Trong dự thảo luật PCCC&CNCH,Đơnvịnàosẽtrangbịphươngtiệnchữacháychocảnhsávalladolid đấu với atlético madrid Điều 42 quy định về trang bị phương tiện PCCC, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ.
Theo quy định này, Nhà nước sẽ trang bị cho lực lượng cảnh sát PCCC&CNCH và các lực lượng khác trong công an nhân dân… phương tiện PCCC cùng những thiết bị cần thiết khác, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong mọi tình huống.
Ngoài ra, người đứng đầu cơ sở có thể quyết định hoặc đề xuất người có thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở; lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý.
Tiếp đó, UBND cấp xã cũng có thể trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng.
Dự thảo luật cũng nêu rõ, Bộ trưởng Công an quy định về việc trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng.
Theo cơ quan soạn thảo Luật PCCC&CNCH, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được trang bị.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cũng có trách nhiệm quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng đối với phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đã trang bị để sẵn sàng báo cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Trong khi đó, Điều 44 dự thảo Luật PCCC&CNCH quy định về sản xuất, nhập khẩu, lưu thông phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy.
Quy định này nêu rõ phương tiện PCCC&CNCH, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, phải được quản lý về chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Ngoài ra, phương tiện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, vật liệu, cấu kiện ngăn cháy, chống cháy trong danh mục do bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực quy định phải được đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi lưu thông trên thị trường, theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Luật phòng cháy và chữa cháy hiện hành đang bộc lộ một số hạn chế, bất cập và cần phải được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an) cho rằng Luật phòng cháy và chữa cháy hiện hành còn một số quy định chồng lấn, chưa rõ ràng, chưa phân định rạch ròi với các luật hiện hành cần phải sửa đổi, bổ sung.
Đơn cử, quy định tạm đình chỉ, đình chỉ cần điều chỉnh thống nhất với luật xử lý vi phạm hành chính để thống nhất với luật xử lý vi phạm hành chính; quy định về PCCC trong quá trình đầu tư xây dựng công trình cần điều chỉnh để thống nhất với luật xây dựng; quy định về an toàn PCCC trong sử dụng điện cần điều chỉnh để thống nhất với luật điện lực.
Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, một số quy định còn chung chung, chưa bảo đảm tính khả thi hoặc không còn phù hợp với thực tế cũng cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.
Điển hình như quy định cụ thể đối với việc điều động, huy động lực lượng, bồi thường tài sản tham gia chữa cháy, trang bị phương tiện đối với các loại hình cơ sở, phương tiện giao thông; việc bãi bỏ một số quy định về điều kiện an toàn PCCCC đối với các công trình đặc thù đã được các điều chỉnh tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC…