Hương cười chia sẻ: ‘Hình ảnh đầu tiên khi Thúy đến đây là mặc váy ngắn, vô tư nằm dài trên ghế ngủ đến trưa’.
Chị bảo, trước khi gặp Thuý, chị đã ‘chat chit’ nhiều với cô bé ở trên mạng. Thuý tỏ ra rất nhanh nhẹn và bình thường cho đến khi chị được tiếp xúc trực tiếp. Chị phát hiện ra Thuý không hề được dạy những kỹ năng giao tiếp, ứng xử cơ bản. Em hành động và phản ứng như một đứa trẻ - thông minh nhưng ngờ nghệch và nhiều khi em khiến người khác khó chịu.
‘Điều đó cũng là dễ hiểu, bởi con đã có khá nhiều thời gian sống lang thang ngoài đường. Vì thế, những ngày đầu, con có nhiều hành vi kiểu ‘giang hồ’’.
Không những thế, lúc gặp chị, mặc dù đã học đại học, từng đi làm kiếm được tiền nhưng Thuý không hề biết giặt quần áo, nấu ăn, hay các kỹ năng chăm sóc cơ thể mình.
Sau đó, dần dần từng chút một, em được các cô giáo của trung tâm ‘nắn chỉnh’ từng hành vi, từng kỹ năng, không những để em có khả năng chăm sóc cho chính bản thân mình, mà còn khiến người đối diện không bị ‘sốc’.
Các cô kể vui rằng, đã có thời gian em còn ghét cả các cô vì hay bị các cô ‘chỉnh’ từ cách ngồi ăn cơm, gắp thức ăn như thế nào cho tới cách nói chuyện với mọi người...
Chị Thảo - một giáo viên của trung tâm, cũng là người đã gắn bó với Thuý từ những ngày đầu chia sẻ: ‘Bây giờ, con đã tiến bộ hơn rất nhiều so với trước đây. Thời gian đầu, con phản ứng mạnh với những chỉ dạy của các cô. Mặc dù biết mình bị ghét, nhưng mình vẫn phân tích cho con rằng nếu con không chịu trưởng thành thì ra ngoài xã hội, con sẽ là người chịu thiệt thòi. Dần dần, con cũng nghe ra và chấp nhận, thậm chí bây giờ còn rất yêu quý các cô’.
Bản thân Thuý thì tự nhận xét: ‘Hồi Tết em có về Đà Nẵng thăm mọi người ở trung tâm, được mọi người khen là trưởng thành, không bị chê vô duyên như hồi xưa nữa’.
Khi được hỏi bây giờ em mong muốn điều gì nhất, Thuý bảo em khá hài lòng với cuộc sống hiện tại. ‘Ở trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, em được mọi người yêu thương, chiều chuộng như em út. Các thầy cô cũng rất tâm lý và tạo điều kiện cho em học tập. Ở đây thì có mẹ Hương và các cô quan tâm’.
‘Em thích cuộc sống bình yên như thế này. Em được như ngày hôm nay là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều người. Em mơ ước sau này có thể giúp được nhiều bạn nhỏ giống như mình’.
Thuý và cô Thảo (trái) - người đã chỉ bảo em các kỹ năng sống khi tới lớp học dành cho trẻ tự kỷ của Trung tâm Nghiên cứu quyền trẻ em. Ảnh: Nguyễn Thảo Những cuốn sổ 'handmade' do Thuý và các em tự kỷ của trung tâm tự tay làm. Ảnh: Nguyễn Thảo Những chiếc túi vải do Thuý vẽ trang trí. Ảnh: Nguyễn Thảo Chuyện cảm động về cậu bé tự kỷ làm loạn trên máy bay
Cậu bé Braysen Keen, 4 tuổi đã ngồi xuống sàn máy bay và chơi với các tiếp viên hàng không suốt chuyến bay kéo dài vài giờ đồng hồ từ San Diego tới Houston (Mỹ).
" alt="Cuộc đời phiêu bạt của cô gái Cần Thơ đỗ 4 trường đại học">Cuộc đời phiêu bạt của cô gái Cần Thơ đỗ 4 trường đại học
-
Chiều 28/11, lực lượng cứu nạn đưa thi thể anh Nguyễn Văn Thành (31 tuổi, trú tại phường 9, TP Tuy Hòa, Phú Yên) lên bờ, bàn giao cho gia đình sau ba ngày nạn nhân rơi xuống vách núi hiểm trở ở Kỳ Co thuộc xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn. Cảnh sát đu dây trên vách núi cao 200 m đưa thi thể dưới vực lên
-
Anh Thạch Thảo Tâm Thương, 44 tuổi, quê Bến Tre, bị khiếm thị từ nhỏ, mưu sinh bằng nghề bán vé số hơn 21 năm nay. Hiện, anh đang ở trọ tại hẻm 405/6 đường Trường Chinh, Phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM. Chị Lê Thị Lan Hương - vợ anh Thương làm nhân viên massage ở Quận 1 cũng bị khiếm thị như chồng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vợ chồng họ phải tạm nghỉ công việc đang làm hai tuần.
Mất thu nhập, cuộc sống trở nên khó khăn hơn, nhưng anh Thương vẫn lạc quan, xem đây là khoảng thời gian được nghỉ, cùng vợ chăm cô con gái 6 tuổi.
Anh Thương bị khiếm thị từ nhỏ. Ảnh: Đoàn Nga. Người đàn ông quê Bến Tre cho biết, dù khiếm thị nhưng anh vẫn có thể đọc tin tức, dùng mạng xã hội… thông qua chương trình hỗ trợ đọc, viết cho người khiếm thị.
Ngày 1/4, việc cách ly xã hội bắt đầu được thực hiện, những người làm nghề bán vé số như anh Thương, làm nghề massage như chị Hương phải tạm nghỉ việc.
Trên trang cá nhân, anh Thương viết: '...Thủ tướng đã ra quyết định cho các công ty xổ số kiến thiết ngừng hoạt động từ ngày 1-15/4. Mình rất thông cảm và vui vẻ chấp nhận. Bởi vì khó khăn là khó khăn chung mà, đâu chỉ riêng ai?
Vì tình yêu nước, vì tình yêu nhân loại, sau đó là giữ cho gia đình bé nhỏ của mình, cá nhân mình, tuy là người khiếm thị, nhưng cũng xin được góp một phần sức mọn là tuân thủ theo lời của Thủ tướng: Không la cà đây đó để góp phần chống dịch được hiệu quả hơn.
Vợ chồng anh Thương cưới nhau được hơn 7 năm, kết quả tình yêu là cô con gái 6 tuổi. Ảnh: Đoàn Nga. Thật ra, mình đã nghỉ bán hơn một tuần nay rồi, từ khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khuyến cáo.
Các bạn bán vé số - đồng nghiệp của mình ơi! Mình biết các bạn buồn vì thất nghiệp lắm. Mình cũng như các bạn nè. Tiền nhà trọ sắp phải đóng tới nơi rồi, tiền sữa cho bé, rồi tiền ăn uống, ôi thôi đủ thứ là tiền. Mình cũng như các bạn thôi.
Nhưng thay vì buồn, chúng ta hãy vui vẻ chấp nhận. Hãy xem đây là cơ hội để chúng ta chung tay thể hiện tình yêu quê hương đất nước. Một con én nhỏ không thể làm nên mùa xuân, nhưng khi chúng ta chung tay lại thì mùa xuân sẽ đến.
Đất nước là quan trọng, cố gắng qua hết mùa dịch này rồi tiền bạc kiếm lại sau… Mình rất hy vọng sau cơn mưa trời lại sáng’.
Anh Thương cho biết, suốt 14 ngày qua, cả nhà anh tuân thủ những quy định của nhà nước là ở nhà, mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ.
Những ngày ở nhà, anh cùng vợ nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giúp con gái 6 tuổi, đang học lớp 1 học bài.
Trên trang cá nhân, anh thường xuyên chia sẻ những hình ảnh của gia đình cùng nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, hai vợ chồng cùng xem cô con gái đầu lòng học bài và những tin tức về dịch bệnh.
Anh cũng cho biết, những ngày qua, dù không có thu nhập, nhưng vợ chồng anh được hàng xóm giúp đỡ, khi mớ rau nấu canh, khi gói mì tôm pha ăn giữa trưa. Các mạnh thường quân, phía ủy ban phường thì đến tặng gạo, mì gói, dầu ăn, nước mắm…
Mới đây, anh đã nhận được 50 ngàn đồng/ngày/người do Chính phủ hỗ trợ cho người bán vé số thất nghiệp mùa dịch do UBND Quận 1 trao, vì vợ chồng anh có hộ khẩu ở đây.
‘Rất ấm áp. Vậy là, vợ chồng tôi có thêm tiền mua đồ ăn, sữa cho con rồi’, anh Thương hạnh phúc nói.
Ông Nguyễn Đức Hiếu, Chủ tịch UBND Phường 14 (quận Tân Bình) thì cho biết, vợ chồng anh Thương là người ngụ cư tại địa phương, được hỗ trợ kinh phí bảo trợ xã hội hàng tháng. Trong những ngày dịch bệnh, chính quyền địa phương cũng chăm lo cho anh và những người khó khăn các nhu yếu phẩm như: gạo, mì tôm… giúp họ vượt qua thời gian khó khăn này.
Ông lão vô gia cư được vợ chồng bà chủ ở Sài Gòn nhận nuôi
‘Vợ chồng tôi sẽ để chú làm việc tại cửa hàng, có trả lương và nuôi chú ăn ở. Nếu chú ấy ở đây không thoải mái, vợ chồng tôi sẽ thuê phòng cho chú ở’, chị Ngọc Hân nói.
" alt="Người bán vé số mù viết thư động viên đồng nghiệp giữa mùa dịch">Người bán vé số mù viết thư động viên đồng nghiệp giữa mùa dịch
-
Nhận định, soi kèo Dagon vs Hantharwady, 16h00 ngày 21/1: Trận cầu mãn nhãn?!
-
Mới đây, hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2017 – H’Hen Niê lại có chuyến về thăm bố, mẹ và gia đình ở Đắk Lắk. Trong chuyến đi này, cô về quê tranh thủ tận hưởng những giờ phút yên bình bên gia đình. Những ngày trở về, H'Hen Niê ăn mặc dân dã, chơi đùa cùng các cháu nhỏ và làm việc nhà phụ bố mẹ. Qua đây, người đẹp cũng đồng thời tiết lộ ngôi nhà sàn rộng rãi mà cả gia đình đang sinh sống, có chiều dài tận 41m. Thậm chí, hoa hậu phải dùng hai tay hai chổi thì mới quét xuể. Cô cho biết đó là cách nhanh nhất để hoàn thành công việc mà vẫn sạch tinh tươm.
H'Hen Niê dùng hai tay hai chổi mới quét nhanh được căn nhà dài 41m.
Chia sẻ của nàng hậu khiến dân mạng thích thú, đặc biệt ngôi nhà sàn rộng rãi gây ấn tượng với nhiều người. Được biết, đây chính là căn nhà được H'Hen Niê sang sửa cho bố mẹ sau thời gian lao động và tích góp. Hoa hậu từng chia sẻ với truyền thông, kinh phí mà cô bỏ ra dao động từ 500 - 600 triệu đồng.
Cận cảnh căn nhà của nàng hậu trước khi được "tân trang".
Điều đặc biệt là cô vẫn giữ kiểu dáng nhà sàn theo truyền thống quê hương. Đây không chỉ là sự yêu thích của bố mẹ H'Hen Niê, mà còn thể hiện tình yêu dân tộc được người đẹp gửi gắm. Chính điều này đã giúp Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam nhận được nhiều yêu mến từ khán giả.
Khi trở về bên gia đình, H'Hen Niê dường như rũ bỏ hào quang hoa hậu nơi phố thị, đúng chất người con của núi rừng. Cô mang gùi, đội nón lá, giản dị cùng mọi người ra thăm ruộng lúa. Hình ảnh của Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 một lần nữa gây sốt cộng đồng mạng.
Luôn trung thành với phong cách giản dị trong những khoảnh khắc đời thường nhưng nhiều người trong giới tiết lộ H’Hen Niê là một trong những cái tên đắt giá nhất hiện nay.
Mới đây nhất, cô được BTC Miss Universe Vietnam quyết định dành tặng vĩnh viễn chiếc vương miện "Empower" trị giá hơn 2.7 tỷ đồng.
Không chỉ là cái tên được săn đón ở các sự kiện, những show thời trang mà người đẹp Ê Đê cũng rất đắt show làm gương mặt đại diện cho các nhãn hàng, cùng với đó là những bản hợp đồng tiền tỷ.
Danh tiếng có được từ việc lọt top 5 Miss Universe giúp H’Hen Niê nhận được nhiều lời mời tham dự các sự kiện, trình diễn thời trang, đóng quảng cáo, làm đại sứ thương hiệu…đem về cho cô một khoản thu nhập không nhỏ.
H’Hen Niê hiện đang sống trong một căn hộ cao cấp tại trung tâm Sài Gòn.
Không thể phủ nhận, sức nóng từ chiếc vương miện đã mang đến nhiều cơ hội hơn trong công việc tới người đẹp. Vẻ ngoài hiện đại, lối sống tích cực cùng một câu chuyện đầy cảm hứng khiến H’Hen Niê được nhiều người yêu mến. Trong năm qua, những khoản thu "kếch xù" mang lại cho nàng Hậu và gia đình một cuộc sống sung túc hơn rất nhiều.
Các tỷ phú giàu nhất thế giới chọn sống trong những căn nhà bình dị
Sở hữu khối tài sản trong mơ nhưng thay vì sống trong những dinh thự xa hoa, nhiều tỉ phú lại lựa chọn ngôi nhà khiêm tốn.
" alt="Bất ngờ trước ngôi nhà sàn dài 41m ở Đắk Lắk của hoa hậu H'Hen Niê">Bất ngờ trước ngôi nhà sàn dài 41m ở Đắk Lắk của hoa hậu H'Hen Niê