当前位置:首页 > Thời sự > Soi kèo góc Brighton vs Chelsea, 3h00 ngày 15/2 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Thể Công Viettel, 17h00 ngày 14/2: Tiếp tục chìm sâu
An Na
Ảnh: People, Dailymail
Diễn viên 47 tuổi Eva Longoria mặc hở trên thảm đỏ Cannes 2022
Kang Soo Yeon là một trong những ngôi sao điện ảnh mang tính biểu tượng của màn ảnh xứ sở kim chi thập niên 1980-1990, là diễn viên đầu tiên mang về giải thưởng danh giá tại LHP quốc tế Venice cho Hàn Quốc vào năm 1987.
Cách đây 2 ngày cô bất tỉnh tại nhà riêng và được đưa vào viện. Gia đình Kang Soo Yeon cho hay nữ diễn viên qua đời vì xuất huyết não vào lúc 3 giờ chiều ngày 7/5 tại một bệnh viện ở phía nam Seoul. Lễ tang sẽ do ngành điện ảnh nước này tổ chức. Ông Kim Dong-ho, nguyên Giám đốc LHP quốc tế Busan đứng ra chủ trì.
Kang Soo Yeon sinh năm 1966 tại Seoul và bắt đầu đóng phim năm 4 tuổi. Cô đã tham gia rất nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh đình đám và trở thành một trong những diễn viên nhí nổi bật nhất của Hàn Quốc. Năm 21 tuổi, Kang Soo Yeon giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Venice nhờ vai diễn trong phim The Surrogate Womb,trở thành diễn viên Hàn đầu tiên thắng giải tại 1 trong 3 LHP danh giá nhất thế giới.
2 năm sau đó, bộ phim Come, Come, Come Upwardtiếp tục mang về cho cô giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Moscow. Kang Soo Yeon được trao tặng biệt danh "ngôi sao đẳng cấp thế giới" kể từ đó. Thập niên 1990, Kang Soo Yeon tiếp tục góp mặt trong vô số bộ phim ăn khách như: The Road To Race Track (1991), Blue in You(1992), Go Alone Like Musso‘s Horn(1995), Girl’s Night Out(1998).
Năm 2001, Kang Soo Yeon góp mặt trong Ladies of the Palace của đài SBS, một trong những series phim truyền hình có tỉ suất người xem cao nhất năm. Từ 2015-17, cô là đồng giám đốc LHP Busan.
Quỳnh An - Theo Yonhap
" alt="Diễn viên Kang Soo Yeon qua đời ở tuổi 56 sau 2 ngày nhập viện"/>Diễn viên Kang Soo Yeon qua đời ở tuổi 56 sau 2 ngày nhập viện
Bà nội là một người phụ nữ mạnh mẽ, cứng rắn, đã trải qua biết bao khó khăn khi chồng mất sớm để nuôi lớn ba tôi và các cô chú. Sau khi ba tôi lấy mẹ, bà vẫn giữ vai trò người chủ gia đình và quyết định mọi việc.
Trong mắt bà, một người phụ nữ chỉ đáng giá khi có công ăn việc làm, kiếm tiền lo cho gia đình. Nhưng mẹ tôi lại khác. Mẹ không đi làm mà chọn ở nhà làm nội trợ, chăm sóc gia đình, lo cơm nước, nhà cửa. Điều này khiến bà nội không hài lòng.
Tôi còn nhớ những lần mẹ ngồi lặng thinh chịu đựng khi bà nội quát mắng. "Không làm ra tiền thì chẳng có tiếng nói trong nhà", bà nội thường nói như thế. Mẹ lặng lẽ làm việc nhà, không nói gì, chỉ cúi mặt làm hết mọi thứ.
Tôi biết mẹ buồn nhưng chưa bao giờ thấy mẹ cãi lại hay tỏ ra bất mãn. Mỗi lần nghe bà nội mắng mẹ, tôi lại cảm thấy tức giận thay nhưng cũng không biết làm gì hơn ngoài việc lén lút ôm lấy mẹ và khẽ nói: "Con thương mẹ lắm, mẹ à!".
Thời gian cứ trôi qua như thế, ngày này qua ngày khác. Bà nội vẫn hay trách móc, và mẹ tôi vẫn âm thầm làm mọi công việc trong gia đình. Đôi lúc, tôi thấy mẹ rơi nước mắt nhưng bà nội không biết, hoặc có biết thì cũng chẳng hề an ủi mẹ.
Cuộc sống của gia đình tôi bắt đầu thay đổi khi bà nội ốm nặng. Bà nội đã 75 tuổi, bị tiểu đường lâu năm nên giờ ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Bà phải ngồi xe lăn, không còn tự lo được cho mình, mọi việc sinh hoạt hàng ngày đều cần người giúp đỡ. Các cô chú bận rộn với công việc, và ba tôi cũng không thể ở nhà thường xuyên. Thế là, mẹ trở thành người duy nhất chăm sóc bà nội.
Từng ngày, mẹ không ngại khó khăn, không nề hà chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho bà nội. Dù trước đây bà nội từng mắng mỏ mẹ biết bao lần, nhưng mẹ vẫn chăm sóc bà nội bằng tất cả sự tận tâm và thương mến.
Một hôm, bà nội gọi mẹ vào phòng rồi nói: "Cả đời mẹ cứ nghĩ phải đi làm kiếm tiền mới đáng quý nhưng giờ mẹ mới nhận ra có những thứ còn quan trọng hơn cả tiền bạc".
Nói xong, bà nội mở chiếc hộp đỏ được đặt trên tủ đầu giường, bên trong là 2 chỉ vàng mà bà đã cất giữ bấy lâu nay. Bà nội đưa cho mẹ, nói mẹ cất lấy mà phòng thân, không phải nói với ai hết.
Mẹ tôi từ chối và nói với bà nội rằng "chỉ cần mẹ hiểu lòng con là đủ rồi". Bà nội vẫn dúi vào tay mẹ và quay đi gạt nước mắt.
Tôi đứng ở bên ngoài chứng kiến toàn bộ cảnh tượng ấy mà xúc động rơi nước mắt. Tôi biết mình đang nhìn thấy khoảnh khắc lịch sử của gia đình. Khoảnh khắc ấy khắc sâu trong lòng tôi, khiến tôi càng thêm yêu, kính trọng bà nội và mẹ.
Khoảng hơn 1 năm sau đó, bà tôi qua đời. Giờ đây, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh 2 người phụ nữ ấy: Một người từng kiên cường nhưng rồi nhận ra sự yếu đuối của mình, một người thầm lặng nhưng lại mạnh mẽ và kiên trì hơn bao giờ hết.
Chính mẹ đã dạy cho tôi bài học về lòng nhân ái, sự hy sinh thầm lặng và giá trị đích thực của tình thân mà tiền bạc không bao giờ có thể mua được.
Bà nội dúi chiếc hộp đỏ vào tay mẹ, tôi đứng ngoài chứng kiến mà rơi nước mắt
Nhận định, soi kèo Al Karkh vs Naft Al Basra, 18h30 ngày 13/2: Khó tin cửa dưới
Nghị lực của cô gái nhỏ nơi xứ lạ
Hồ Ngọc Nhi sinh năm 1994 ở TP.HCM. Năm 2002 sang Mỹ cùng gia đình. Cuộc sống nơi xứ lạ khá vất vả khi bố mẹ Nhi vốn là thợ may, khả năng tiếng Anh có hạn.
![]() |
Hồ Ngọc Nhi (thứ hai từ trái sang phải) chụp chung với các bạn (Ảnh: NVCC). |
"Năm đầu tiên ở Mỹ là năm khó khăn nhất của em. Em chứng kiến mẹ em đứng bán tôm lạnh 10 tiếng ban ngày và thêm 4 tiếng ban đêm để may quần jeans - trong khi bố em từ bỏ tính gia trưởng và khiêm nhường làm công việc chăm sóc móng tay móng chân. Chứng kiến sức khỏe của bố mẹ suy giảm hằng ngày, một cô gái 8 tuổi như em đã cố gắng trở thành người con gái mà bố mẹ tự hào"- Nhi tâm sự.
Thay vì nhờ sự trợ giúp từ bố mẹ sau khi họ về nhà lúc 9h đêm, Nhi dành thời gian buổi chiều trong thư viện với việc đọc sách và viết. Sau khi thư viện đóng cửa, Nhi một tay cầm cuốn sách vừa mượn được, một tay cầm bút, sẵn sàng đọc thêm để cải thiện tiếng Anh.
"Khi cho bố mẹ xem bảng báo cáo với điểm số cao, họ luôn cười nhẹ....đủ để nhận thấy họ như được giảm bớt một phần mệt nhọ" - Nhi nhớ lại.
Trong suốt năm đầu, Nhi nói mình luôn gặp trắc trở ở trường. Bạn bè cười nhạo khi Nhi đánh vật với những từ mà em không thể làm chủ và em không biết chơi các trò chơi địa phương.
"Cách tệ nhất và phổ biến nhất mà người ta chế nhạo em là làm méo mó tên và xác minh của em. Nhi Honhanh chóng trở thành Ni Hao, Nhi Ho Ho Ho, và “đầu gối”. Em rất buồn vì thái độ của các bạn cùng lớp với tên mình đến mức mà em gần như đã phải chấp nhận một cái tên tiếng Anh.
Tuy nhiên, em đã ngăn mình lại trước khi mọi thứ được hợp thức hóa. Bỏ tên tiếng Việt, cái tên mà đã xác định cả cuộc đời em là lời chào tạm biệt cuối cùng với văn hóa VN. Tên của em là bằng chứng về bản sắc Việt trong em, và em sẽ không bao giờ từ bỏ nó.
Vì vậy, bất cứ khi nào người ta trêu trọc em về tên của em, em đều phớt lờ họ và đi tiếp. Em là chính mình" - Nhi tâm sự.
![]() |
Hồ Ngọc Nhi từng có quãng thời gian khó khăn trên đất Mỹ. (Ảnh: NVCC). |
Trân trọng chính mình, Nhi học bắt đầu dự án của mình sớm để đảm bảo em có nhiều thời gian để cố gắng hết sức. Khi em trở nên tự tin về tính cách của mình cũng là lúc em chia sẻ quan điểm một cách thoải mái. Bản chất độc lập và sẵn sàng học hỏi là giá trị lớn nhất của Nhi. Điều đó như Nhi nói sẽ giúp em rất nhiều khi vào ĐH.
Đường tới Harvard, Yale, MIT, Brown, UCLA, UC Berkele
Nhi từng được học vượt cấp, bỏ qua môn Toán ở lớp 6.
Lên lớp 11 Nhi đỗ USA Biology Olympiad, là 1 trong 20 thí sinh cuối cùng trong 10.000 thí sinh dự thi năm 2011 được chọn để tham gia chương trình đào tạo tại khu dân cư của trường ĐH Purdue.
Thời phổ thông tại trường Santa Monica, Nhi là tình nguyện viên trong các buổi trình chiếu phim ảnh và dựng quỹ để nâng cấp Trường học tim mạch cấp 2, kêu gọi quyên góp được khoảng 1.000 USD mỗi năm; chủ tịch của 1 câu lạc bộ giúp đỡ các trẻ em châu Phi.
Tốt nghiệp thủ khoa Trường THPT Santa, Monica, Nhi nhận được học bổng của 6 trường danh tiếng trên đất Mỹ gồm: Harvard, Yale, MIT, Brown, UCLA, UC Berkeley.
Cuối cùng Nhi chọn theo học ngành Công nghệ sinh học tái sinh và phát triển con người, ĐH Harvard để tiếp tục theo đuổi đam mê sinh học.
Hi vọng hạ giá thành thuốc, giúp đỡ người nghèo trên thế giới
Yêu thích sinh lý học và robot từ năm lớp 10 khi nhận được học bổng về khoa học và toán học - Nhi đã sớm chế tạo cho mình robot đầu tiên có khả năng vượt mọi chướng ngại vật.
![]() |
Hồ Ngọc Nhi đam mê sinh học, hi vọng có thể góp sức vào việc giảm giá thành thuốc để giúp đỡ nhiều người nghèo trên thế giới. (Ảnh: NVCC). |
Lên lớp 12, từ ý tưởng muốn có người thay dì ở quê nhà Việt Nam giúp nhắc nhở ông nội đã 90 tuổi uống thuốc, Nhi đã chế tạo ra robot nhắc uống thuốc đúng giờ.
Ý tưởng về một chú robot nhắc uống thuốc đúng giờ của Nhi từng lọt top 10 trong cuộc thi Hackathone tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Hiện tại Nhi đã chế tạo 3 robot: robot vượt mọi “mê cung”, robot nhắc uống thuốc, robot bay.
Không học kỹ sư nhưng tại ĐH Harvard Nhi còn là người sáng lập CLB robot ở trường vào học kỳ mùa xuân 2013 và là đồng chủ tịch trong 2 năm sau. Cô bạn cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo về kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện và mã hóa.
Ở chuyên ngành của mình, Nhi đã hoàn thành 2 nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí hóa học quốc tế.
Hiện tại, Nhi đang nghiên cứu về việc tái sinh các tế bào tim nhằm hỗ trợ điều trị các bệnh tai biến về tim. Dự án sẽ hoàn tất và công bố trên tạp chí khoa học quốc tế trong vài tháng tới.
“Một trong những lý do chính khiến người mắc bệnh tim tử vong là vì tế bào tim của người không thể… mọc mới. Khi một tế bào tim chết sẽ không có tế bào mới thay thế và chúng ta chỉ có thể chữa trị bằng liệu pháp cấy ghép để bảo vệ các tế bào cơ tim còn lại. Nhưng điều này là không đủ để hạn chế tổn thương do các tế báo chết gây ra.
Em đang nghiên cứu gen giúp chuột trưởng thành có thể mọc tế bào tim mới sau các cơn đau tim. Tôi hy vọng, nghiên cứu thành công và áp dụng thành quả này với con người trong tương lai không xa”- Ngọc Nhi cho biết.
Tháng 6 tới đây Nhi sẽ về VN với vai trò ban tổ chức và khách mời của trại hè HViet. Đây là chương trình phi lợi nhuận đầu tiên theo mô hình lớp học của Harvard và chuẩn ĐH Mỹ, mang nền giáo dục khai phóng (Liberal Arts Education) đến với học sinh THPT tại Việt Nam.
Chương trình diễn ra từ ngày 13 - 20/6 tại Trường ĐH RMIT, TP.HCM. Mỗi trại sinh sẽ đóng 8 triệu đồng, bao gồm: sách vở, tài liệu, xe đưa đón, các bữa ăn và chi phí khách sạn... Ban tổ chức cho hay sẽ hỗ trợ tài chính cho trường hợp khó khăn, hiếu học. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký đến hết ngày 15/4, qua website HViet hoặc Facebook: HViet.
Năm tới, sau khi tốt nghiệp ĐH Harvard, cô gái Việt sẽ học Y khoa tại ĐH California San Francisco (tốp 5 trường đại học tốt nhất về Y tế tại Mỹ).
Trong tương lai, tôi sẽ trở thành một bác sĩ, một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực y sinh. Nhi hi vọng có thể tập hợp nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này để hạ giá thuốc và giúp người nghèo khắp thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhi hy vọng sẽ đem đến cho học sinh THPT cơ hội để có suy nghĩ toàn cầu hơn và tìm ra cơ hội xung quanh họ trong một viễn cảnh khác bằng cách tương tác với sinh viên Harvard. Nhi cũng muốn chia sẻ cho mọi người rằng em đã bước ra khỏi vỏ bọc thoải mái để cố gắng và đạt được cơ hội thứ mà đặc biệt không có sẵn với em như thế nào.
Từ cô gái bị trêu cười đến Harvard và 5 ĐH hàng đầu thế giới
Sự lệ thuộc này chính xác là điều mà nhiều bà vợ hướng đến khi bắt chồng nộp hết lương, thưởng hay các khoản thu nhập khác mà họ biết được. Đồng nào chồng giấu giếm không đưa đều bị coi là quỹ đen.
“Anh cần gì chỉ cần nói là em đưa”, các bà thường ngon ngọt dỗ chồng như vậy, nhưng thực tế thì như các ông than thở, “vợ là cái nhà băng mà đưa tiền vào thì dễ, rút ra cực khó”.
Nhiều chị em giữ thu nhập của chồng không chỉ vì sợ thất thoát, mà còn để kiểm soát hành vi của anh ta, vì không có tiền trong tay sẽ không thể muốn gì làm nấy, không thể bồ bịch, đàn đúm, chơi bời hư hỏng.
Không quý ông nào cam lòng để mất tự do như vậy, nên cái gọi là quỹ đen ra đời. Họ dùng quỹ này để có thể uống với bạn bè, đồng nghiệp vài cốc bia, có thể mua quà “nuôi” những mối quan hệ mà nếu đề xuất với vợ thì khoản chi này sẽ không được duyệt, hay thỉnh thoảng biếu bố mẹ, cho anh chị em ruột…
Có điều, nhiều bà vợ rất cao tay, hầu như khoản quỹ đen nào của chồng sớm muộn cũng bị phát hiện, tịch thu bằng sạch. Mỗi lần như thế, ông chồng không chỉ bị “bần cùng hóa” mà còn phải chịu một trận bạo lực ngôn từ tối tăm mặt mũi.
Có bà vợ tìm đến chuyên gia tâm lý, chuyên gia tư vấn về hôn nhân than vãn rằng mình toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, phục vụ chồng tận răng, từ đôi tất hay cái quần đùi chồng đều không phải tự mua, ấy vậy mà anh ta còn đổ đốn chán vợ, đòi ly dị.
Nhà tư vấn hỏi chuyện thật kỹ mới biết, hóa ra anh chồng mới là nạn nhân, bị vợ kiểm soát tiền bạc đến mức “không thở nổi”, lâu dần thành ám ảnh sợ hãi, chỉ muốn ly hôn để thoát khỏi sự “cai trị” đầy độc đoán của vợ.
Một kiểu bạo lực gia đình khác liên quan đến kinh tế mà rất nhiều đàn ông Việt đang phải chịu, đó là bị đay nghiến, xúc phạm thường xuyên vì không kiếm được nhiều tiền như chồng nhà người ta. Bất tài, vô dụng, lười biếng, không có chí tiến thủ… là những tính từ mà họ bị vợ “ném” vào mặt hết ngày này qua ngày khác, đến mức cảm thấy lòng tự trọng, tự tôn của mình đã hạ đến đáy.
Một cô bạn của tôi đã nhọc lòng nhờ vả khắp nơi để kiếm cho ông xã công việc mới tốt hơn, nghĩa là có khả năng đem lại thu nhập cao hơn. “Tôi tốn khá nhiều tiền quà cáp để xin cho chồng công việc đó, nhưng anh ấy chẳng những không cảm kích mà còn tỏ thái độ thù địch, đi làm không chú tâm, được nửa năm thì bỏ, khiến tôi muối mặt với người ta”, cô bạn kể, cực kỳ thất vọng về chồng, và càng thất vọng, giận dữ hơn khi một thời gian sau, gia đình chồng phát hiện anh ấy bị trầm cảm.
“Tôi vất vả chèo chống gia đình như thế, không trầm cảm thì thôi, anh ta đã chẳng được tích sự gì, không thèm cố gắng, vậy mà còn dám trầm cảm”, bạn tôi rất phẫn uất. Nhưng trước sức ép của gia đình, cô đành cùng anh đến chuyên gia tâm lý và từ đó nhận ra mình cũng có cái sai.
Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 coi việc cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ cũng là bạo lực gia đình. Bạn tôi chưa đến mức như vậy, nhưng việc cô ấy ngày ngày càm ràm, chê bôi, hạ thấp, thúc ép chồng cũng là một thứ bạo lực có sức tàn phá tinh thần ghê gớm.
Có lẽ nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy tức giận, thấy bất công khi phải nhìn nhận thực tế mình là người bạo lực gia đình, vì cho rằng những gì họ làm đều là muốn tốt cho mái ấm, rằng bản thân cũng rất vất vả, mệt mỏi. Mặt khác, việc định vị đàn ông là phái mạnh khiến chị em không nghĩ rằng họ cũng có thể bị tổn thương.
Bản thân nam giới cũng bị trói buộc bởi định kiến này nên thường cố gắng chịu đựng, không dám chia sẻ với ai. Nhưng càng cố gắng cứng cỏi để đáp lại sự kỳ vọng, một khi quá tải, sự suy sụp càng lớn.
Phòng chống bạo lực gia đình, đã đến lúc cần tác động đến cả hai giới.
Theo VTCNews
Khảo sát cho thấy, tỷ lệ ly hôn tăng lên 30% khi người chồng thất nghiệp, không làm ra tiền chăm lo cho gia đình.
" alt="'Lột' sạch tiền chồng, kiểu bạo hành ưa thích của nhiều bà vợ Việt"/>'Lột' sạch tiền chồng, kiểu bạo hành ưa thích của nhiều bà vợ Việt
Điều khiển cổng qua app với tính năng vượt trội
Nhiều người có chung nỗi ám ảnh mỗi khi ra vào nhà là phải mở/ đóng cổng, và nhiều khi đi khá xa rồi không nhớ rõ là mình đã đóng cổng hay chưa. Giờ đây, chỉ với một chiếc điện thoại có kết nối internet, ai cũng có thể kiểm tra trạng thái, rồi đóng mở cổng từ xa, dù đang ở chợ, ở nơi làm việc, hay cả khi đang ở nước ngoài.
Với cổng tự động thế hệ cũ, người dùng luôn phải mang theo 1 chiếc điều khiển từ xa. Còn với HCO Smart Gate, chỉ cần có chiếc điện thoại là đủ. Mỗi khi vào/ ra, không cần phải xuống xe hoặc chạy đến mở cổng nữa, mà chỉ cần mở app trên điện thoại, có thể dễ dàng mở và sau đó đóng cổng chỉ với vài thao tác chạm.
![]() |
Tất nhiên, với ứng dụng HCO Smart Gate, người dùng vẫn sử dụng điều khiển từ xa (remote) như bình thường, để cho người lớn tuổi, trẻ em hoặc người giúp việc đóng mở cổng. Ưu điểm ở đây chính là, khi bị mất điều khiển từ xa hoặc không muốn người khác sử dụng, có thể xóa remote, ngăn chặn hành vi sử dụng mà mình không mong muốn.
Trong một số trường hợp, cổng không đóng mở được, ứng dụng giúp chúng ta kiểm tra trạng thái cổng, xem đấy là lỗi gì. Từ đó, có thể khắc phục một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
Ngoài ra, chủ nhà còn dễ dàng kiểm tra lịch sử đóng/ mở cổng như thời gian, số lần trong ngày, từ đó có thể biết ai đã mở/ đóng cổng vào thời điểm nào.
![]() |
![]() |
Ứng dụng thông minh, phần cứng tiện ích
Phần cứng kèm theo ứng dụng HCO bao gồm một bộ HCO Wi-Fi Smart V1.0, sử dụng nguồn điện 24V 1 chiều, kết nối với 1 bảng mạch điều khiển. Thiết bị HCO Wi-Fi Smart V1.0 là thiết bị kết nối bộ điều khiển cổng với mạng Wi-Fi gia đình, từ đó, tín hiệu điều khiển gửi từ app HCO Smart Gate có thể dễ dàng điều khiển cánh cổng một cách tức thời.
![]() |
Ứng dụng HCO Smart Gate có giao diện trực quan bằng tiếng Việt, nên bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng sử dụng chỉ với việc chạm màn hình để đóng/ mở/ dừng hoặc đóng/mở 1 cánh. Trạng thái Cổng đóng/ mở cũng hiển thị % lên màn hình nên thuận tiện cho việc theo dõi.
Hiện HCO Smart Gate đã vượt qua bài kiểm tra khắt khe của Apple và Google để có trên kho ứng dụng App Store (điện thoại iPhone) và CH Play (điện thoại Android). Người dùng chỉ việc tải ứng dụng về, nhập email hoặc số điện thoại để đăng ký tài khoản, sau đó kết nối với thiết bị điều khiển cổng là có thể sử dụng.
![]() |
HCO Smart Gate là giải pháp do Công ty TNHH HCO Việt Nam, một đơn vị tiên phong trong lĩnh vực tự động hóa phát triển. HCO đã và đang trở thành một công ty hàng đầu trong việc nhập khẩu và phân phối các hệ thống ra vào tự động (automation access systems) ứng dụng trong dân dụng, công nghiệp và thương mại.
Với ứng dụng HCO Smart Gate, người dùng hoàn toàn có thể dễ dàng điều khiển các hệ thống cửa như: cổng tự động âm sàn, cổng tự động tay đòn, cổng tự động trượt ngang, cửa tự động Garade.
Minh Anh
" alt="HCO Smart Gate: Giải pháp đột phá cho cổng tự động thông minh điều khiển từ điện thoại di động"/>HCO Smart Gate: Giải pháp đột phá cho cổng tự động thông minh điều khiển từ điện thoại di động