Việc chuyển đổi sử dụng mục đích rừng nằm rải rác trên nhiều vị trí để làm công trình, đường nội bộ, giao thông trong dự án nhằm phát triển kinh tế dự án và thúc đẩy phát triển địa phương.
Việc chuyển đổi rừng thuộc các công trình, hạng mục trong dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Vì thế, doanh nghiệp kiến nghị chuyển đổi 5,3ha rừng thông chức năng phòng hộ trong Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm để làm khu nghỉ dưỡng là đảm bảo các quy định của pháp luật, được pháp luật cho phép.
Ngoài ra, theo ông Châu, vấn đề doanh nghiệp xin chuyển mục đích đất để thực hiện chương trình dự án thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh Lâm Đồng. Sở NN-PTNT được giao chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan thẩm định, tham mưu đề xuất UBND tỉnh và trình HĐND tỉnh quyết định.
Trao đổi với P.V VietNamNet tối 11/7, đại diện Công ty Sacom Tuyền Lâm cho biết, trong 5,3 ha rừng trồng sau chuyển đổi sử dụng với mật độ thấp. Đồng thời, sau khi chính quyền có chủ trương giảm mật độ xây dựng trong Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, Sacom Tuyền Lâm đã đã điều chỉnh giảm 50% công trình biệt thự nghỉ dưỡng.
Những công trình biệt thự đã xây dựng nhưng không phù hợp với cảnh quan đã được đơn vị xử lý để cảnh quan xung quanh phù hợp với quy hoạch.
Trước đó, ngày 26/6, Công ty cổ phần Sacom Tuyền Lâm có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng xin chuyển đổi 5,3 ha rừng thông chức năng phòng hộ để làm khu nghỉ dưỡng cao cấp tại các phân khu số 7, số 8 Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm.
Vị trí rừng xin chuyển đổi nằm ở tiểu khu 162B (phường 4), tiểu khu 266B (phường 3, TP. Đà Lạt) và tiểu khu 268 xã Hiệp An (huyện Đức Trọng) nằm trong khu vực mà Sacom Tuyền Lâm đã thuê theo các quyết định vào năm 2010, 2016, 2021.
Diện tích rừng đề nghị chuyển mục đích sử dụng là 5,3ha. Theo hiện trạng rừng năm 2023, toàn bộ diện tích rừng xin chuyển đổi là đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quan TP. Đà Lạt.
Theo quyết định của Thủ tướng vào năm 2004, khu vực này là đất rừng phòng hộ môi trường cảnh quan TP Đà Lạt. Trữ lượng gỗ theo khảo sát là hơn 1.200 m3. Doanh nghiệp xin được nộp tiền cho diện tích xin chuyển đổi do không có điều kiện trồng rừng thay thế theo quy định.
Các điều kiện, giấy phép cho hoạt động xây dựng hạ tầng ở Peru cũng khó khăn hơn nhiều so với những thị trường mà Viettel từng đầu tư. Vì vậy, Peru thiếu mất một điều vốn là thế mạnh của Viettel tại mọi thị trường: Bitel khai trương khi chưa có hạ tầng viễn thông lớn nhất tại đây.
Hoàn cảnh ra đời không thuận lợi khiến cuộc đầu tư của Viettel tại Peru vấp phải vô số sự hoài nghi và không thiếu lời khẳng định rằng tập đoàn đến từ Việt Nam khó có thể sống được ở xứ Nam Mỹ.
Tuy nhiên, những người đưa ra nhận định đó không nhìn thấy được mảng thị trường còn bỏ trống. Khi ấy, vùng phủ sóng 3G vẫn chỉ tập trung ở thành phố lớn mà chưa được phủ tại vùng nông thôn. Và ở một số vùng núi cao, rừng núi hiểm trở như khu vực rừng rậm Amazon, đến sóng di động 2G còn chưa có.
Điều khó tin đã xảy ra. Tháng 10/2016, sau 2 năm kinh doanh, Bitel công bố có lãi. Đây thực sự là cú bất ngờ đối với mọi dự đoán và phân tích, khi mà Entel - nhà mạng thuộc Top 4 tại Peru, đã đầu tư 10 năm nhưng vẫn lỗ.
Cùng với bức tranh tươi sáng của con số tài chính, Bitel còn trở thành nhà mạng được yêu thích nhất tại Peru - theo điều tra của công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Arellano vào tháng 6/2019. Số liệu điều tra cho thấy, khách hàng hài lòng với dịch vụ mạng 4G chất lượng tốt, giá cước cạnh tranh và chăm sóc chu đáo của nhà mạng Bitel.
Cũng vào năm 2019, Bitel chính thức trở thành mạng cáp quang lớn nhất Peru với 26.000km, gấp 15 lần so với nhà mạng đứng thứ 2. Như vậy, Tập đoàn đến từ Việt Nam đã xây dựng được hệ thống hạ tầng di động vượt xa đối thủ, giống như mọi thị trường mà họ từng đặt chân đến. Từ một “tay chơi” bị đánh giá là không có cửa sống, Bitel mở rộng thị trường và vươn lên chiếm hơn 16% thị phần.
Những người Việt chinh phục vùng sâu nhất của rừng Amazon
Những câu chuyện của Viettel không dừng lại ở đó. Mới đây, một sự kiện chưa từng có trong lịch sử viễn thông Peru đã xảy ra: Vùng sâu nhất của rừng rậm Amazon đã được phủ sóng di động và sóng di động duy nhất đó là từ Bitel.
Kế hoạch phủ sóng 04 trạm thuộc lưu vực sông Amazon nhánh sông Tigre đã được Bitel cho phép triển khai từ cuối tháng 02/2020 rồi bị hoãn lại do dịch Covid-19. Tuy nhiên, do Peru mất kiểm soát dịch bệnh, tình hình Covid-19 được dự báo vẫn tiếp tục kéo dài nên không thể chờ đợi mãi, Bitel quyết tâm triển khai lắp đặt phát sóng tại đây vào đúng dịp Noel.
![]() |
Các thiết bị lắp đặt trạm BTS của Bitel đều phải vận chuyển bằng đường sông. |
Trong điều kiện bình thường thì cuộc chinh phục vùng sâu nhất của Amazon vốn đã đầy thử thách khi Bitel chỉ có 6 nhân sự chính (gồm 2 đội trưởng người Việt), đem theo một khối lượng máy móc thiết bị rất lớn và di chuyển bằng đường sông dài 600km. Với mỗi điểm đến, đội kỹ thuật chỉ có thời gian từ 2 – 2,5 ngày để lắp trạm BTS, viba và tích hợp phát sóng. Thời điểm thi công rơi đúng vào mùa mưa lớn.
Khó khăn nhân lên gấp bội trong hoàn cảnh các ca mắc Covid-19 gia tăng không ngừng. Vào thời điểm tháng 12/2020, Peru đứng top 5 thế giới về số ca mắc Covid-19, nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên sông. Tàu thuyền bị cấm qua lại. Để có thể di chuyển đến các trạm lắp đặt, đội kỹ thuật đã phải tuyên truyền rất kỹ cho người dân bản địa về Covid và chứng minh mình khỏe mạnh, đã xét nghiệm Covid đầy đủ thì mới được vào làm.
Bên cạnh đó, tại nơi sâu nhất của rừng rậm, người bản địa dùng ngôn ngữ thổ dân cũ nên đội Bitel phải mất thêm thời gian, chi phí để thông qua trung gian là trưởng làng làm phiên dịch, tìm thuê nhân công tại chỗ.
![]() |
Trạm phát sóng di động của Viettel Peru ở khu vực sâu nhất của rừng già Amazon. |
Tuy nhiên, vượt qua mọi thử thách, đội ngũ Bitel lại tiếp tục tạo nên một điều kỳ diệu. 04 trạm phát sóng được dựng lên đã đem sóng di động và Internet đến vùng sâu nhất giữa rừng Amazon, sau đó phổ cập Internet cho trường học mà chủ yếu là cho những thổ dân sinh sống ở vùng sâu tại khu vực này. Tiếp theo, việc phát sóng thành công 04 trạm giúp triển khai được luồng truyền dẫn vào khu khai thác dầu khí tại khu vực Trompeteros.
Thử thách phủ sóng di động và Internet ở nơi sâu nhất của rừng rậm Amazon minh chứng cho chiến lược nhất quán của Viettel ở mọi thị trường mà Tập đoàn này đầu tư: Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội. Ở Việt Nam hay các thị trường quốc tế, Viettel luôn chủ động và tích cực sử dụng thế mạnh của mình để giải quyết những thách thức phát triển của xã hội – trong đó có những công việc mà có rất ít công ty muốn làm.
Thu Hà
" alt=""/>‘Đêm trước’ của chuyện sóng di động Viettel tới nơi sâu nhất vùng rừng rậm AmazonTheo ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, hiện Thành phố đang triển khai rất nhiều dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đặc biệt có những dự án tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí bồi thường chiếm tỷ lệ từ 50% đến 70%.
Để thực hiện các dự án nói trên, nhu cầu về vốn trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rất lớn. Tuy nhiên, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư của TP.HCM còn hạn chế do phải điều tiết, phân bổ cho các dự án trọng điểm như Vành đai 3, chống ngập, tuyến Metro số 2…
Ông Thắng cho rằng, thay vì phải bỏ ra kinh phí rất lớn để đầu tư các dự án nêu trên thì cần dùng “đòn bẩy” kinh tế bằng cách sử dụng quỹ đất và công cụ quy hoạch để hình thành các khu đất tái định cư.
Người bị thu hồi đất sẽ được bồi thường cùng loại đất. Nếu khác loại đất thì sẽ được hoán đổi theo tỷ lệ tương ứng và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm triển khai dự án.
Theo Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, các giải pháp nói trên mang lại hiệu quả kinh tế cao, Nhà nước không cần phải chi một số tiền quá lớn để đầu tư cùng lúc nhiều công trình, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn chế.
Phương thức bồi thường bằng đất ở hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật là rất cần thiết. Giúp điều tiết giá trị tăng thêm cho người bị thu hồi đất, rút ngắn thời gian khâu giải phóng mặt bằng, hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và người dân. Ngoài ra, khắc phục tình trạng các dự án treo, dự án bị kéo dài nhiều năm.