SS-INNOV8-3.jpg
Samsung INNOV8 i8510

T-Mobile G1

Giá bán: 180 USD.

T-Mobile G1 là điện thoại sử dụng nền tảng Android đầu tiên của Google do HTC sản xuất. G1 được trang bị chức năng cắt-dán (cut-paste) mà iPhone vẫn chưa có.

HTC Touch Pro

Giá bán: 300 USD.

Touch Pro sở hữu giao diện màn hình 3 chiều TouchFLO 3D, hệ thống GPS, bàn phím trượt QWERTY có 5 hàng ngang chứa đủ các phím bấm cần có.; và Touch Pro cũng có màn hình cảm.

Máy có camera 3,2 megapixel. Không giống như các điện thoại HTC khác, Touch Pro được trang bị thêm đèn flash để chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Camera phụ thứ 2 là VGA cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi video.

Tuy nhiên, đáng tiếc là giao diện TouchFLO 3D của smartphone tải hơi chậm so với phiên bản Touch Diamond.

Sony Ericsson XPERIA X1

Giá bán: 750 USD.

Sau nhiều thông tin đồn thổi “siêu phẩm” X1 của Sony Ericsson sẽ phải dời tới đầu năm 2009 mới có mặt trên thị trường thì hãng liên doanh này đã lên tiếng khẳng định smartphone đầu tiên sử dụng Windows Mobile sẽ ra lò trong tháng 10 tới.

X1 được đánh giá sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của iPhone 3G của Apple.

XPERIA X1 chạy hệ điều hành Windows Mobile 6.1, bàn phím Qwerty rộng rãi và hỗ trợ các tính năng văn phòng cùng các kết nối không dây, gồm Wi-Fi, HSDPA/3G, GPS.

Với kiểu dáng trượt, X1 có màn hình cảm ứng rộng rãi, đạt độ phân giải ấn tượng WVGA (800x480 pixels).

BlackBerry Pearl Flip 8220

Điện thoại dáng gập đầu tiên của BlackBerry ược thiết kế sang trọng và có đường viền làm từ crome chạy xung quanh thân máy càng tạo cảm giác mượt mà, lịch lãm.

Máy được trang bị camera 2 megapixel cùng đèn flash, có cả zoom và quay được video. Ngoài ra, BlackBerry Pearl Flip có cài phần mềm BlackBerry Maps để hướng dẫn đường đi chi tiết. Khe cắm thẻ nhớ microSD/SDHC có thể nâng cấp dung lượng lưu trữ của máy lên đến 16GB.

RIM BlackBerry Bold 9000

Giá bán: 300 USD.

" />

Những “bom tấn” ra lò trong tháng 10

Công nghệ 2025-05-01 11:14:14 48523
SS-INNOV8-3.jpg
Samsung INNOV8 i8510

T-Mobile G1

Giá bán: 180 USD.

T-Mobile G1 là điện thoại sử dụng nền tảng Android đầu tiên của Google do HTC sản xuất. G1 được trang bị chức năng cắt-dán (cut-paste) mà iPhone vẫn chưa có.

HTC Touch Pro

Giá bán: 300 USD.

Touch Pro sở hữu giao diện màn hình 3 chiều TouchFLO 3D,ữngbomtấnralòtrongtháchelsea – leicester hệ thống GPS, bàn phím trượt QWERTY có 5 hàng ngang chứa đủ các phím bấm cần có.; và Touch Pro cũng có màn hình cảm.

Máy có camera 3,2 megapixel. Không giống như các điện thoại HTC khác, Touch Pro được trang bị thêm đèn flash để chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu. Camera phụ thứ 2 là VGA cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi video.

Tuy nhiên, đáng tiếc là giao diện TouchFLO 3D của smartphone tải hơi chậm so với phiên bản Touch Diamond.

Sony Ericsson XPERIA X1

Giá bán: 750 USD.

Sau nhiều thông tin đồn thổi “siêu phẩm” X1 của Sony Ericsson sẽ phải dời tới đầu năm 2009 mới có mặt trên thị trường thì hãng liên doanh này đã lên tiếng khẳng định smartphone đầu tiên sử dụng Windows Mobile sẽ ra lò trong tháng 10 tới.

X1 được đánh giá sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của iPhone 3G của Apple.

XPERIA X1 chạy hệ điều hành Windows Mobile 6.1, bàn phím Qwerty rộng rãi và hỗ trợ các tính năng văn phòng cùng các kết nối không dây, gồm Wi-Fi, HSDPA/3G, GPS.

Với kiểu dáng trượt, X1 có màn hình cảm ứng rộng rãi, đạt độ phân giải ấn tượng WVGA (800x480 pixels).

BlackBerry Pearl Flip 8220

Điện thoại dáng gập đầu tiên của BlackBerry ược thiết kế sang trọng và có đường viền làm từ crome chạy xung quanh thân máy càng tạo cảm giác mượt mà, lịch lãm.

Máy được trang bị camera 2 megapixel cùng đèn flash, có cả zoom và quay được video. Ngoài ra, BlackBerry Pearl Flip có cài phần mềm BlackBerry Maps để hướng dẫn đường đi chi tiết. Khe cắm thẻ nhớ microSD/SDHC có thể nâng cấp dung lượng lưu trữ của máy lên đến 16GB.

RIM BlackBerry Bold 9000

Giá bán: 300 USD.

本文地址:http://live.tour-time.com/news/237b699760.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

">

Laptop thời trang cho phái đẹp

Giúp con gái tự tin hơn: Người cha khởi nghiệp, mở công ty trở thành kỳ lân

(Dân trí) - Với mức định giá gần 1,5 tỷ USD, Picsart, ứng dụng chỉnh sửa ảnh miễn phí nhanh chóng vươn lên trở thành công cụ photoshop được yêu thích trên nền tảng Tiktok và Instagram.

Khởi nghiệp từ lời chê trên mạng

Lớn lên tại Armenia thuộc Liên Xô cũ vào đầu những năm 1980, Hovhannes Avoyan mơ ước được vào trường nghệ thuật quốc gia. Để được vào trường, các ứng viên phải nộp bức vẽ tĩnh vật của một chiếc bình. Tuy nhiên, bản phác thảo của Avoyan không gây được ấn tượng. 

Bị từ chối, Avoyan đã chọn một con đường khác là khoa học máy tính. Trong 30 năm tiếp theo, ông đã xây dựng và bán 3 công ty khởi nghiệp phần mềm. Khi đó, Avoyan đã trở nên giàu có và là nhà lãnh đạo nổi tiếng trong thời kỳ công nghệ phát triển ở Armenia. 

Dù đã rẽ hướng nhưng Hovhannes Avoyan vẫn luôn yêu thích nghệ thuật, ông luôn khuyến khích các con mình theo đuổi bộ môn này. Năm 2011, cô con gái Zara lúc đó 11 tuổi chán nản khi một bức vẽ của cô đăng lên mạng xã hội và nhận về nhiều bình luận tiêu cực khiến cô bé mất tự tin.

"Những lời chỉ trích đó đã làm lung lay sự tự tin của con bé và nó muốn từ bỏ. Điều này khiến tôi nhớ lại trường hợp của mình khi từ bỏ nghệ thuật để theo đuổi sự nghiệp khác vì không nhận được sự ủng hộ", ông Avoyan kể.

Giúp con gái tự tin hơn: Người cha khởi nghiệp, mở công ty trở thành kỳ lân - 1

Hovhannes Avoyan, nhà sáng lập Picsart (Ảnh: Forbes).

Do đó, ông Avoyan đã tạo nên một ứng dụng di động cung cấp một số công cụ để giúp con gái cải thiện chất lượng các hình vẽ. "Tôi muốn mang đến cho con gái một môi trường tích cực và cung cấp các nguồn lực để phát triển tài năng, sự sáng tạo", ông nói.

10 năm sau, từ việc lập ứng dụng để khích lệ con gái, Picsart trở thành ứng dụng phổ biến nhất trên thế giới. Ứng dụng đã được tải xuống hơn 1 tỷ lần và có mặt ở 180 quốc gia với 28 ngôn ngữ. Mỗi tháng, có hơn 150 triệu khách hàng, chủ yếu dưới 35 tuổi sử dụng ứng dụng để chỉnh sửa ảnh, video khi đưa lên mạng xã hội, web thương mại và quảng cáo kỹ thuật số.

Được xây dựng trên mô hình kinh doanh freemium, Picsart cung cấp miễn phí các công cụ cơ bản và phiên bản cao cấp với giá 4,66 USD/tháng. Ứng dụng có chiếu quảng cáo nhưng Picsart không thu thập dữ liệu hoặc cung cấp quảng cáo có mục tiêu. Tính đến nay, doanh thu của Picsart đạt 100 triệu USD.

Hành trình trở thành kỳ lân

Quy mô của Picsart ngày càng lớn. Ngày 26/8, ông Avoyan thông báo, công ty khởi nghiệp với 800 nhân viên này đã huy động được 130 triệu USD từ Softbank, Sequoia, G Squared, Tribe Capital, Graph Ventures và Siguler Guff & Company trong vòng gọi vốn Series C.

Các nguồn tin cho biết, định giá sau khi rót vốn của Picsart là gần 1,5 tỷ USD. Ông Avoyan không tiết lộ số cổ phần của mình, song ông vẫn là cổ đông lớn nhất của ứng dụng này.

"Picsart có nhiều điểm giống với WhatsApp. Đó là nền tảng toàn cầu được mọi người ở khắp nơi sử dụng. Cả 2 đều là hiện tượng của thế giới trước khi nổi tiếng tại Mỹ", Mike Vernal, Giám đốc tại quỹ đầu tư Sequoia nói.

Picsart đã nắm bắt được 2 xu hướng có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực công nghệ xã hội và thương mại kỹ thuật số. Khi các nền tảng xã hội và điện thoại thông minh biến mọi người thành nhà sản xuất nội dung, hàng trăm triệu người hiện đang dùng Picsart làm bộ phận thiết kế của họ. Ưu tiên thiết bị di động và dễ sử dụng, Picsart đã phát triển các công cụ dựa trên AI và Java để cho phép mọi người chỉnh sửa và nâng cao ảnh và video dễ dàng như thêm bộ lọc Instagram. 

Từ các nghệ sĩ đến người nghiệp dư đều sử dụng Picsart để chỉnh sửa và cách điệu các bài đăng cho TikTok, Instagram, Snap, YouTube và Facebook. Với một vài thao tác, người dùng có thể thay đổi ánh sáng, màu, hình dán và hoạt ảnh. Chuyên nghiệp hơn, mọi người có thể loại bỏ nếp nhăn, mắt đỏ, mụn trứng cá và làm thon gọn vòng eo. 

Song, Picsart không chỉ dành cho những bức ảnh selfie sống ảo. Giữa đại dịch Covid-19, khi hàng triệu doanh nghiệp, nhà hàng và cửa hàng địa phương đổ xô lên mạng thì giới doanh nhân lại dùng Picsart để giúp sản phẩm của họ có giao diện đẹp mắt hơn trên các nền tảng như Shopify, Etsy, eBay, Depop và Doordash.

Giúp con gái tự tin hơn: Người cha khởi nghiệp, mở công ty trở thành kỳ lân - 2

Từ các nghệ sĩ đến người nghiệp dư đều sử dụng Picsart để chỉnh sửa và cách điệu các bài đăng cho TikTok, Instagram, Snap, YouTube và Facebook (Ảnh: Forbes).

Dù chuyển sang khởi nghiệp nhưng ông Avoyan vẫn giảng dạy tại một trường đại học tại Mỹ. Ông cùng với 2 sinh viên cũ là Artavazd Mehrabyan và Mikayel Vardanyan biến Picsart thành một doanh nghiệp. Vì iPhone rất hiếm ở Armenia nên các kỹ sư lập trình bằng Java để khởi chạy ứng dụng này trên hệ điều hành Android. Đó là một sự lựa chọn tình cờ. Bởi ở thời điểm đó, có ít ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh chạy trên Android, điều này nhanh chóng cho phép Picsart tiếp cận với một lượng lớn người dùng quốc tế. 

Khi Picsart phát triển, Avoyan sử dụng mối quan hệ của mình để tuyển 200 thực tập sinh ngành khoa học máy tính mỗi năm. "Đó là cách tuyển dụng tiết kiệm chi phí nhất. Trong khi, họ đang cần những kỹ năng mới. Điều này tốt cho tất cả mọi người", Avoyan nói. 

Avoyan cho biết, với 130 triệu USD vừa huy động, ông sẽ thuê nhân sự kỹ thuật để phát triển nhiều hơn tính năng AI. Điều này là cần thiết để bắt kịp với một thị trường ứng dụng đông đúc hay các công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỷ đô la như Canva và Adobe.

Theo dự kiến Avoyan sẽ tính đến việc IPO công ty trong vòng 12 đến 18 tháng tới. Còn hiện tại, ông sẽ tăng cường tiếp thị và quảng cáo để đẩy nhanh tốc độ phát triển của ứng dụng.

Trong tương lai, Avoyan có thể sẽ xây dựng một nhóm bán hàng doanh nghiệp để mở rộng Picsart tới khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn lớn với các công cụ thiết kế, xuất bản và cộng tác tương tự như các sản phẩm chuyên nghiệp được cung cấp bởi Dropbox và Airtable.

">

Giúp con gái tự tin hơn: Người cha khởi nghiệp, mở công ty trở thành kỳ lân

Vietcap của bà Nguyễn Thanh Phượng gây bất ngờ, VNDirect mất thị phầnKhổng ChiêmKhổng Chiêm

(Dân trí) - Chứng khoán Vietcap do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã bứt phá về thị phần trong quý III, đứng vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng.

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa công bố thị phần giá trị giao dịch môi giới quý III. Đáng chú ý trong cuộc đua thị phần là sự bứt phá của Công ty Cổ phần Chứng khoán Vietcap do bà Nguyễn Thanh Phượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT).

Vietcap có bước nhảy vọt, vươn 2 bậc lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng với thị phần tăng 1,46% chỉ trong 1 quý, đạt 6,78%.

Thị phần môi giới của công ty này trên HoSE có nhiều sự thay đổi trong những năm gần đây. Giai đoạn 2018-2020, Vietcap trong top 4 thị phần môi giới lớn nhất HoSE, với con số có thể lên đến 10,95% (năm 2018).

Tuy nhiên, giai đoạn 2021-2023, thị phần của công ty này rơi dần về cuối bảng xếp hạng top 10 và giảm xuống loanh quanh mức 4%.

Tại kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra hồi tháng 4 vừa qua, ông Tô Hải - Tổng giám đốc Vietcap - thừa nhận sai lầm về chiến lược khi không nhận diện được xu hướng nhà đầu tư cá nhân áp đảo trên thị trường, nhất là trong giai đoạn Covid-19. Ông Hải cho rằng xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn nhờ sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo) và hệ thống phân tích.

Vietcap vốn mạnh về mảng tư vấn khách hàng tổ chức. Nhưng ông Hải cho rằng công ty sẽ chuyển mình để thu hút nhà đầu tư cá nhân, có những chiến dịch rõ ràng hơn vào chiến dịch marketing và hệ thống.

Kết quả là năm nay, thị phần Vietcap đang từng bước cho thấy sự cải thiện và đang quay trở lại top 4.

Vietcap của bà Nguyễn Thanh Phượng gây bất ngờ, VNDirect mất thị phần - 1

Top 10 thị phần môi giới quý III trên HoSE (Nguồn: HoSE).

Một cái tên cũng đáng chú ý không kém trong bảng xếp hạng thị phần quý này là Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (VNDS). Doanh nghiệp đã tụt xuống vị trí thứ 6 với thị phần chỉ còn 5,7%, thấp hơn nhiều so với khoảng 7-8% trong vài năm trở lại đây.

Cú hụt chân của VNDirect có thể là hệ quả của vụ việc công ty chứng khoán này bị tin tặc tấn công hồi tháng 3 vừa qua, tài khoản của nhà đầu tư bị "đông cứng". Doanh nghiệp phải mất 2 tuần mới có thể khôi phục lại trạng thái bình thường.

Quay trở lại danh sách thị phần quý III, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS vẫn dẫn đầu với 17,63%. Cách biệt giữa VPS với đơn vị thứ 2 - Công ty cổ phần Chứng khoán SSI là khá lớn, khi SSI có thị phần 8,84%. Vị trí thứ 3 thuộc về Công ty cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) với 7,09%.

">

Vietcap của bà Nguyễn Thanh Phượng gây bất ngờ, VNDirect mất thị phần

Hơn 2.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Tứ HiệpThế KhaThế Kha

(Dân trí) - Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp (Hà Nội) dài trên 7km dự kiến hoàn thành trong năm 2026.

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công khai Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án thành phần cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp (Hà Nội) để tham vấn cộng đồng.

Đây là tuyến đường nằm giữa vành đai 3 và vành đai 3,5 của Hà Nội; đi xuyên qua khu dân cư hiện hữu và các khu đô thị mới của các quận nội thành.

Hơn 2.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Tứ Hiệp - 1

Vị trí tuyến đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp dài hơn 7km (Ảnh: ĐTM).

Tuyến đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển có chiều dài trên 7km, nằm trên địa bàn các phường Văn Quán, Phúc La, Kiến Hưng (quận Hà Đông) và các xã Tân Triều, Tả Thanh Oai, Thanh Liệt, Vĩnh Quỳnh, thị trấn Văn Điển, xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì).

Chủ đầu tư - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết tuyến đường được thiết kế với tốc độ 60km/h, quy mô mặt cắt ngang 50m.

"Về cơ bản tất cả các công trình lớn hai bên tuyến đường như Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều, Khu đô thị Xa La, Chung cư Tabudec Plaza, Khu đô thị Đại Thanh, Trung tâm thương mại Cầu Bươu, Nghĩa trang Văn Điển... đều đã được xây dựng theo quy hoạch đảm bảo nằm ngoài chỉ giới đường đỏ của tuyến đường 70 mở rộng nên không bị ảnh hưởng nhiều do hoạt động phá dỡ giải phóng mặt bằng", báo cáo ĐTM thông tin.

Trong phạm vi dự án đi qua trạm bơm Cầu Bươu hiện có, do đó chủ đầu tư cho biết phải đưa ra giải pháp di chuyển trạm bơm. Dự kiến sẽ xây dựng trạm bơm mới và di chuyển hệ thống thiết bị hiện có sang.

Khối lượng và chi phí phần di chuyển trạm bơm được tính toán trong chi phí đền bù, di dời và giải phóng mặt bằng của dự án.

Hơn 2.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Tứ Hiệp - 2

Đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển chạy qua nhiều trường học, bệnh viện lớn nhưng đã xuống cấp, thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng (Ảnh: Mạnh Quân).

Theo số liệu điều tra của Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, hiện tại hai bên tuyến đường có tổng cộng 263 cây bóng mát cần chặt hạ, đánh gốc và đánh chuyển cây. Trong đó có 16 cây xà cừ và 247 cây bạch đàn có đường kính gốc dao động trong khoảng từ 15-40cm.

Khi xây dựng tuyến đường, chủ đầu tư sẽ bố trí cây bóng mát ở hai bên hè phố, cự ly dọc tuyến 6-8m/cây. Tại nút giao thông không bố trí cây xanh để tránh làm cản tầm nhìn.

Tại báo cáo ĐTM, chủ đầu tư thông báo tổng mức đầu tư của dự án gần 2.520 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian từ 2024-2026.

Khi đường vành đai 4 chưa hình thành, đường vành đai 3,5 chưa hoàn thiện thì đường 70 và đường vành đai 3 là hai tuyến đường đóng vai trò như một trục đường phục vụ giao thông liên tỉnh quá cảnh qua Hà Nội, kết nối các quốc lộ hướng tâm như quốc lộ 32, quốc lộ 6, quốc lộ 1A và đường Láng - Hòa Lạc.

3 dự án thành phần, tổng mức đầu tư gần 5.485 tỷ đồng

Dự án xây dựng tuyến đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp được Hà Nội phân chia làm 3 dự án thành phần.

Dự án thứ nhất, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư và di dời hạ tầng kỹ thuật xây dựng trên địa bàn quận Hà Đông do UBND quận Hà Đông làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư trên 739 tỷ đồng; dự án thứ hai trên địa bàn huyện Thanh Trì do UBND huyện Thanh Trì làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư trên 2.225 tỷ đồng.

Dự án thứ ba là cải tạo, nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển - nút giao Tứ Hiệp do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư gần 2.520 tỷ đồng.

Tổng mức đầu tư của 3 dự án thành phần nêu trên gần 5.485 tỷ đồng, được lấy từ nguồn vốn ngân sách TP Hà Nội.

">

Hơn 2.500 tỷ đồng nâng cấp đường 70 đoạn Hà Đông

Soi kèo góc Como vs Genoa, 17h30 ngày 27/4: Thế trận căng thẳng

Cổ phiếu công ty dạy làm giàu gây bất ngờ; VNG giảm kịch sànMai ChiMai Chi

(Dân trí) - Trong phiên có hơn 550 mã trên thị trường điều chỉnh, VNZ giảm sàn sau 3 phiên tăng mạnh, ngược lại, VLA của Công nghệ Văn Lang tăng trần.

Thị trường chứng khoán có diễn biến kém khả quan ngay trong phiên đầu tuần. Áp lực bán mạnh hơn vào phiên chiều khiến 552 mã cổ phiếu trên toàn thị trường suy giảm, chỉ có 268 mã tăng.

Riêng sàn HoSE, với 313 mã giảm, gấp hơn 3 lần số mã tăng (96 mã), theo đó, chỉ số chính VN-Index lao dốc mất 12,45 điểm tương ứng 1% còn 1.239,26 điểm, đóng cửa dưới ngưỡng 1.240 điểm.

VN30-Index giảm 12,93 điểm tương ứng 1%; HNX-Index giảm 1,58 điểm tương ứng 0,68% và UPCoM-Index giảm 0,38 điểm tương ứng 0,41%.

Cổ phiếu công ty dạy làm giàu gây bất ngờ; VNG giảm kịch sàn - 1

Hầu hết các nhóm ngành trên thị trường giảm điểm (Nguồn: VNDS).

Thanh khoản mất hút trên các sàn giao dịch. Toàn sàn HoSE chỉ có 608,01 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 13.485,25 tỷ đồng; trên HNX là 39,48 triệu cổ phiếu tương ứng 708,91 tỷ đồng và trên UPCoM là 21,13 triệu cổ phiếu tương ứng 330,81 tỷ đồng.

Phiên này, rổ VN30 chỉ có duy nhất 1 mã tăng giá là GVR. Việc 25 mã trong VN30, trong đó có nhiều mã là cổ phiếu đầu ngành đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chung. VCB và VHM lần lượt lấy đi của VN-Index 1,37 và 1,33 điểm.

Duy nhất NAB là cổ phiếu ngân hàng trên HoSE tăng giá. Mã này tăng mạnh 6,1% lên 17.500 đồng, khớp lệnh gần 7,5 triệu đơn vị. Các mã khác cùng ngành bị điều chỉnh, VCB giảm 1,1%; ACB giảm 1%; BID giảm 0,9%.

Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính đồng loạt nhuốm đỏ trên bảng điện tử. Một số mã có mức điều chỉnh khá mạnh như HCM giảm 3,4%; VDS giảm 2,7%; VCI giảm 2,7%; VIX giảm 2,2%; EVF giảm 2,2%.

Mặc dù số lượng giảm giá chiếm phần lớn nhưng không có nhiều mã giảm sàn. Trên HoSE, SMC là một trong số ít mã giảm kịch biên độ. Mã này giảm sàn về 8.930 đồng, trắng bên mua. Trong khi đó, các mã khác cùng ngành như NKG, HSG và HPG có mức độ điều chỉnh nhẹ hơn.

Cổ phiếu VNZ của Công ty cổ phần VNG giảm sàn trên UPCoM, mất 15% tương ứng thiệt hại 65.000 đồng mỗi đơn vị, còn 370.300 đồng. Mã này khớp lệnh 33.400 đơn vị, không có dư mua. Diễn biến giảm sàn tại VNZ sau 3 phiên tăng giá, trong đó có 2 phiên tăng trần vào ngày 11 và 12/9.

Trong một văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới đây, VNG cho hay, ông Wong Kelly Yin Hong đang thực hiện theo sự phân công, giao nhiệm vụ từ ông Lê Hồng Minh để hỗ trợ điều hành, đảm bảo sự hoạt động của công ty, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích của cổ đông. Trong khi đó, VNG chưa nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Lê Hồng Minh. Do đó, ông Lê Hồng Minh vẫn đang là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của công ty này.

Doanh nghiệp cho biết, hoạt động, sản xuất cũng như quản trị của công ty đang diễn ra bình thường. 

Trái ngược với thị trường chung, cổ phiếu VLA của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang, doanh nghiệp bán khóa học làm giàu, lại tăng trần trên HNX. Tuy tăng trần nhưng thanh khoản tại VLA rất thấp, chỉ đạt 200 đơn vị.

Mã này trước đó đã có 3 phiên tăng giá mạnh: Phiên 11/9 tăng 8%; phiên 12/9 tăng 6,48% và phiên 13/9 tăng 7,83%.

Cổ phiếu VLA đi ngược thị trường dù mã này bị HNX cắt margin từ 21/8, lợi nhuận nửa đầu năm và lãi lũy kế tại ngày 30/6 là số âm.

 ">

Cổ phiếu công ty dạy làm giàu gây bất ngờ; VNG giảm kịch sàn

Cổ phiếu doanh nghiệp nghìn tỷ đồng giảm 8% ngày đầu tiên lên sàn

Nguyên liệu Á Châu AIG vừa lên sàn UPCoM ngày 11/11, vốn điều lệ đạt hơn 1.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngay phiên đầu tiên, cổ phiếu AIG đã giảm mạnh.

Ngày 11/11, cổ phiếu của Công ty cổ phần Nguyên liệu Á Châu AIG chính thức được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán AIG. Theo đó, công ty là doanh nghiệp thứ 883 hiện đang đăng ký giao dịch trên thị trường UPCoM và là doanh nghiệp thứ 44 đăng ký giao dịch trong năm nay.

Nguyên liệu Á Châu AIG được thành lập vào tháng 7/2017 với tên gọi ban đầu là Công ty cổ phần Đầu tư GIG, vốn điều lệ 18 tỷ đồng. Sau 4 lần tăng vốn với các hình thức khác nhau, hiện tại vốn điều lệ của công ty đạt 1.706 tỷ đồng. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là sản xuất và kinh doanh nguyên vật liệu và gia vị cho ngành chế biến thực phẩm, sữa, và hàng hóa thực phẩm.

Hiện công ty có 7 nhà máy gồm: Nhà máy Công ty cổ phần Nguyên liệu thực phẩm Á châu Sài Gòn, Nhà máy Công ty cổ phần Chế biến Dừa Á Châu, Nhà máy Công ty cổ phần APIS, Nhà máy Công ty cổ phần Á châu Hoa Sơn, Nhà máy Công ty cổ phần Asia Specialty Ingredients, Nhà máy Công ty cổ phần Mekong Delta Gourmet và Nhà máy Công ty cổ phần Tảo Vĩnh Hảo.

Cổ phiếu doanh nghiệp nghìn tỷ đồng giảm 8% ngày đầu tiên lên sàn - 1

Sản phẩm nước dừa đóng hộp của Công ty Cổ phần chế biến dừa Á Châu (ACP) thuộc AIG (Ảnh: ACP).

Với cơ cấu chi phí đặc trưng của ngành sản xuất, thương mại, chi phí giá vốn hàng hóa của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao, chiếm hơn 80% doanh thu thuần qua các năm. Tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán so với tổng doanh thu thuần hợp nhất được duy trì ổn định trong hai năm 2022 và 2023 với tỷ lệ tương ứng lần lượt là 85,8% và 84,7%. 

Công ty có tỷ lệ chi phí tài chính thấp với tỷ lệ vay thấp, chỉ chiếm 1,22% và 1,25% trên doanh thu thuần trong năm 2022 và 2023 do công ty tự cân đối được nguồn lực tài chính. 

Chi phí bán hàng hợp nhất nhìn chung chiếm tỷ trọng không quá cao khoảng 2,88% và 2,92% trong năm 2022 và 2023. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ từ 3,93% lên 4,43% trong năm 2022 và 2023, do công ty mở rộng đầu tư nhà máy và hoạt động sản xuất kinh doanh. 

Nhìn chung, tổng chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty mẹ ổn định, riêng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao từ 17,2 tỷ đồng lên 22,1 tỷ đồng trong năm 2022 và 2023. 

Trong 6 tháng năm nay, chi phí công ty mẹ có biến động lớn so với các năm trước, do công ty tăng chi phí quản lý doanh nghiệp, dẫn đến tổng chi phí quản lý công ty mẹ tăng khoảng 30,6 tỷ đồng.

Về tình hình sản xuất kinh doanh, năm 2023, AIG ghi nhận doanh thu thuần 11.915,4 tỷ đồng (giảm 969 tỷ đồng so cùng kỳ năm 2023), lợi nhuận sau thuế đạt hơn 787 tỷ đồng (tương đương so với cùng kỳ năm trước).

Hết quý II, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần hơn 5.779 tỷ đồng (tương đương so với cùng kỳ năm 2023), lợi nhuận sau thuế đạt hơn 431,8 tỷ đồng (tăng 37,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước).   

Năm nay, công ty đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất gần 12.950 tỷ đồng, bằng 109% so với thực hiện năm 2023, lợi nhuận sau thuế hợp nhất gần 890 tỷ đồng, bằng 113% so với thực hiện năm 2023.

Trong phiên giao dịch đầu tiên trên thị trường UPCoM, cổ phiếu AIG giảm giá 8,1% còn 57.900 đồng, giá giao dịch bình quân là 56.900 đồng.

Theo fica.dantri.com.vn">

Cổ phiếu doanh nghiệp nghìn tỷ đồng giảm 8% ngày đầu tiên lên sàn

Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 6 V

友情链接