Quỳnh Anh Shyn vừa bất ngờ nhận được nhiều sự quan tâm, tò mò khi chia sẻ những hình ảnh từ phòng cách ly. Được biết, Quỳnh Anh Shyn đang được tạm thời cách ly để chờ kết quả xét nghiệm của người đi cùng chuyến bay nghi bị nghiễm Covid-19. |
Hot-girl Quỳnh Anh Shyn. |
Cô có mặt trên chuyến bay VN237 từ Hà Nội đến TP.HCM. Tuy nhiên, khi hạ cánh, cô phải đợi 1 tiếng trên máy bay mà chưa được vào nhà ga. Khi xuống, cô nhận thấy có bảo vệ và cảnh sát cơ động nên hơi lo lắng. Sau đó, mỗi hành khách được phát 1 tờ khai y tế và cô đã chấp hành điền đầy đủ các thông tin vào tờ khai.
Cô và nhiều hành khách khá hoang mang khi được thông báo trên chuyến bay có người tiếp xúc với người bị nhiễm Covid-19. Sau đó, cô được thông báo sẽ có xe của quận đưa mọi người về nhà hoặc trung tâm y tế của quận để chờ xét nghiệm một hành khách.
Quỳnh Anh Shyn cho hay nếu kết quả âm tính, Quỳnh Anh sẽ được về nhà còn nếu kết quả dương tính, cô nàng sẽ phải cách ly tập trung trong 14 ngày theo quy định.
Chia sẻ với VietNamNet, Quỳnh Anh Shyn cho biết khi vừa mới đáp chuyến bay từ Hà Nội đến sân bay Tân Sơn Nhất thì cô nhận được thông tin mình đã ở trên cùng chuyến bay với bệnh nhân nghi bị nhiễm virus corona.
|
Hình ảnh Quỳnh Anh Shyn trong khu cách ly tạm thời. |
Ban đầu, cô khá lo lắng vì tốc độ lây lan của dịch bệnh trong những ngày qua khá phức tạp, tuy nhiên sau đó Quỳnh Anh Shyn cũng đã bình tĩnh thực hiện các biện pháp bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng, chấp hành các quy định bảo hộ.
Ngoài ra, Quỳnh Anh Shyn chia sẻ thêm rằng tình trạng sức khỏe của cô vẫn ổn và chưa xuất hiện những dấu hiệu của bệnh do virus corona gây ra. Bên cạnh đó, cô cũng cảm thấy hài lòng trước dịch vụ chăm sóc và sự nhiệt tình của các nhân viên y tế.
Trung Đức - HM
Hồ Ngọc Hà ủng hộ 3 tỷ đồng chống Covid-19, hạn mặn
Chia sẻ với VietNamNet, Hồ Ngọc Hà cho biết cô cùng những người bạn quyên góp 3 tỷ đồng cho chiến dịch chống Covid-19 và ngập mặn.
" alt=""/>Quỳnh Anh Shyn bị cách ly tạm thời vì bay cùng người nghi nhiễm Covid
Sinhviên Trường ĐH Lao động xã hội bức xúc vì trường truy thu học phí Giáodục quốc phòng từ 2 năm trước với số tiền 650.000 đồng/sinh viên.Sinhviên Trường ĐH Lao động xã hội bức xúc vì trường truy thu học phí Giáodục quốc phòng từ 2 năm trước với số tiền 650.000 đồng/sinh viên.
|
Trường ĐH Lao động xã hội. |
Theocác sinh viên khóa D9, D10, D11, Trường ĐH Lao động xã hội vừa có yêucầu sinh viên đóng học phí môn Giáo dục quốc phòng từ 2 năm trước với sốtiền 650.000 đồng/sinh viên. Giải thích về việc này, theo các sinh viênnhà trường cho biết là “quên chưa thu học phí”.
“650.000đồng không phải là số tiền quá lớn, nhưng 650.000 đồng nhân lên với consố 10.000 sinh viên con số đó không hề nhỏ” – một sinh viên khóa D9 bứcxúc.
30/1/2016, nhà trường thông báo đến toàn thể sinh viên 3 khóatrên thời gian nộp học phí vào 4 ngày đầu tiên đi học của năm mới từngày 22/2/2016 – 26/2/2016.
BạnP.T.T.D (sinh viên năm 3 Trường ĐH Lao động xã hội) cho biết: “Tháng7/2014, khóa D9 chúng em được nhà trường tổ chức học quân sự tại XuânHòa, Vĩnh Phúc. Thời gian đó sinh viên đã hoàn thành chi phí ăn, ở, học ởđó.
Cóhôm các thầy cô xuống thăm, một bạn đã đứng lên hỏi rõ về việc sinhviên có cần phải đóng thêm khoản nào khác không, một cô giáo đã khẳngđịnh: các em không phải đóng học phí môn này vì nhà trường đã lo rồi,chỉ đóng tiền ăn ở dưới này thôi”.
Vậymà, sau một buổi họp mặt các lớp trưởng ngày 26/01/2016, nhà trường bấtngờ thông báo về khoản tiền học phí “trên trời rơi xuống”, đề nghị sinhviên hoàn thành đúng thời hạn.
Mộtđiều đáng nói nữa là, số tiền học phí 650.000/1 sinh viên theo văn bảnsố 122/ĐHLĐXH-ĐT căn cứ nghị định số 86/2015/NĐ-CP của chính phủ về quyđịnh cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thốnggiáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí học tập từ năm học2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Tuy nhiên nhà trường lại áp dụng cho sinh viên khóa D9 đã học giáo dục quốc phòng từ tháng 7/2014.
Đếnnay, theo phản ánh của sinh viên họ đã có điểm số, có bằng chứng nhậncủa bộ môn này nhưng giờ lại phải đóng học phí. Đối với các môn họckhác, chỉ cần không đóng học phí thì sinh viên không được làm bài kiểmtra giữa kỳ, không được thi hết môn. Còn môn giáo dục quốc phòng thìngược lại, thi xong, có điểm, có bằng xong thì mới... thu học phí?
Sinhviên mong các thầy cô giải thích rõ ràng cho sinh viên vì theo các bạntìm hiểu thì sinh viên tại các trường khi đi học môn này thì không phảiđóng học phí.
TrươngVăn T. (đang học năm 3 khoa Kế toán) cho biết: Lớp của T. gồm có 70sinh viên, một số sinh viên sau khi nhận được thông tin đó đã lên phòngtài vụ đóng số tiền này. Nhưng đa số các bạn khác thì không đồng ý đóngvì khoản này không hợp lý.
Chiều 3/2, trao đổi với VietNamNet,ông Phạm Quốc Huy - Phó Trưởng Phòng Hành chính -Tổng hợp Trường ĐH Laođộng - Xã hội cho biết: Hiện nay nhà trường chưa có câu trả lời chínhthức với báo chí về vấn đề này. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu trường báo cáo sựviệc về bộ trước ngày 10/3. Thông tin chi tiết về việc “đúng –sai” rasao sẽ được trường chủ động trả lời với PV.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Nhất Hy - Văn Chung
" alt=""/>Sinh viên ĐH Lao động xã hội bức xúc vì học phí quốc phòng
Giá xăng liên tiếp điều chỉnh tăng từ đầu năm đến nay đã khiến áp lực đối với các tài xế taxi, xe công nghệ ngày càng trở nên lớn hơn. Áp lực gia tăng cũng ảnh hưởng đến quyết định gắn bó với công việc của nhiều người.
Trong bối cảnh giá xăng tiếp tục leo thang, các ứng dụng gọi xe tìm cách giữ chân tài xế bằng các chương trình thưởng chuyến, hỗ trợ thậm chí giảm chiết khấu để giảm áp lực, trong khi không thể tăng giá dịch vụ bởi nó sẽ tác động tới khách hàng.
|
Các ứng dụng tìm cách giữ chân tài xế |
Trao đổi với ICTnews, đại diện ứng dụng be cho biết: “Sức ép giá xăng tăng khiến hoạt động của đối tác tài xế gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, ứng dụng gọi xe không thể tăng giá cước ngay lập tức theo giá xăng vì sẽ ảnh hưởng đến khách hàng”.
Để hỗ trợ các tài xế, từ 16/6, be tiếp tục giữ mức giảm chiết khấu dịch vụ beCar lên đến 10% tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, đồng thời tiếp tục bổ sung nâng cao các chương trình thưởng hỗ trợ doanh thu cho tài xế be nói chung.
Trong khi đó, Gojek Việt Nam cũng cho biết, hãng đang duy trì nhiều chương trình cho các đối tác tài xế của mình có thể duy trì thu nhập trong bối cảnh hiện nay. Chẳng hạn, chương trình doanh thu tăng thêm 7% được triển khai tại Hà Nội và TP.HCM, sẽ hoàn tiền 7% trên tổng doanh thu tuần kế tiếp cho tài xế GoCar đạt hiệu suất hoạt động.
Hiệu suất hoạt động của đối tác tài xế trong 1 tuần (được đánh giá dựa trên số chuyến đi hoàn thành và thời gian hoạt động) sẽ được xếp hạng và nhận được mức ưu đãi tương ứng là 3%, 5% hoặc 7%.
Chương trình tặng phiếu xăng điện tử cũng được duy trì nhằm hỗ trợ chi phí xăng dầu cho các đối tác tài xế 2 bánh và 4 bánh có hiệu suất hoạt động tốt, để hỗ trợ tài xế an tâm hơn khi hoạt động.
Theo đó, trong mỗi đợt xếp hạng (3 tháng/lần), Gojek sẽ gửi tặng các đối tác tài xế phiếu xăng điện tử có giá trị tương ứng với mức hạng đối tác tài xế đạt được. Mức ưu đãi này sẽ được duy trì trong 3 tháng tiếp theo, cho đến kỳ xét duyệt xếp hạng mới.
Để duy trì và đảm bảo thu nhập cho các tài xế 2 bánh, ứng dụng gọi xe này cũng áp dụng chương trình tính ưu đãi theo từng mức điểm. Theo đó, tại TP.HCM, nếu tổng điểm tích lũy là 60 điểm thì đối tác tài xế sẽ được đảm bảo tổng doanh thu là 360.000 đồng, nếu đạt 95 điểm sẽ nhận được doanh thu 620.000 đồng, và ở mức điểm cao nhất là 110 thì đối tác tài xế sẽ có được doanh thu là 800.000 đồng.
Trong khi đó, tại Hà Nội, mức hỗ tương ứng là từ 200.000 đồng đến 850.000 đồng. Nếu đối tác tài xế đạt được các mức điểm nêu trên, nhưng tổng doanh thu không được như bảng tính của chương trình, Gojek sẽ bù thêm phần tiền còn lại, để đảm bảo doanh thu thực nhận của tài xế đúng với mức của chương trình đưa ra.
Hãng gọi xe lo mất cân bằng cung - cầu
Như ICTnews đã phản ánh, nhiều người dùng cho biết việc gọi xe qua các ứng dụng hiện nay khó hơn khi giá tăng cao và thời gian chờ đợi lâu hơn.
“Hiện nay, nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân trong giai đoạn kinh tế phục hồi sau đại dịch đang tăng cao. Có những thời điểm nhất định trong ngày như các khung giờ cao điểm, khách sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc tìm được tài xế là điều không thể tránh khỏi”, đại diện be thông tin.
Phía Gojek cũng cho biết, tình trạng này xảy ra do cung – cầu đang mất cân bằng trong thời gian cao điểm. Theo đó, đại diện hãng gọi xe chia sẻ, tổng số lượng đối tác tài xế hoạt động trên nền tảng Gojek tăng gần 10% trong tháng 5 - đà tăng này được duy trì trong suốt thời gian kể từ sau Tết.
|
Các hãng xe cần duy trì lượng tài xế hoạt động trên ứng dụng |
Đáng lưu ý, số lượng tài xế GoCar tại TP.HCM tăng gần 20% và lượng tài xế được tuyển dụng mới để tăng cường nguồn cung tăng 15%, trong 1 tháng qua. Riêng tại Hà Nội, số lượng tài xế xe 4 bánh mới đăng ký để hoạt động cùng Gojek cũng tăng gấp đôi so với tháng trước.
Về phía người dùng, Gojek cũng ghi nhận nhu cầu đi lại và đặt đồ ăn trực tuyến của người dùng từ sau Tết đến nay liên tục tăng, đặc biệt sau khi Hà Nội và TP. HCM mở cửa các hoạt động kinh doanh và hành chính trong giai đoạn bình thường mới. Tính riêng số lượng đơn hàng hoàn thành trên Gojek, tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi tháng của từng dịch vụ vận chuyển hành khách, giao đồ ăn, giao nhận hàng hóa đều ở mức 2 con số.
Lượng nhu cầu của khách hàng tăng cao đột biến vào một số khung giờ nhất định không tránh khỏi, dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung-cầu cục bộ, chưa kể sự mất cân bằng cung-cầu tại những điểm nóng về giao thông, hoặc trong những điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Duy Vũ
Nhu cầu gọi xe tăng đột biến, giá ứng dụng gọi xe tăng cao vào giờ cao điểm
Nhiều người dùng cho biết gặp khó khăn qua các ứng dụng gọi xe nhất là vào giờ cao điểm, khi không thể tìm kiếm tài xế. Điều này khiến cho giá dịch vụ tăng cao hơn.
" alt=""/>Ứng dụng gọi xe tìm mọi cách giữ chân tài xế