“‘Đạt điểm 10 môn Ngữ văn là điều không thực tế’ – em và các bạn thường nói đùa với nhau như vậy. Thế nên, khi nhận kết quả này, em vô cùng bất ngờ. Nhưng sau khi đã bớt run hơn, em nghĩ, nếu bài của em vượt qua được một hội đồng chấm thi thì điều đó có thể là xứng đáng”.
Yêu lịch sử, học giỏi môn tiếng Anh, Trâm lựa chọn dự thi khối D14 (Ngữ văn, tiếng Anh và Lịch sử). Kết quả, Trâm đạt số điểm 29,05 (trong đó môn Ngữ văn đạt 10 điểm; Lịch sử 9,75 điểm; tiếng Anh 8,8 điểm và 0,5 điểm khu vực).
Dương Ngọc Trâm, cựu học sinh Trường THPT Chu Văn An (An Giang)
Để đạt điểm 10 môn Ngữ văn, theo Trâm là do bản thân đã “đánh trúng” vào tầm tư tưởng đề bài yêu cầu. “Em biết một số bạn chỉ phân tích từng câu, từng chữ trong đoạn trích mà không nêu bật lên được luận điểm chính đề bài yêu cầu: “Đất nước là của nhân dân”. Em nghĩ rằng, điều người chấm muốn nhìn thấy là khả năng phân tích, lập luận chứ không chỉ là vấn đề về mặt câu chữ”.
Bên cạnh đó, Trâm còn liên hệ, lấy dẫn chứng đa dạng ở cả các tác phẩm trong và ngoài nước.
“Em đã liên hệ với tác phẩm “Đại gia Gatsby”. Nhân vật chính trong tác phẩm này xuất phát điểm là một người nghèo đói, nhưng anh vẫn sẵn sàng ra trận để chiến đấu. Khi trở lại, anh chăm chỉ làm việc và trở thành đại gia nước Mỹ trong những năm 50. Em đã liên hệ với nhân vật này để làm dẫn chứng cho “những người đã làm ra đất nước”.
Đạt điểm cao có sự đóng góp to lớn từ việc đọc sách
Tình yêu đối với môn Ngữ văn của Trâm bắt nguồn từ ông ngoại – vốn là một giáo viên dạy Ngữ văn. Ngay từ khi còn nhỏ, Trâm đã thường được nghe ông kể về các nhân vật trong những cuốn truyện cũ. Đến khi lớn hơn, hai ông cháu lại dành thời gian trao đổi với nhau về các tác giả, tác phẩm trong và ngoài chương trình.
“Em nghe về câu chuyện cuộc đời của các tác giả và bỗng thấy tò mò, muốn tìm hiểu về các tác phẩm của họ”.
Trâm là một trong hai thí sinh đạt điểm 10 môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay
Đọc sách truyện mọi lúc là cách Trâm tự rèn luyện và học môn Ngữ văn. “Em nghĩ, muốn học tốt môn Văn thì không thể lười đọc sách. Việc đạt điểm 10 môn Ngữ văn, em nghĩ có sự đóng góp to lớn từ thói quen này”.
Nhưng theo nữ sinh, việc đọc này phải xuất phát từ chuyện bản thân tự muốn thay vì coi đó là nhiệm vụ.
“Em thường đọc sách rất nhiều và dành mọi thời gian để đọc. Em đọc từ tiểu thuyết, truyện ngắn, đặc biệt là những tác phẩm có lối hành văn phù hợp với văn phong của em.
Cuốn sách em thích đọc nhất là “Người đua diều”. Cách thức tác giả hành văn trong tác phẩm này rất mềm mại, hợp với văn phong của em.
Đến năm lớp 12, khi phải đi học cả sáng, cả chiều, em lại tranh thủ đọc sách vào buổi trưa. Em coi việc đọc sách như một sở thích và cũng là hình thức để giải trí”.
Học từ bạn bè là dễ nhất
Bên cạnh đó, theo Trâm, việc học từ những bài văn xuất sắc của bạn bè cũng là một cách rèn luyện dễ dàng nhất.
“Trong lớp, em hay trao đổi với những bạn viết văn tốt. Chúng em tự nhận xét bài cho nhau để rút ra lưu ý, ví dụ với mỗi vấn đề, cần khai thác như thế nào là tốt nhất”.
Mỗi ngày, Trâm thường dành ra 1,5 tiếng để luyện viết những đoạn văn ngắn. Điều này duy trì như một thói quen để rèn khả năng sử dụng ngôn từ. Mỗi tuần, nữ sinh lại chọn ra một buổi tối để viết bài Văn hoàn chỉnh và căn giờ làm bài nghiêm túc.
“Với cách học như thế, em không còn cảm thấy ngại viết hay bí từ trong quá trình làm bài”, Trâm nói.
Một ngày học theo công thức 1,5 – 1 – 1, tức 1,5 tiếng luyện viết đoạn Văn; 1 tiếng luyện đề tiếng Anh và 1 tiếng để ôn tập môn Lịch sử, Trâm cho rằng “dù không học nhiều nhưng đó đều là thời gian thực sự chất lượng”.
“Em tham khảo rất nhiều anh chị khóa trên và nhận ra, học nhiều không bằng học chất lượng. Trường em qua các năm đều có người đạt điểm tuyệt đối các môn. Em coi đó như động lực để phấn đấu. Bên cạnh yếu tố tự thân, em nghĩ là do môi trường lớp chọn các bạn vừa chăm chỉ lại học giỏi, nên em cũng luôn cố gắng để được như các bạn”.
Trâm dự định tới đây sẽ theo học ngành Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM). Với số điểm 29,05, nữ sinh đã nắm chắc một vé vào ngôi trường mà mình mơ ước.
Thúy Nga
Nguyễn Trung Hải (THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng) chỉ sai duy nhất 1 câu trong tổ hợp 3 môn khối A. Hải cũng là thí sinh có điểm số cao nhất trong hơn 5.000 thí sinh dự bài thi đánh giá năng lực của ĐH Bách khoa Hà Nội.
" alt=""/>Nữ sinh đạt điểm 10 môn Ngữ văn, có tổng điểm 29: “Em đọc sách mọi lúc”Sinh ra trong một gia đình có bố làm nghề quay phim tiệc cưới, liên hoan, Phước sớm được tiếp xúc với máy tính. Anh kể, khi còn nhỏ, mỗi lần nhìn bố sử dụng máy tính để chỉnh sửa ảnh, dựng video, anh rất thích. Tò mò và háo hức, năm 15 tuổi, anh xin bố được tiếp cận với máy tính.
![]() |
Trần Nguyễn Bá Phước |
Phước sử dụng máy để chỉnh sửa, học các phần mềm, đọc tin tức. Mỗi khi máy tính hỏng, anh lại tự mày mò sửa chữa. Nhưng mỗi lần sửa, máy lại… hư nặng hơn. Nhờ nhiều lần máy hỏng mà anh hiểu biết thêm về máy tính dù bị bố mẹ mắng hoài.
Cuối năm lớp 9, Bá Phước làm một số diễn đàn cho lớp, anh càng mê mẩn và quyết tâm theo đuổi công nghệ thông tin. May mắn là đam mê của anh được bố mẹ rất ủng hộ. Bởi vậy anh đã lựa chọn khoa Công nghệ thông tin trường ĐH Công nghiệp TP.HCM khi tốt nghiệp Phổ thông.
Từ năm thứ nhất, thứ 2 đại học, chàng trai Sài Gòn đã tham gia các cuộc thi Olympic tin học, lập trình quốc tế… Dù không đạt giải nhưng chúng đem đến cho anh nhiều trải nghiệm.
Năm học thứ 3 (2016) Bá Phước đăng ký kỳ thi tay nghề thành phố và quốc gia. Tại kỳ thi tay nghề quốc gia, anh đạt huy chương Vàng. Bài thi của anh liên quan đến phần mềm cho giải chạy marathon: quản lý vận động viên, lịch trình chạy…
Sau kỳ thi tay nghề quốc gia, anh có buổi phỏng vấn với các chuyên gia để chọn ra thành viên tham dự kỳ thi tay nghề thế giới. Khi ấy, anh khá ấn tượng với một câu hỏi của các chuyên gia. Họ đưa cho anh một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm đen và hỏi anh suy nghĩ gì về chấm đen này?
"Tôi trả lời rằng, tôi cảm nhận đấy là hình ảnh của một con người (chấm đen) đang đi trên một vùng tuyết trắng. Chấm đen là những điều mình biết, vùng trắng là những điều mình chưa hiểu biết. Con người phải tiến lên để chinh phục tri thức và những điều đang là ẩn số", Phước nhớ lại.
Sau buổi phỏng vấn đó, Bá Phước và một thành viên nữa được gửi sang huấn luyện tại Trung tâm Đào tạo kỹ năng Olympic Samsung (Suwon, Hàn Quốc) trong thời gian từ tháng 7/2016 đến tháng 9/2017.
Với Phước, hơn 1 năm ở Hàn Quốc là trải nghiệm vô cùng đáng nhớ. Môi trường đó cho anh một thái độ học tập chuyên nghiệp, cách làm việc, rèn luyện sức chịu đựng trước áp lực công việc, cuộc sống.
“Tôi học liên tục cả tuần, từ 8h sáng đến 9h tối, chỉ được nghỉ chiều Chủ nhật. Chúng tôi được rèn luyện làm việc trong môi trường tiếng ồn để nâng cao khả năng tập trung, chịu đựng áp lực”, anh nói.
Nhờ được rèn luyện, đào tạo khoa học, Bá Phước rất tự tin ở kỳ thi tay nghề thế giới. Anh dự thi nghề Giải pháp phần mềm công nghệ thông tin và giành huy chương Đồng.
Đây cũng là lần thứ hai Việt Nam giành được Huy chương đồng tại đấu trường thi tay nghề thế giới. Được biết, kỳ thi năm đó có 51 nghề được tổ chức thi, số lượng thí sinh tham gia lên tới 1.258 người, là kỳ thi tay nghề quy mô lớn nhất tính đến thời điểm đó.
![]() |
Trần Nguyễn Bá Phước tại kỳ thi tay nghề thế giới |
“Lúc đó ở Dubai là 8h tối nhưng ở Việt Nam là 1h sáng, gia đình tôi vẫn thức để xem trực tiếp cuộc thi của con trên vô tuyến. Nghe kết quả, bố mẹ vỡ òa hạnh phúc và gọi điện sang chúc mừng”, anh nhớ lại.
Hiện, Trần Nguyễn Bá Phước đang công tác tại một công ty lớn. Từ kinh nghiệm thực tế, anh nhắn nhủ đến các bạn trẻ đang băn khoăn chọn nghề là các bạn nên nắm được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và xác định xem ngành nghề mình theo đuổi có phù hợp không, từ đó có lựa chọn thích hợp.
Ngoài ra, do áp lực gia đình, một số bạn trẻ cứ nhất định phải vào đại học trong khi nguyện vọng của bản thân là được đi học nghề. Với trường hợp này, nếu các bạn cố chấp theo mong muốn của gia đình thì dù có vào được trường đại học cũng rất dễ chán nản, học không hiệu quả, dẫn đến mất thời gian, lãng phí tiền bạc.
"Các bạn nên nói chuyện thẳng thắn với gia đình để bố mẹ tôn trọng quyết định của mình. Bạn phải chắc chắn làm được khi đi theo quyết định của chính mình”, Phước chia sẻ.
Ngoài ra, Bá Phước cũng nhấn mạnh, ngoài học nghề, các bạn trẻ nên học kỹ năng mềm để tăng khả năng giao tiếp xã hội, kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao năng lực bản thân để chinh phục các nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
Lê Lan
" alt=""/>Từ niềm đam mê thuở nhỏ đến tấm huy chương Kỹ năng nghề thế giới
Ông Phúc cho rằng, nguyên nhân vụ sập cổng khiến 3 học sinh thiệt mạng vào chiều 7/9 một phần do một vài học sinh trèo lên cánh cổng, gây mất cân bằng dẫn đến đỗ gãy.
Cũng theo ông Phúc, 3 học sinh hiện ở trong viện chỉ bị xây xát, về cơ bản giờ sức khỏe đã bình thường. Nhà trường cũng cắt cử cán bộ, giáo viên túc trực cùng.
Hiệu trưởng: Quá bất ngờ
Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng có 30 cán bộ, giáo viên. Riêng điểm trường Bản Phung có 2 giáo viên tiểu học, 4 giáo viên mầm non, 29 học sinh tiểu học, 31 trẻ mầm non. Ở điểm trường này không có bảo vệ.
![]() |
Cổng trường đè chết học sinh ở Lào Cai được xây năm 2016. Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Phúc cho biết, sự việc diễn ra quá bất ngờ và khó biết trước. Bản thân ông cũng bàng hoàng. "Nhìn bề ngoài, cột cổng trường to, chắc chắn, không ai nghĩ lại xảy ra sự việc như vậy", ông Phúc nói.
Ông Phúc cho hay trước ngày khai giảng, 1 giáo viên của trường còn trèo lên trên cột cổng để treo cờ mà không sao.
Cũng theo ông Phúc, cổng trường mới được xây dựng từ năm 2016. Đến nay mới được 5 năm nên ông cũng không nghĩ xảy ra sự cố. Ông Phúc cho hay bản thân nhận trách nhiệm trước các phụ huynh học sinh bị tai nạn. Tuy nhiên, cổng trường được làm từ khi ông chưa về trường nên không rõ được kết cấu, chất lượng hạng mục.
![]() |
Hiện trường 1 ngày sau khi cánh cổng đổ sập. Ảnh: Thanh Hùng |
![]() |
Cận cảnh cổng trường bị đổ sập chiều 7/9 khiến 3 học sinh tử vong ở Lào Cai. Ảnh: Thanh Hùng |
| ||
Ảnh: Thanh Hùng |
Ông Nguyễn Anh Ninh, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai cho biết sẽ chờ đợi kết quả điều tra làm rõ nguyên nhân cổng trường đổ từ phía cơ quan điều tra.
"Đây là sự việc đáng tiếc và đau lòng. Phải làm rõ nguyên nhân do mưa làm cột yếu đổ hay do chất lượng công trình, hoặc do tác động từ bên ngoài, từ đó có hình thức xử lý".
Ông Ninh cũng khẳng định, hiệu trưởng hoàn toàn nhận trách nhiệm thì không phải nhưng cần xem trách nhiệm quản lý của mình đến đâu. Việc quan trọng thời điểm này là ổn định tâm lý học sinh để các em có thể tiếp tục đến trường.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin chiều 7/9, trước giờ bắt đầu vào học, khi các học sinh đang chơi ngoài cổng trường, bất ngờ cổng đổ sập khiến 3 em học sinh tử vong tại chỗ, 3 học sinh khác bị thương.
Trả lời VietNamNet, một cán bộ Phòng GD-ĐT huyện Văn Bàn cho hay, cổng trường phân hiệu Bản Phung là cổng sắt, cao khoảng 2m. Thời điểm xảy ra vụ việc, các giáo viên của trường đang trong giờ nghỉ trưa.
Còn bà Nguyễn Thị Trâm - Bí thư xã Khánh Yên Thượng (huyện Văn Bàn, Lào Cai) cho biết: khu vực xảy ra vụ sập cổng trường nằm trên nền đất dốc, nhiều ngày nay xảy ra mưa lớn, khiến mặt đất mềm nhão.
Thanh Hùng
Liên quan đến vụ sập cổng trường khiến 3 học sinh tử vong ở Lào Cai, hôm nay (8/9), ông Vũ Kim Phúc - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Yên Thượng, cho biết “chúng tôi rất bàng hoàng và không biết nói gì hơn".
" alt=""/>Cận cảnh cổng trường đè chết học sinh ở Lào Cai