Cùng với cáp IA, một tuyến cáp biển khác là Asia Pacific Gateway (APG) cũng đã được sửa chữa, khắc phục xong sự cố vào ngày 27/2. Như vậy, sau gần 3 tháng gián đoạn dịch vụ do gặp sự cố trên 2 hướng cáp kết nối đi Nhật và Hong Kong (Trung Quốc), tuyến cáp biển APG hiện đã khôi phục hoạt động bình thường.
Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, tuyến cáp APG có chiều dài khoảng 10.400 km, với các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Với việc cả 2 tuyến cáp biển quốc tế IA và APG đã sửa chữa xong lỗi, khôi phục dung lượng trên tuyến, áp lực đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế cho người dùng của các nhà mạng đã giảm đáng kể. Bởi lẽ, thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất tuyến cáp Asia America Gateway (AAG) chưa khắc phục xong sự cố, bị gián đoạn dịch vụ.
Là tuyến cáp quang biển kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, AAG được đưa vào vận hành chính thức từ tháng 11/2009. Những năm qua, tuyến cáp AAG thường xuyên gặp sự cố, hoặc được bảo trì, khiến cho việc liên lạc và trao đổi thông tin đi nước ngoài của người dùng Việt Nam như dịch vụ web, email, video, mạng xã hội… đi quốc tế bị chậm.
Lần gần đây nhất, cáp AAG gặp sự cố vào tối 22/10/2021. Sự cố gây mất toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến. Khi đó, đơn vị quản lý tuyến cáp dự kiến lỗi cáp sẽ được khắc phục xong vào giữa tháng 12/2021.
Tuy nhiên, sau đó các ISP tại Việt Nam đã liên tục nhận được thông báo lùi thời gian sửa chữa. Đến 15h ngày 29/12/2021, lỗi trên nhánh cáp kết nối hướng Singapore của tuyến AAG đã được khắc phục xong. Trong khi đó, sự cố xảy ra trên nhánh cáp S1I hướng kết nối đi Hong Kong (Trung Quốc) với 3 điểm lỗi hiện vẫn chưa được sửa. Theo lịch mới nhất, thời điểm hoàn thành việc khắc phục các lỗi trên nhánh S1I của tuyến cáp AAG là ngày 13/3/2022.
Vân Anh
Ngoài 2 tuyến cáp quang biển quốc tế AAG và APG vẫn đang gián đoạn dịch vụ do gặp sự cố trong năm ngoái, hiện còn có thêm tuyến cáp Liên Á (IA) cũng bị lỗi, phải bảo dưỡng để khắc phục.
" alt=""/>Sửa xong 2 trong 3 tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cốTheo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), 57 ca Covid-19 mới có 49 ca là các trường hợp tiếp xúc với các bệnh nhân đã được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong toả; 8 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
HCDC thông tin thêm, 49 trường hợp tiếp xúc có 47 trường hợp thuộc 4 chuỗi lây nhiễm lớn của TP là chuỗi lây tại chợ đầu mối Bình Điền (19); chuỗi lây liên quan cửa hàng Ngọc Hà, Quận 1 (14); chuỗi lây nhiễm tại chợ Sơn Kỳ (6); chuỗi Ehome (8).
2 trường hợp liên quan bệnh nhân 12565 và 8 trường hợp được phát hiện qua khám sàng lọc, đang điều tra dịch tễ gồm cư trú quận 7 (3); quận 8 (2); quận 12 (1), Bình Chánh (2).
Tính từ ngày 27/4 đến nay, tại TP.HCM ghi nhận 2.291 ca Covid-19, hiện đang đứng thứ 2 nước về số ca nhiễm.
HCDC cho biết từ 0h ngày 20/6, Thành phố thực hiện chỉ thị 10 của UBND TP.HCM. Người dân cần tuân thủ đúng các quy định theo chỉ thị này, chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh theo thông điệp 5K của Bộ Y tế khi ra khỏi nhà.
Từ ngày 1/6 bất kể khung giờ nào, nếu ai từng đến 4 khu chợ sau: chợ đầu mối Hóc Môn; chợ Bình Điền quận 8; chợ Sơn Kỳ quận Tân Phú; chợ Khu phố 2, phường An Lạc, quận Bình Tân thì liên hệ ngay Y tế địa phương để được hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM
Trong 12 giờ qua, TP.HCM ghi nhận thêm 136 ca Covid-19, trong đó có 9 trường hợp được phát hiện qua khám sàng lọc.
" alt=""/>Sáng 25/6 TP.HCM ghi nhận thêm 57 ca Covid