Siêu máy tính dự đoán Man City vs Real Madrid, 03h00 ngày 12/2
本文地址:http://live.tour-time.com/news/23d990167.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Vissel Kobe vs Shanghai Port, 17h00 ngày 11/2: Không trả được nợ
Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (dưới đây gọi là Hiệp hội), trên cơ sở tập hợp ý kiến rộng rãi của các trường thành viên, đã kiến nghị lên các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước một số vấn đề về sửa đổi Luật Giáo dục.
![]() |
"Hệ thống giáo dục quốc dân phải là một hệ thống giáo dục mở, gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên..." |
Theo đó, để sửa chữa những khiếm khuyết của các luật về giáo dục, trước hết cần điều chỉnh lại kết cấu của các dự luật, bổ sung nhiều nội dung mới cũng như sửa chữa những nội dung được cho là không chính xác.
3 vướng mắc
Theo Hiệp hội, Nghị quyết số 29 ban hành đã gần 4 năm nhưng nhiều nội dung quan trọng vẫn chưa đi được vào cuộc sống do vướng với khá nhiều các qui định đã không còn phù hợp ở các luật về giáo dục, bao gồm Luật Giáo dục, Luật GDĐH và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Những vướng mắc này chủ yếu rơi vào ba cụm vấn đề: Hệ thống giáo dục quốc dân; Quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; Trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của cộng đồng xã hội đối với giáo dục, đặc biệt đối với giáo dục đại học, thể hiện quan điểm xã hội hóa toàn diện về giáo dục.
Điều Hiệp hội cho rằng “đặc biệt lo lắng” là Hệ thống giáo dục quốc dân thể hiện ở các luật về giáo dục hiện hành bộc lộ quá nhiều khiếm khuyết mà nếu không được sửa kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai gần của giáo dục Việt Nam, tới cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam.
Cụ thể, trước hết phải nói hệ thống đó đi ngược lại một loạt định hướng quan trọng của Nghị quyết 29 như: Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng giáo dục mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, phấn đấu đến năm 2020 có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học phổ thông và tương đương; Định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông; Thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng – thực hành; Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.
Do vậy để tháo gỡ những vướng mắc đang gặp khi triển khai Nghị quyết 29 cần sớm bổ sung, sửa chữa các luật này.
Phải chỉnh sửa Luật Giáo dục trước
Trong việc bổ sung, sửa đổi các luật về giáo dục Hiệp hội lưu ý lĩnh vực giáo dục và đào tạo lại đồng thời chịu sự điều chỉnh của cả 3 luật: Luật Giáo dục, Luật Giáo dục Đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Để tránh sự bất nhất ở cả 3 luật điều chỉnh thì logic tất yếu là Luật Giáo dục cần phải được chỉnh sửa trước để định hướng cho việc chỉnh sửa tiếp theo của các luật giáo dục chuyên ngành. Ít ra là phải sửa đổi cùng một lúc với sự xem xét đồng bộ nhất quán.
Việc chỉnh sửa độc lập tách biệt cả 3 luật là không hợp lý, lại càng không thể chấp nhận việc sửa đổi các luật “chuyên ngành” trước "luật mẹ" (tức Luật giáo dục) như đã từng làm thời gian qua.
Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam đề nghị |
Hiệp hội đề nghị hệ thống giáo dục quốc dân ở Luật Giáo dục cần được sửa đổi như sau:
- Hệ thống giáo dục quốc dân phải là một hệ thống giáo dục mở, gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
- Các phân hệ và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục tiểu học; Giáo dục trung học có trung học cơ sở và trung học toàn phần; Trung học toàn phần lại bao gồm hai luồng: trung học phổ thông và trung học hướng nghiệp; Giáo dục nghề có dạy nghề sơ cấp, dạy nghề trung cấp và dạy nghề cao cấp; Giáo dục đại học đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ cử nhân, trình độ chuyên gia, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.
Luật Giáo dục Đại học:
Trao đổi với VietNamNet, ông lê Viết Khuyến, Trưởng ban Đảm bảo chất lượng của Hiệp hội nhận xét: Xét chung về kết cấu và nội dung Luật Giáo dục Đại học hiện hành vẫn nghiêng theo hướng của một luật về các cơ sở giáo dục đại học - một văn bản thường chỉ được trình bày dưới dạng “dưới luật”, tức Điều lệ trường đại học.
Hiện nay, những nội dung rất quan trọng của một Luật Giáo dục Đại học hiện đại như Hệ thống giáo dục đại học, quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với giáo dục đại học hầu như không được thể hiện rõ. Mặt khác nhiều nội dung đưa vào lại quá chi li, không xứng tầm của một luật về Giáo dục đại học.
![]() |
"Cần đưa vào Luật giáo dục Đại học sửa đổi các nội dung về nguyên tắc bình đẳng trong cơ hội và điều kiện tiếp cận với GDĐH của mọi công dân có nguyện vọng và nhu cầu được học đại học..." |
Theo ông Khuyến, Hiệp hội có đề nghị một số điểm.
Về kết cấu của Luật Giáo dục Đại học sửa đổi: Đề nghị đưa thêm vào hai chương mới: một chương về Hệ thống giáo dục đại học (chương 2) và một chương về Quan hệ Xã hội (chương gần cuối).
Chương đầu cần chứa đựng các nội dung như: cơ cấu hệ thống GDĐH, các chuẩn mực GDĐH quốc gia, các trình độ đào tạo, hệ thống văn bằng, các cơ sở GDĐH, mạng lưới các hội và hiệp hội về GDĐH... (tương tự như Luật Giáo dục Đại học của Liên Bang Nga).
Chương sau cần đưa vào các nội dung về nguyên tắc bình đẳng trong cơ hội và điều kiện tiếp cận với GDĐH của mọi công dân có nguyện vọng và nhu cầu được học đại học, về trách nhiệm và quyền lợi của công dân, trong đó có giới tuyển dụng đối với GDĐH, về vai trò của các hội và hiệp hội nghề nghiệp trong việc giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học...
Về nội dung cụ thể của các điều: Theo Hiệp hội cần bổ sung vào Chương 1 về Triết lý giáo dục đại học.Cần thể hiện những quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước về GDĐH để thống nhất định hướng cho phát triển GDĐH Việt Nam, khắc phục dư luận cho rằng GDĐH Việt Nam chưa có triết lý.
Hiệp hội cho rằng trong cách gọi tên cơ sở giáo dục đại học,Ban soạn thảo Luật Giáo dục Đại học có sự nhầm lẫn giữa cấu trúc và đẳng cấp của trường với tên gọi được Nhà nước đặt cho.
Theo thông lệ chung, đại học (university) chỉ những cơ sở GDĐH đa lĩnh vực nên sẽ không có chuyện chỉ sử dụng tên gọi “đại học” cho các trường đại học quốc gia hoặc vùng. Cũng không thể nhầm lẫn gọi đại học là trường hai cấp, bởi gọi như vậy sẽ biến đại học thành một liên hiệp các trường đại học chuyên ngành.
Theo quan niệm phổ biến hiện nay: chữ “college” chỉ có nghĩa là một trường đại học khi nó đứng độc lập, còn khi nằm trong một “university” thì ý nghĩa đó không hề có. Do vậy, không thể vì quan niệm sai khái niệm trường đại học đa lĩnh vực (university) mà đưa ra một cách hiểu khác lạ như trong Luật Giáo dục Đại học hiện hành. Để tránh hiểu lầm, Hiệp hội đề nghị thay tên gọi Đại học bằng thuật ngữ Viện đại học.
Theo thông lệ quốc tế hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau: theo cơ cấu tổ chức (viện đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng), theo sứ mệnh (viện đại học quốc gia, viện đại học vùng, trường đại học ngành, trường đại học địa phương, trường cao đẳng ngành, trường cao đẳng địa phương, trường đại học tư thục,...), theo đẳng cấp (trường đại học nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng), theo phương thức tuyển sinh (trường đại học truyền thống, trường đại học mở), theo loại hình sở hữu (công lập, tư thục, tư thục hoạt động KVLN, dân lập). Trong Luật Giáo dục Đại học cần có định nghĩa rõ cho từng loại trường như ở các nước để tránh gọi tên tùy tiện, đồng thời xác định rõ sứ mệnh của chúng.
Hiệp hội cũng nhận xét dường như có sự nhầm lẫn giữa khái niệm phân tầng giáo dục đại học với khái niệm xếp hạng chất lượng.Một nền GDĐH phân tầng hoàn toàn không hề chấp nhận những cơ sở GDĐH chất lượng thấp. Phân tầng ở đây chỉ có nghĩa là thừa nhận sự đa dạng về sứ mệnh của các cơ sở GDĐH. Phân tầng có liên quan tới việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDĐH công lập... Kinh nghiệm thế giới cho thấy Nhà nước không nên trực tiếp thực hiện xếp hạng nhà trường.
Cũng theo ý kiến của Hiệp hội, trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH phải được triển khai đồng bộ với việc gia tăng trách nhiệm giải trình của các cơ sở đó. Cần viết rõ hơn về trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH: các trường phải công khai, minh bạch mọi hoạt động, phải chịu sự giám sát của Nhà nước và cộng đồng xã hội thông qua hội đồng trường và các tổ chức kiểm định, kiểm toán...
Ngân Anh
Góp ý dự luật Giáo dục sửa đổi, nhiều đại biểu dồn sự quan tâm đến việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành viên của hội đồng trường bởi việc này cũng liên đới đến việc bầu hiệu trưởng.
">Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam kiến nghị sửa chữa những khiếm khuyết của các luật về giáo dục
Điểm nghẽn nhận thức
Nhiều chuyên gia nhận định, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của công nghệ số mới, như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), an toàn và an ninh thông tin mạng (CyberSecurity)…, đã, đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới.
Nếu không có những thay đổi mạnh mẽ về khoa học công nghệ, nhất là các công nghệ số mới hiện nay, ngành Nông nghiệp và khu vực nông thôn Việt Nam nói chung, của Hà Nội nói riêng sẽ đối mặt với nhiều thách thức, như tụt hậu về công nghệ, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm sản xuất, kinh doanh; sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Với những thách thức nêu trên, soi chiếu vào câu chuyện chuyển đổi số ở quê mình, ông Nguyễn Khắc Hải, người dân thôn 6 (xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất) trải lòng: “Thôn tôi có tới 95% số hộ dân sử dụng internet, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh cao, nhưng tỷ lệ người dân ứng dụng công nghệ số vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội không nhiều, phần lớn chỉ có chức năng gọi điện, nhắn tin và một số thao tác, ứng dụng đơn giản. Nhiều hộ kinh doanh trong làng nghề chưa biết sử dụng điện thoại thông minh, internet để quảng bá sản phẩm trên các trang thương mại điện tử. Vì vậy, xét trên diện rộng, việc triển khai các ứng dụng công nghệ số đối với người dân hiệu quả chưa cao”.
Bí thư Đảng ủy xã Đại Đồng Khuất Thanh Huyền cho biết, thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30-12-2022 của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, xã đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công nghệ số cộng đồng tại tất cả các thôn, nhưng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số của nhiều cán bộ còn hạn chế.
Bởi vậy, việc triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, như: Đưa sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử; đào tạo, tập huấn bán hàng trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội; tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt khó triển khai và số người dân thực hiện thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay...
Tại xã Phú Mãn (huyện Quốc Oai), với nhiều người dân, việc chuyển đổi số còn là khái niệm khá mới. Hiện tại, trên địa bàn xã mới có một số thanh niên, cán bộ, công chức cài đặt phần mềm thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện thủ tục qua hệ thống dịch vụ công hoặc tham gia mua bán trên mạng xã hội. Phần lớn người dân địa phương do thói quen và trình độ nhận thức hạn chế nên vẫn sử dụng giấy tờ đến UBND xã để làm thủ tục hành chính, dù trước đó đã được cán bộ xã hướng dẫn có thể thực hiện trên cổng dịch vụ công trực tuyến.
Không chỉ hạn chế về nhận thức của người dân, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ở khu vực nông thôn cũng còn khó khăn. Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, khối lượng công việc về chuyển đổi số rất lớn, song nguồn nhân lực của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã còn thiếu. Đặc biệt, tại khối xã chưa có cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin, ảnh hưởng lớn tới tiến độ, chất lượng công tác tham mưu triển khai nhiệm vụ.
Trong khi đó, theo một số chuyên gia, để đẩy mạnh ứng dụng số hóa ở nông thôn cần thiết phải lấy nông dân là trung tâm để triển khai. Trong chiến lược phát triển kinh tế số và xã hội số, ngành Nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu: Tỷ trọng kinh tế số trong Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của ngành năm 2025 tối thiểu là 20% và năm 2030 là 30%.
Thực tế ước tính tỷ trọng này năm 2022 đạt 14,26% và năm 2023 đạt 16,5%. Để đạt mục tiêu đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế số hằng năm phải gấp 3-4 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tức là ở mức 20-25%/năm. Trong đó, thành phố Hà Nội là đầu tàu của cả nước, muốn đạt tăng trưởng trong lĩnh vực này thì phải có chiến lược triển khai rõ ràng và giải pháp đột phá.
Hạ tầng công nghệ yếu và thiếu
Trao đổi câu chuyện chuyển đổi số ở xã Tân Minh (huyện Sóc Sơn), Phó Chủ tịch UBND xã Tân Minh Đào Hải Hà thoáng buồn: “Máy móc trang thiết bị và hệ thống mạng hiện chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi số của địa phương. Máy tính của tôi đã sử dụng qua 4 “đời” phó chủ tịch, rất cũ kỹ, cấu hình thấp, nếu cài đặt thêm ứng dụng là máy “đơ”. Trong khi đó, cán bộ xã phải xử lý rất nhiều việc trên môi trường mạng, như công văn đến - đi, giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến cho công dân, trả lời kiến nghị của người dân, số hóa hồ sơ, tài liệu…”.
Thực trạng ở xã Tân Minh cũng diễn ra ở không ít địa phương khác. Tại xã Song Phượng (huyện Đan Phượng), tuy đã lắp đặt 20 bảng quét mã QR để người dân thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến, nhưng nhiều thời điểm, hệ thống quét mã bị lỗi, không thể truy cập. Trong khi đó, hạ tầng viễn thông, nhất là hệ thống trạm thu phát sóng BTS trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Đan Phượng còn thiếu, ảnh hưởng đến việc phủ sóng mạng 4G và công tác thông tin liên lạc. Tính đến hết năm 2023, toàn huyện còn thiếu 45 trạm BTS theo quy hoạch hạ tầng viễn thông tại các xã: Tân Lập, Tân Hội, Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng, Hạ Mỗ, Thượng Mỗ…
Còn theo Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Phùng Huy Vinh, có thực tế là hệ thống phần mềm liên tục có sự thay mới, nâng cấp nhưng không có thời gian chạy thử nghiệm, nên quá trình giải quyết thủ tục hành chính gặp khó khăn, như: Thường xuyên xảy ra lỗi, một số tính năng chưa được cập nhật dẫn đến tình trạng công dân không thể đăng ký, trong khi cán bộ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không xử lý được trên phần mềm; giao diện trên hệ thống khó nhìn, công dân phải nhập nhiều trường thông tin, mất nhiều thời gian cho việc nhập dữ liệu; hệ thống chưa tích hợp tính năng thu phí, lệ phí điện tử (biên lai điện tử)...
Khảo sát tại huyện Hoài Đức cũng cho thấy, hình thức thương mại điện tử chỉ tập trung ở một số cá nhân bán hàng qua mạng nhỏ lẻ, còn doanh nghiệp bán hàng quy mô lớn theo hình thức này chưa nhiều. Việc nắm bắt, thống kê số lượng cơ sở kinh doanh thương mại điện tử, kiểm soát chất lượng hàng hóa còn nhiều khó khăn, do không có cửa hàng trực tiếp, không có địa chỉ cụ thể, các giao dịch thương mại diễn ra trên môi trường mạng rất khó kiểm chứng thông tin nhận dạng người bán…
Tại huyện Ứng Hòa, việc chuyển đổi số, xây dựng thôn thông minh cũng đối diện với muôn vàn khó khăn. Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ứng Hòa Nguyễn Chí Viễn cho rằng, việc triển khai thực hiện thôn thông minh hay thôn du lịch thông minh hiện còn một số bất cập. Vướng mắc lớn nhất là chưa hoàn thiện được các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ tiêu chí, quy trình xây dựng thôn thông minh. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp, làng nghề tại nhiều vùng nông thôn có quy mô nhỏ lẻ và manh mún, không tập trung, dẫn đến việc ứng dụng kỹ thuật số còn hạn chế. Mặt khác, để thực hiện chuyển đổi số, hệ thống truy cập Internet không dây (wifi) ở nhiều khu vực còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, các hạng mục nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin cốt lõi cho phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số của thành phố là những hệ thống có tính phức tạp, công nghệ hiện đại, phạm vi, quy mô rộng lớn, trong khi các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành hiện chưa đầy đủ; quy trình thực hiện thủ tục đầu tư qua nhiều bước, tốn thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai.
Theo BáoHànộimới
">Vẫn còn không ít rào cản trong chuyển đổi số ở khu vực nông thôn Hà Nội
![]() |
Nữ sinh lấy việc “nảy mầm da” làm thước đo “thương hiệu”. (Ảnh minh họa) |
Nữ sinh 'phô' đẳng cấp với mỹ phẩm từ nhau thai
Nhận định, soi kèo CA Bizertin vs Stade Tunisien, 20h00 ngày 11/2: Tiếp tục gieo sầu
Hội nghị có sự tham dự của đại diện 30 trường đại học sư phạm, trường đại học có đào tạo sư phạm và trường cán bộ quản lý giáo dục trong cả nước. |
Giao chỉ tiêu gắn với nhu cầu địa phương
Hội nghị hiệu trưởng các trường sư phạm diễn ra sáng nay (27/12) tập trung thảo luận đổi mới tuyển sinh; mở ngành đào tạo sư phạm năm 2018; giao nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị đội ngũ nhà giáo đáp ứng Chương trình phổ thông mới; tái cấu trúc các trường sư phạm; chính sách học phí sinh viên sư phạm.
Giải pháp được các đại biểu nêu ra là đào tạo sư phạm phải gắn với nhu cầu sử dụng. Cụ thể, UBND các tỉnh, TP xác định nhu cầu nhân lực sư phạm trong các giai đoạn trung và dài hạn, xây dựng kế hoạch đặt hàng, tuyển dụng và phân công công việc sau khi đào tạo.
Các cơ sở đào tạo xây dựng đề án tuyển sinh cho từng ngành đào tạo giáo viên trên cơ sở đề xuất của địa phương và năng lực của cơ sở, đảm bảo các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành. Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm theo cơ chế đặt hàng dựa trên cơ sở nhu cầu của địa phương và năng lực của cơ sở đào tạo.
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội góp ý tại hội nghị. |
Các giải pháp về tài chính cũng được thảo luận theo hướng ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở giáo dục đại học theo định mức kinh tế kỹ thuật qua việc giao chỉ tiêu và kết quả tuyển sinh. Việc giao chỉ tiêu cần rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm, đảm bảo điều kiện đảm bảo chất lượng. Đồng thời cần có chính sách điểm sàn riêng đối với ngành sư phạm để tuyển sinh được những người khá, giỏi.
Về vấn đề tái cấu trúc các trường sư phạm, hội nghị thống nhất đây là vấn đề cần thiết và phải được triển khai trong thời gian tới.
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, đã đến lúc, ngành sư phạm phải chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ tại hội nghị Hiệu trưởng các trường sư phạm. |
“Chúng ta thống nhất rằng từ năm 2018 chỉ tiêu tuyển sinh các trường sư phạm phải gắn chặt với nhu cầu sử dụng. Học sinh vào học ngành sư phạm phải là những học sinh ưu tú nhất, quyết tâm để năm 2018 điểm đầu vào sư phạm nằm trong top đầu, các trường không vì chạy theo chỉ tiêu mà chấp nhận điểm đầu vào thấp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Giải quyết bài toán dư thừa giáo viên
Về việc khắc phục tình trạng dư thừa giáo viên những năm trước để lại, Bộ trưởng cho rằng, đây là việc chưa thể khắc phục ngay nhưng phải làm từng bước.
Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ trưởng đề nghị, các trường sư phạm nhanh chóng xây dựng danh mục giảng viên sư phạm chủ chốt ở tất cả các môn học, đội ngũ này cần tham gia tích cực để góp ý cho các môn học theo hướng kiến thức phải sát với thực tiễn và kế thừa hiện hành. Đồng thời, tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường phổ thông đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Để có căn cứ cho quá trình triển khai bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ phải nhanh chóng hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn giảng viên sư phạm…
Việc này, Bộ trưởng lưu ý phải làm theo hình thức cuốn chiếu, không làm ồ ạt và chú trọng phương pháp đào tạo trực tuyến.
“Đây là thời điểm, cơ hội tốt nhất để tái cấu trúc bởi cả xã hội đang mong đợi các trường nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm. Vì vậy, từng trường sư phạm căn cứ vào nhu cầu để có quy trình, cách đi phù hợp. Tôi đề nghị các trường sư phạm đang tham gia dự án ETEP tiến hành làm trước, các trường khác làm sau. Trên cơ sở đó Bộ sẽ trình Chính phủ đề án tái cấu trúc các trường sư phạm”,Bộ trưởng nêu rõ.
Thanh Hùng
Trong năm 2017 đã xảy ra hàng loạt sự kiện – báo động có mà hy vọng cũng có về vấn đề sư phạm.
">“Đã đến lúc ngành sư phạm chấm dứt tình trạng đào tạo ra không sử dụng”
Tính năng trong phần mềm điện thoại Mi 10T 5G của Xiaomi đã được tắt khi bán ở thị trường các quốc gia Liên minh châu Âu nhưng tính năng này có thể được bật từ xa bất cứ lúc nào, Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Bộ Quốc phòng Lithuania cho biết trong báo cáo.
Trao đổi với các phóng viên khi giới thiệu báo cáo, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lithuania - Margiris Abukevicius nói: “Khuyến nghị của chúng tôi là không mua điện thoại mới của Trung Quốc và loại bỏ những điện thoại đã mua càng nhanh càng tốt”.
Liên quan đến vấn đề này, Xiaomi đã không trả lời về các nội dung mà Reutersđưa ra.
Mối quan hệ giữa Lithuania và Trung Quốc gần đây đã trở nên tồi tệ. Tháng trước, Trung Quốc đã yêu cầu Lithuania triệu hồi đại sứ của mình tại Bắc Kinh và cho biết họ sẽ triệu hồi phái viên của mình tại thủ đô Vilnius sau khi Đài Loan thông báo rằng cơ quan đại diện của họ tại Lithuania sẽ được gọi là Văn phòng đại diện Đài Loan.
Các cơ quan đại diện Đài Loan ở châu Âu và Mỹ sử dụng tên thành phố Đài Bắc, tránh ám chỉ đến hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình.
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Jake Sullivan đã nói chuyện với Thủ tướng Lithuania Ingrida Simonyte vào tuần trước và nhấn mạnh sự ủng hộ đối với đất nước của bà trước sức ép từ Trung Quốc.
Báo cáo của Trung tâm An ninh mạng Quốc gia nước này cũng cho biết điện thoại Xiaomi đang gửi dữ liệu sử dụng điện thoại được mã hóa đến một máy chủ ở Singapore. Một lỗ hổng bảo mật cũng đã được tìm thấy trong điện thoại P40 5G của Huawei nhưng không có lỗ hổng bảo mật nào được tìm thấy trong điện thoại của một nhà sản xuất Trung Quốc khác là OnePlus.
Tuy nhiên, đại diện của Huawei tại Baltics nói với tờ BNS rằng điện thoại của họ không gửi dữ liệu của người dùng ra bên ngoài.
Báo cáo cho biết danh sách các điều khoản có thể được kiểm duyệt bởi các ứng dụng hệ thống của điện thoại Xiaomi, bao gồm cả trình duyệt internet mặc định, hiện bao gồm 449 điều khoản bằng tiếng Trung và được cập nhật liên tục.
“Điều này quan trọng không chỉ đối với Lithuania mà đối với tất cả các quốc gia sử dụng thiết bị của Xiaomi”, Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Lithuania cho biết trong báo cáo.
Phan Văn Hòa(Theo Reuters)
Mạng nội bộ của ít nhất 10 cơ quan chính phủ và các tổ chức của Indonesia vừa nghi ngờ bị tin tặc Trung Quốc tấn công, làm dấy lên lo ngại về an ninh mạng tại quốc gia vạn đảo.
">Lithuania khuyến cáo người dân không dùng điện thoại Trung Quốc
Hiệu trưởng bớt xén lương giáo viên lấy tiền trả cho người mình tự tuyển?
>> Học sinh bị bạn phi bút thủng mắt: Yêu cầu cô giáo làm rõ trách nhiệm">
Một học sinh lớp 4 bị bạn cầm bút phi thủng mắt ngay tại lớp học
友情链接