Từ những ngày đầu mới nổi tiếng, MCK trung thành với kiểu trang phục gắn liền với văn hóa hip hop như áo phông, áo hoodie (áo nỉ có mũ) rộng, quần thụng, điểm xuyết chút phụ kiện để tạo điểm nhấn. Rapper Hà thành từng đặc biệt dành sự chú ý cho Bape - thương hiệu thời trang đường phố của Nhật Bản.
MCK mặc các thiết kế của Bape là điều dễ hiểu khi đây là một trong những thương hiệu có mối liên hệ chặt chẽ với nhạc rap. Các rapper đình đám trên thế giới như Kanye West hay Pharrell cũng từng gắn liền với nhãn hàng đến từ xứ hoa anh đào này.
Tuy nhiên, hình ảnh bụi phủi pha lẫn chút tinh nghịch của MCK sớm biến mất khi anh bắt đầu thay đổi hình tượng. Một trong những việc đầu tiên anh làm là đổi sang tủ đồ tông đen.
Đầu năm nay, sự xuất hiện của chàng trai sinh năm 1999 tại một sự kiện trao giải đã làm dấy lên nhiều làn sóng tranh cãi.
Lý do đến từ việc anh diện kiss boots - đôi giày cao gót tạo nên tiếng vang lớn cho Rick Owens, trông nổi bật hơn hẳn dàn sao đứng cùng. Tổng giá trị các thiết kế của Rick Owens anh mặc khi đó được ước tính không dưới 100 triệu đồng. Vì diện mạo này, anh bị nhận xét là "kẻ lập dị", "ngông cuồng".
Giữa tháng 7, chủ nhân ca khúc Chìm sâu tiếp tục trở thành tâm điểm chú ý khi đi biểu diễn với khuôn mặt không có lông mày, mặc áo ba lỗ bó sát dáng dài, quần jeans thụng và tạo điểm nhấn bằng chiếc vòng cổ choker nạm đinh. Đây cũng là những sản phẩm mang đậm chất riêng của Rick Owens.
Hình tượng lạ lẫm MCK theo đuổi khiến cộng đồng mạng đặt lên bàn cân so sánh anh và các rapper khác trong nước. Một số người cho rằng, không phải cứ làm rapper là ăn mặc theo kiểu chẳng giống ai. Tuy nhiên, hành trình theo đuổi phong cách "dị" của MCK không đơn độc.
Nhiều rapper nổi tiếng trên thế giới cũng yêu thích và thể hiện sự tôn trọng đối với Rick Owens thông qua lời bài hát. Trong bản hit năm 2011 của A$AP Rocky - Peso, nam rapper hát câu: "Rick Owens là những gì tôi thường mặc". Sản phẩm của nhà thiết kế này ngày càng được thanh thiếu niên ưa chuộng là do bối cảnh nhạc rap, theo tờ The Pony Express.
" alt=""/>Giải mã phong cách "lập dị" gây tranh cãi của rapper MCKÔng Duy đánh giá nhu cầu về phát triển ngành trồng dâu nuôi tằm trong nước và quốc tế rất lớn. Nhiều địa phương, nhất là khu vực miền núi phía Bắc (Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc) đã chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm.
Ông dẫn chứng, các địa phương có diện tích chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm cho thu nhập hằng năm khoảng 250-300 triệu đồng mỗi ha. "Như vậy hiệu quả rất lớn so với đất trồng lúa. Trồng dâu nuôi tằm có thể trên đất lúa, đất dốc, đồi... vẫn phát triển tốt", ông chia sẻ.
Thực tế, trồng dâu nuôi tằm giá trị kinh tế cao, hiệu quả cho môi trường. Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Hợp tác xã Nấm Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) cho biết trong quá trình khôi phục nghề dâu tằm để lấy nguyên liệu sản xuất đông trùng hạ thảo, hợp tác xã của ông đã tận dụng, sử dụng nguồn vỏ kén tằm phục vụ dệt thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề, nơi phát triển vùng nguyên liệu. Ông mong muốn cơ quan chức năng cấp tín chỉ carbon cho lĩnh vực trồng dâu nuôi tằm để nông dân có thêm thu nhập từ bảo vệ môi trường, hướng tới nông nghiệp xanh.
Tín chỉ carbon (Carbon credit) là một loại hình giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Ở khía cạnh này, Bộ trường Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đánh giá, đầu tư thêm phân bón hữu cơ, an toàn sinh học... quy trình trồng dâu nuôi tằm phát thải rất thấp, thậm chí có thể hướng tới phát thải ròng bằng 0.
"Chúng tôi sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đưa ra công cụ đo kiểm mức phát thải CO2 trong trồng dâu nuôi tằm và có biện pháp để quá trình canh tác đạt mức phát thải ròng thấp nhất", Bộ trưởng Duy nói.
Trên cơ sở nghiên cứu, các đơn vị liên quan sẽ xây dựng công thức cấp tín chỉ carbon và giao dịch tín chỉ với diện tích trồng dâu nuôi tằm. Việc này góp phần vào mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.