Vào mùa nắng nóng, các tỉnh thành trên cả nước đều phải gồng mình chịu đựng mức nhiệt lên đến 40 độ C. Đặc biệt, tác động trực tiếp đến người điều khiển cũng như phương tiện khi tham gia giao thông.Với xe máy, tiết trời nắng nóng khắc nghiệt khiến một số bộ phận trên xe máy nhanh chóng bị hao hụt, quá tải.... Nếu chủ xe không quan tâm tới xe của mình, có thể dẫn đến nguy hiểm khi tham gia giao thông.
 |
Kiểm tra dầu nhớt và nước làm mát định kỳ cho xe máy. |
Việc bảo dưỡng xe định kỳ là một trong những biện pháp giúp xe tăng tuổi thọ. Khi đi bảo dưỡng xe máy cần kiểm tra một số bộ phận cơ bản, như dầu nhớt, nước làm máy, hệ thống phanh, ắc quy, kim phun, két nước, bugi đánh lửa, xích hay dây cua roa dẫn động....
Vì khi vận hành trong điều kiện thời tiết nắng nóng, các bộ phận này rất dễ bị hao mòn, nảy sinh hư hỏng.
Cụ thể, các kỹ sư sẽ kiểm tra lượng nước làm mát của xe để đảm bảo sự vận hành tốt hơn. Vì vậy, với điều kiệt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt khiến các loại dung dịch này nhanh chóng bị hao hụt, xuống cấp... gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên xe.
Hiện này phần lớn các dòng xe máy, xe tay ga scooter tại Việt Nam đều sử dụng hệ thống làm mát bằng dung dịch. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra dung dịch nước làm mát cho xe.
 |
Các bộ phận trên xe được bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp cho sự vận hành của xe được tốt hơn. |
Dầu động cơ cũng là một trong những lưu ý, bạn có thể dễ dàng kiểm tra, thông qua việc theo dõi lịch bảo dưỡng định kỳ, số kilomet mà xe đã vận hành kể từ lần thay thế gần nhất.
Thông thường, đối với một số mẫu xe máy, xe tay ga, nhà sản xuất khuyến cáo nên thay nhớt máy sau khoảng 2.000 km. Ngoài ra, nếu không nắm được con số này, bạn nên tháo cây thăm nhớt và quan sát màu dầu nhớt. Nếu màu của dầu nhớt là màu đen thì đã đến lúc phải thay dầu, trong khi đó nếu dầu trên cây thăm có màu da cam là dầu nhờn còn tốt.
Bên cạnh đó, khi thay dầu động cơ nên đọc sách hướng dẫn, hoặc tham khảo thông tin tại các địa lý, trạm dịch vị để chọn loại dầu có độ nhớt phù hợp với động cơ của xe.
Với lốp xe - bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên thường hay gặp sự cố. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến độ mòn của lốp. Nếu gai lốp đã quá mòn, hay phát hiện thành lốp bị phù… dẫn đến lốp không thể hỗ trợ được sự di chuyển của xe. Khi đó, nhiên liệu sẽ bị hao tốn nhiều hơn so với bình thường.
Với bu gi - bộ phận đánh lửa trên xe nên thay thế hoặc bảo dưỡng định kỳ sau 8.000 - 10.000 km. Ngoài ra nên chú ý, kiểm tra tình trạng các bộ phận dễ mắc bệnh trên xe máy trong mùa nắng nóng như: ắc quy, phanh, hệ thống lọc gió...Vì mọi sự cản trở của một bộ phận trên xe đều gây ảnh hưởng đến sự vận hành xe.
 |
Áp suất lốp cũng rất quan trọng cho xe. |
Đơn cử như việc để xe luôn trong tình trạm bám bụi bẩn trong những ngày nắng nóng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả tản nhiệt của một số bộ phận trên xe.
Đặc biệt, khi bùn đất bám quá nhiều bên ngoài lốc máy sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tản nhiệt động xe, dẫn đến tình trạng nóng máy, quá nhiệt và nhiều hệ quả đi kèm. Vì vậy, vào những ngày nắng nóng, bạn nên thường xuyên rửa xe để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất bám trên xe.
Lưu ý đối với việc lưu đậu xe tại địa điểm cố định cũng làm ảnh hưởng đến tuổi tác của xe. Trường hợp đậu xe tại khu vực râm mát hoặc tầng hầm đậu xe sẽ duy trì tuổi thọ màu sơn xe, tránh ánh nắng tác động trực tiếp lên xe. Nếu xe để dưới thời tiết nắng 40 độ C không có che chắn, yên xe là bộ phận trực tiếp tác động nhiều nhất, chủ xe nên chuẩn bị áo chống nắng cho xe.
Ngoài ra, khi bảo dưỡng chủ xe cần lưu ý lựa chọn các địa điểm bảo dưỡng xe. Nên đến các đại lý, trạm dịch vụ sửa chữa để kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận trên xe, vừa uy tín và chất lượng.
(Theo Pháp luật TP.HCM)

Những phụ kiện ô tô rất nguy hiểm, người Việt lại "sính" dùng
Thế giới phụ kiện ô tô tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nhưng trong đó, có những món đồ lắp vào càng thêm nguy hiểm cho lái xe thì lại được tiêu thụ mạnh.
" alt=""/>Nắng nóng 40 độ cần làm gì để tăng tuổi thọ xe máy
, Giáo sư Loeb tin rằng một vật thể từng bay qua Trái Đất là rác thải của <strong>người ngoài hành tinh</strong>.</p><p>Các nhà khoa học tại một đài quan sát ở Hawaii (Mỹ) đã phát hiện “vật thể bay vút qua Hệ Mặt Trời, di chuyển nhanh đến mức chúng chỉ có thể đến từ ngôi sao khác”. Giáo sư Loeb cho rằng vật thể này di chuyển về phía Hệ Mặt Trời từ hướng của sao Vega, cách chúng ta 25 năm ánh sáng vào ngày 6/9/2017.</p><table><tbody><tr><td><center><img class=)
Ảnh mô phỏng hình dạng của 'Oumuamua, được phát hiện vào năm 2017. Ảnh: Reuters.
Theo New York Post, quỹ đạo đã đưa vật thể này đến rất gần Mặt Trời vào 9/9/2017. Đến cuối tháng 9, nó di chuyển với tốc độ gần 95.000 km/h qua quỹ đạo của Kim tinh.
Ngày 7/10/2017, vật thể bay ngang qua Trái Đất trước khi “di chuyển nhanh về phía chòm sao Pegasus rồi chìm trong bóng tối”, Loeb ghi trong sách. Hướng đi của vật thể bị lệch so với tính toán của các nhà khoa học. Nói cách khác, có thể nó đã bị đẩy bởi một lực ngoài trọng lực Mặt Trời.
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đặt tên cho vật thể là 1I/2017 U1 'Oumuamua (trong tiếng Hawaii, oumuamua nghĩa là “người đưa tin xa đến trước”).
“Đây là vật thể đầu tiên được xác định từ một ngôi sao khác bay đến Hệ Mặt Trời”, NASA mô tả vật thể có hình điếu xì gà, màu hơi đỏ và dài khoảng 100 m.
Các nhà khoa học ban đầu cho rằng vật thể là sao chổi, nhưng Loeb khẳng định đó là “công nghệ bị vứt bỏ của một nền văn minh ngoài hành tinh”. Kích thước, cách phản chiếu ánh sáng và tốc độ di chuyển kỳ lạ của vật thể khiến giáo sư đưa ra kết luận trên.
Dù chưa thể kết luận mục đích, Loeb suy đoán rằng vật thể là thiết bị điều hướng trong không gian. Để nghiên cứu kỹ hơn, cách duy nhất là tìm kiếm “thùng rác” của vật thể.
 |
Giáo sư Loeb (ngoài cùng bên phải) cho rằng vật thể này là rác của người ngoài hành tinh. Ảnh: Reuters. |
“Có lời giải thích khả thi: vật thể này là một phần của công nghệ tiên tiến, được tạo ra từ nền văn minh của các hành tinh xa xôi”, theo nhà xuất bản Houghton Mifflin Harcourt.
Thomas Zurbuchen, Phó ban Quản lý Sứ mệnh Khoa học của NASA, cho biết đây là bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của vật thể liên sao (interstellar).
“Khám phá mang tính lịch sử này mở ra cơ hội nghiên cứu sự hình thành của các ‘Hệ Mặt Trời’ tương tự chúng ta”, Zurbuchen nhận định.
Theo Giáo sư Loeb, cách tốt nhất để nghiên cứu thêm về ‘Oumuamua là xác định vị trí của những vật thể tương tự, sử dụng các hệ thống tân tiến trong tương lai với độ nhạy cao hơn.
Tất nhiên, không phải ai trong giới khoa học cũng đồng tình với giả thuyết của Loeb. Tháng 7/2019, nhóm nghiên cứu về ‘Oumuamua của Viện Khoa học Không gian Quốc tế khẳng định “không tìm thấy bằng chứng thuyết phục ủng hộ giả thuyết về người ngoài hành tinh liên quan đến ‘Oumuamua”.
 |
Hình ảnh của 'Oumuamua (trong hình tròn màu xanh) chụp từ kính thiên văn, xung quanh là vệt sáng của những ngôi sao khác. Ảnh: ESO. |
Một số nhà khoa học cho rằng gia tốc kỳ lạ của vật thể là do hydro đóng băng trên bề mặt chuyển thành khí, đẩy vật thể lao nhanh như sao chổi. Dù vậy, Loeb vẫn cho rằng giả thuyết của ông là đúng bởi "băng hydro di chuyển giữa các vì sao trong không gian sẽ bốc hơi từ rất lâu trước khi đến Hệ Mặt Trời của chúng ta".
Trong buổi giới thiệu sách của Loeb, Anne Wojcicki, CEO hãng sinh học 23andMe cho rằng đây là dấu hiệu của sự sống ngoài Trái Đất, kêu gọi nghiên cứu thêm. Trong khi đó, Publishers Weeklyđánh giá cuốn sách này chứa “tuyên bố gây tranh cãi”, Business Insiderđưa tin.
Theo Zing

Phát hiện tín hiệu lạ từ ngôi sao gần Hệ Mặt Trời
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra tín hiệu radio từ hướng của sao lùn đỏ Cận Tinh - ngôi sao gần Hệ Mặt Trời nhất.
" alt=""/>Giáo sư Harvard khẳng định tìm thấy dấu vết người ngoài hành tinh