Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân
Ông Quân cho rằng, việc đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội là khâu đột phá. Mọi giải pháp từ nâng cao chất lượng, đẩy mạnh tự chủ trong đào tạo giáo dục nghề nghiệp chung quy lại đều nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải có sự tham gia của doanh nghiệp.
"Không một quốc gia nào trên thế giới có thể đào tạo ra những con người khi ở trong trường đã có khả năng làm được ngay những việc doanh nghiệp cần mà không có sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đó", thứ trưởng Lê Quân nói.
Chính sự hợp tác với nhà trường đã giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu, từ đó giúp doanh nghiệp hợp tác với nhà trường để thiết kế chương trình đào tạo; phối hợp tìm kiếm ứng viên vào học đáp ứng yêu cầu đào tạo; tham gia sâu vào quá trình đào tạo.
Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ xử lý được bài toán có lao động sớm và đáp ứng ngay nguồn nhân lực thỏa mãn đầy đủ yêu cầu.
Ông Quân nhấn mạnh, việc dạy nghề khác với giáo dục đại học. Giáo dục đại học tập trung vào việc đào tạo ra những con người có khả năng phân tích, tổng hợp, có tư duy để đổi mới sáng tạo và giải quyết các vấn đề. Sinh viên tốt nghiệp đại học thường phải mất một thời gian để hội nhập, thử việc và qua vài năm mới có thể giải quyết được bài toán thực tiến phát sinh.
Trong khi đó, giáo dục nghề nghiệp lại tập trung vào việc cung ứng nhân lực mà doanh nghiệp đang cần. Do đó, quá trình này tập trung nhiều hơn về đào tạo kỹ năng.
“Như vậy, so với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có một lợi thế rất lớn trong hợp tác với doanh nghiệp. Chỉ có hợp tác với trường nghề doanh nghiệp mới có nhân lực để giải quyết được bài toán này”, ông Quân nói.
Đại diện lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội cho hay, tiến tới phải chấm dứt tình trạng doanh nghiệp không hài lòng, kêu ca về chất lượng đào tạo của trường nghề. Doanh nghiệp cần xác định việc phát triển nguồn nhân lực là trách nhiệm và cũng là quyền lợi của doanh nghiệp.
"Chỉ có chủ động, doanh nghiệp mới có con người. Chủ động đến và hợp tác với trường nghề để chuẩn bị nguồn lực cho mình, chỉ có khi ấy doanh nghiệp mới hài lòng. Còn nếu doanh nghiệp chỉ đứng ngoài để tuyển dụng lao động thì sẽ gặp rất khó khăn, thậm chí là không tuyển dụng được", thứ trưởng Lê Quân nói.
Về phía nhà trường nghề, ông Quân cho rằng, thời gian tới nếu nhà trường không hợp tác với doanh nghiệp thì trường nghề sẽ không sống và không phát triển được. Trường nghề không thể mãi trông chờ vào nguồn lực đến từ ngân sách nhà nước được.
“Chỉ khi nhà trường và doanh nghiệp cùng có động lực và cùng có áp lực thì mới có thể bắt tay vào làm việc và làm có hiệu quả được. Ngoài ra, không thể có một hợp tác trên giấy mang tính hình thức được. Hợp tác phải gắn với lợi ích. Nếu không giải quyết được bài toán lợi ích thì sẽ không có hợp tác thực chất”, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Quân khẳng định.
Trường Giang
Nằm trong chuỗi hoạt động của Diễn đàn quốc gia nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, triển lãm ảnh và thiết bị đào tạo giáo dục nghề nghiệp đang được trưng bày tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam, Mỹ Đình, Hà Nội.
" alt=""/>“Không hợp tác với doanh nghiệp, trường nghề sẽ không thể ‘sống’ được”Khi đến Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh nhân đã trải qua hơn 6 giờ kể từ lúc khởi phát triệu chứng. Qua thăm khám, thực hiện chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ nhận định bệnh nhân bị tắc động mạch não giữa. Người bệnh được can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ ngay sau đó.
Bệnh nhân đã xuất viện, bác sĩ yêu cầu ông bỏ thuốc lá, tuân thủ uống thuốc theo hướng dẫn nhằm phòng ngừa nguy cơ tái phát đột quỵ.
Thực tế, nhiều năm qua, các bác sĩ liên tục cảnh báo việc dùng kim hay dao chích vào đầu ngón tay cho chảy máu là cách sơ cứu sai với người bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn thường áp dụng cách làm phản khoa học này khiến bệnh nhân đột quỵ mất cơ hội cấp cứu kịp giờ vàng.
Bác sĩ Thắng khẳng định chưa có bằng chứng về việc cấp cứu cho người bị đột quỵ bằng cách chích máu từ đầu ngón tay. Nguyên tắc vàng là tính thời điểm để can thiệp, giúp bệnh nhân đột quỵ thoát nguy cơ tử vong cũng như tàn phế.
Theo bác sĩ Thắng, động tác đầu tiên khi gặp người bị đột quỵ là đưa đến bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ và gần nhất. Mỗi phút trì hoãn, hai triệu tế bào não sẽ chết và không thể phục hồi được. Do đó, thời gian nhập viện càng sớm, khả năng cấp cứu đột quỵ thành công càng cao.
Phát hiện sớm cơn đột quỵTheo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Trưởng đơn vị đột quỵ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, để phát hiện sớm cơn đột quỵ, cần dựa vào những dấu hiệu ban đầu theo quy tắc FAST.
F - Face (liệt mặt): Người bệnh có thể bị liệt một bên mặt với biểu hiện méo miệng, nhân trung bị lệch, thể hiện rõ nhất khi há miệng hoặc cười.
A - Arm (liệt cánh tay): Người bệnh cử động khó hoặc không thể cử động một tay hoặc tay chân một bên cơ thể. Khi yêu cầu người bệnh giơ 2 tay lên sẽ thấy một bên không giơ hoặc không giữ lại được.
S - Speech (nói chuyện): Người bệnh khó nói, phát âm không rõ, nói dính chữ, nói ngọng bất thường, hoặc không hiểu lời nói.
T - Time (thời gian): Tranh thủ tối đa thời gian gọi xe cứu thương ngay đưa người bệnh đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, có thể ghi nhớ: "Méo cười, ngọng nói, xuôi tay - Mau gọi cấp cứu, đi ngay, đừng chờ".
" alt=""/>Nhập viện với vết dao lam cứa sâu sơ cứu đột quỵ vì làm theo 'thầy thuốc online'TIN BÀI KHÁC