Cam chịu đòn chồng

Ngoài 50 tuổi,ịuđònchồbayern munich vs khi con cái đã trưởng thành, cô mới quyết định ly hôn. Cô tìm đến tôi, nhờ tư vấn về thủ tục để sớm thoát khỏi "ngôi nhà địa ngục". Hồ sơ ly hôn của cô bị ngâm hàng tháng trời, vì người chồng đe dọa, gây khó khăn.

Tại trung tâm hòa giải, cán bộ khuyên cô "đóng cửa bảo nhau" vì ly hôn thì con cái và bố mẹ già đều mang tiếng. Có thời điểm tuyệt vọng, cô nói không ly hôn được cô sẽ tự tử. 30 năm nhẫn nhịn - chân đá tay đấm, cán chổi, điếu cày, bát ăn cơm... cô đã chịu đủ. Nhưng khi đã quyết, một ngày ở lại đó thôi, cũng dài dằng dặc. Cô nói giai đoạn chờ ly hôn là căng thẳng nhất, một lời nói, một ánh mắt cũng có thể dẫn đến trận đòn.

Năm 2018, tôi bắt đầu tư vấn luật miễn phí trên mạng. Người này dẫn dắt người kia, rồi ngày nọ tôi được "add" vào một hội nhóm, gồm những phụ nữ có chung hoàn cảnh bị chồng bạo hành. Họ muốn tôi tư vấn cho thêm nhiều chị em khác thoát khỏi cảnh "đòn chồng".

Status "Có ai bị chồng đánh như em không?" của một người trong nhóm nhận được hàng trăm bình luận - là những con số cụ thể về số lần bị hành hạ. Có người thả iconmặt cười với nước mắt, kèm theo dòng chữ "như cơm bữa".

Sau nhiều năm tư vấn cho người yếu thế, tôi nhận ra các ông chồng "dám đánh" không chừa một ai: từ người vợ chân lấm tay bùn ít học cho tới giáo viên, công chức...

Bạn tôi là kiểm sát viên cũng bị chồng đánh đập. Chịu đựng hơn 5 năm, bạn mới quyết định ly hôn và giành quyền nuôi con.

Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, giai đoạn 2009-2019, cả nước phát hiện 297.498 vụ bạo hành, trong đó gần 25.000 nạn nhân tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh. 76% các vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Nhưng phần chìm của vấn đề là 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/ hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ.

Có hai rào cản chính ngăn những người vợ chạy khỏi ngôi nhà bạo lực, liên quan đến tâm lý và nhận thức.

Tâm lý "giữ cho con một mái nhà đầy đủ" từng là thứ đá đeo chân, biến người vợ thành "bao cát trút giận" của các ông chồng ở bất cứ đâu: trên giường, dưới bếp, trong góc phòng, ngoài đường, thậm chí ngay tại công sở. Với những người nhẫn nhịn vì con, tôi cũng phải viện dẫn lợi ích của những đứa con để thuyết phục. Mái nhà mà họ cố giữ thực ra không phải "đầy đủ" mà vừa thừa vừa thiếu: thiếu yêu thương và dư thừa sự thù ghét, bạo lực - liệu sẽ mang lại điều gì tốt đẹp cho tương lai của đứa trẻ sau này?

Có những phụ nữ vừa thương con, vừa muốn giữ thể diện cho chính mình và cha mẹ. Nhưng giấy không gói được lửa. Giữ thể diện sao cho nổi khi cứ dăm bữa nửa tháng các chị lại thâm tím mặt mày, tấp tểnh chân lành chân què ra ngõ...

Những cuộc tư vấn của tôi là những cuộc trò chuyện thủ thỉ, mưa dầm thấm lâu như vậy. Với sự vận động của xã hội theo hướng ngày càng cởi mở hơn với chuyện ly hôn, rào cản tâm lý dần được dỡ bỏ, dù còn chậm chạp. Nhiều phụ nữ đã ý thức được con "không có" bố có thể còn tốt hơn là ở cạnh những ông bố bạo hành, gia trưởng hay cờ bạc.

Nhưng khi vượt qua được trở ngại về tâm lý, những người vợ - như cô Hiền - gặp phải rào cản khác: nhận thức và khả năng vận dụng các quy định pháp luật. Phần lớn phụ nữ chưa biết dùng công cụ pháp luật để bảo vệ bản thân. Họ coi chồng đánh vợ là chuyện dạy dỗ nhau trong nhà, chứ không phải còn là quan hệ hình sự giữa công dân với công dân trong một xã hội thượng tôn pháp luật.

Giấy đăng ký kết hôn thực chất là văn bản Nhà nước công nhận quan hệ vợ chồng dựa trên các nguyên tắc được pháp luật bảo vệ. Nhà nước nghiêm cấm các bên nô dịch, xâm phạm về thể xác và tinh thần dưới bất kỳ hình thức nào.

Bộ luật Hình sự 2015 rất tiến bộ khi tạo ra cơ chế bảo vệ tối đa người phụ nữ. Điều 185 về tội ngược đãi hoặc hành hạquy định chỉ cần chồng có hành vi thường xuyên làm vợ bị đau đớn về thể xác, tinh thần; hoặc từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà tái phạm thì có thể bị phạt tù lên đến 3 năm, thậm chí 5 năm nếu người vợ có thai. Trường hợp gây ra thương tích sẽ bị xử lý về tội "cố ý gây thương tích" với khung hình phạt nặng hơn.

Đây là công cụ rất mạnh mà pháp luật Nhà nước trao cho người phụ nữ. Tức là, bạo hành dù chưa gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp nhẹ thì bị xử phạt hành chính, nhưng nếu tái phạm, dù chỉ một cái tát, sẽ bị xử lý hình sự và khó được hưởng án treo, vì trước đó đã có tiền sự. Tương tự, đập phá tài sản gia đình trị giá từ bốn triệu đồng trở lên thì có thể bị khởi tố về tội "hủy hoại tài sản".

Quy định của nhà làm luật rất sắc bén, chặt chẽ, nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực tái diễn. Nhưng không chỉ phụ nữ mà nhiều nam giới có lẽ cũng không ý thức được rằng, họ sẽ rất dễ vướng án hình sự nếu đánh vợ.

Tại sao họ không biết các quy định cơ bản và tối thiểu như vậy? Tôi cho rằng khi cấp đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp ở địa phương phải yêu cầu đôi bên "học thuộc" quy định này và coi đây là điều kiện bắt buộc để được cấp giấy chứng nhận hôn nhân. Lực lượng công an chính quy đã về đến cấp xã. Biết luật và trình báo sớm hành vi bạo hành sẽ giúp người phụ nữ có cơ hội được bảo vệ kịp thời.

Với những trường hợp bị bạo hành nghiêm trọng, tôi từng tư vấn họ kín đáo sử dụng điện thoại ghi lại sự việc. Hình ảnh hoặc âm thanh về bạo lực, kết hợp với vết tích trên thân thể nạn nhân không chỉ là căn cứ để chính quyền răn đe kẻ bạo hành bằng pháp luật, mà còn là chứng cứ thuyết phục để người vợ giành các quyền lợi chính đáng trong trường hợp phải ra tòa ly hôn.

Ly hôn xong, cô Hiền về ở với vợ chồng người con gái. Mỗi ngày của cô bây giờ trôi qua nhẹ nhàng bên vườn rau và hai đứa cháu. Chỉ có những trận đòn cũ đôi khi vẫn trở về hành hạ trong giấc mơ.

Bùi Võ

Thể thao
上一篇:Nhận định, soi kèo Borneo FC vs Semen Padang, 19h00 ngày 14/1: Tin vào cửa trên
下一篇:Soi kèo phạt góc Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1