Nhận định, soi kèo Albania vs CH Séc, 02h45 ngày 17/11: Giữ vững ngôi đầu
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo Gimcheon Sangmu vs Daejeon, 14h30 ngày 19/4: Kỳ phùng địch thủ
Ngày 29/3, Tô Hiếu thuyết phục Thương Tín cùng đến Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tiến hành sao kê tài khoản của nam diễn viên nhằm làm rõ tố cáo 'ăn chặn cát-sê'. Tại đây, Tô Hiếu nhờ nhân viên ngân hàng tư vấn về quyền của người đứng tên tài khoản đối với tài khoản của mình. Cả hai cùng kiểm tra sao kê.
Ngày 30/3, Tô Hiếu cùng Thương Tín đối chất, ghi âm cuộc hội thoại rồi đăng lên mạng nhằm làm rõ những cáo buộc nam diễn viên nhắm vào mình.
Theo đoạn ghi âm, khi Tô Hiếu hỏi lý do Thương Tín nghi mình ăn chặn cát-sê nhằm tiêu xài cá nhân. Thương Tín đáp: "Giữ tiền có đơn giản đâu, mỗi người đều có tài khoản riêng, ai giữ tiền ai đâu. Trên mạng tụi nó đặt điều tào lao thôi chứ mình không có nói gì hết".
Thương Tín nói thêm, do trí nhớ kém, nhập sai mật khẩu nên bị cây ATM 'nuốt thẻ', phải nhờ Tô Hiếu đưa đi rút tiền.
Sau khi ra ngân hàng tiến hành sao kê, nam diễn viên mới biết chỉ mình mới có quyền rút tiền từ tài khoản mang tên Thương Tín. Ông thừa nhận trong sao kê không có thông tin Tô Hiếu tự ý rút tiền của mình. Tài khoản của Thương Tín hiện còn 1,96 triệu đồng.
Tô Hiếu yêu cầu Thương Tín xác nhận chi tiết tự giữ cát-sê từ các bầu show, ông nói: "Chính xác rồi". Nam diễn viên nhỏ giọng: "Đã sao kê rồi thì ai làm gì biết hết, đâu có ai giữ tiền ai. Mình đâu có nói ai lấy tiền đâu".
Thương Tín và Tô Hiếu. Về những phàn nàn xoay quanh nhà Tô Hiếu, Thương Tín trách móc các YouTuber 'tự ý xông vào nhà người ta rồi bình luận này kia'. Ông phủ nhận các phát ngôn như 'sống khổ', 'điều kiện ăn ở không chấp nhận nổi', 'giống như sống dưới gầm cầu'...
Về câu "Ở nhà nó nuôi mấy chục con mèo, con chó, mùi phân và nước tiểu thối hoắc, đủ trò hết, sống mà mệt mỏi", Tô Hiếu khẳng định chỉ nuôi 4 con mèo, một người quen từng gửi nhờ 1 con chó trong vài ngày.
Thương Tín gật gù: "Đúng vậy, chỉ thấy mèo thôi chứ có chó đâu. Con chó hôm bữa con nhỏ kia gửi nó quậy cả đêm không ngủ được, quậy thiệt chớ".
Khi Tô Hiếu hỏi: "Anh khẳng định không nói xấu em?", Thương Tín nói chắc nịch: "Không có nói gì hết. Tụi YouTuber nói chứ mình nói gì".
Khi Tô Hiếu gặng hỏi, Thương Tín vẫn quanh co: "Mình bị tụi YouTuber lái thôi chứ không làm gì bậy hết. Tụi nó lái câu chuyện khiến mình nói vậy thôi chứ không cố tình. Ai giúp đỡ ít nhiều cũng là giúp, mình vẫn biết ơn chứ ai lại nói vậy. Mình đang ở đây sao lại nói xấu được, tính mình không có vậy. Thôi đừng hiểu lầm nữa, bây giờ hiểu đúng đi...".
Thương Tín nói thêm số mình thị phi rất nặng, hay bị người khác nói xấu và hiểu lầm chứ bản thân không làm gì sai, xấu với ai.
Trong đoạn ghi âm, cuộc hội thoại gián đoạn do Thương Tín nhận cuộc gọi từ vợ. Ông nói chưa tìm được nơi ở mới nên phải về nhà Tô Hiếu, không ngờ bị trách móc, hiểu lầm. Nam diễn viên 'ở giữa nên phải chịu hết'.
Tô Hiếu chia sẻ thêm với phóng viên: "Cuộc nói chuyện giữa tôi và anh Tín khá dài vì anh ấy luôn quanh co, nói lạc đề. Tôi rất căng thẳng, nhớ gì hỏi nấy nhưng không dám chất vấn mạnh vì anh Tín không vui sẽ lập tức bỏ đi, suốt 2 năm nay vẫn vậy. Đây cũng là lý do tôi chỉ có thể ghi âm thay vì quay video. Đoạn ghi âm được biên tập nhiều lần vì anh Tín liên tục chửi thề, văng tục nhằm tỏ ra bức xúc, như thể bị các YouTuber vu oan, hãm hại. Khi không biết nói gì, anh sẽ nói chuyện phiếm về phụ nữ".
Phóng viên VietNamNet nỗ lực liên lạc với diễn viên Thương Tín nhưng không thành công vì ông đã đổi số điện thoại.
Nỗi buồn Thương TínTrước chuyện tố người ơn, từ rất lâu về trước, không biết khi nào những câu chuyện xoay quanh tài tử Thương Tín chỉ toàn nỗi buồn." alt="Thương Tín phủ nhận mọi lời cáo buộc người nuôi mình trước đó" />Buổi làm việc của Bộ TT&TT với lãnh đạo và cán bộ chủ chốt của Viettel do Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì. Ảnh: Lê Anh Dũng Nhấn mạnh sứ mệnh lớn của 3 doanh nghiệp viễn thông chính của nước nhà, người đứng đầu ngành TT&TT chỉ rõ: Chuyển đổi số là con đường chính để Việt Nam phát triển. Đảng đã xác định chuyển đổi số là động lực chính phát triển đất nước, và hạ tầng số là một hạ tầng chiến lược, đứng ngang với hạ tầng giao thông, điện.
Ba doanh nghiệp viễn thông lớn không phát triển thì ngành TT&TT sẽ không phát triển được, và nếu thế đất nước sẽ khó hoàn thành 2 mục tiêu trăm năm. Với nhận thức này, từ giữa tháng 9 đến nay, Bộ TT&TT đã lần lượt làm việc với các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của VNPT, MobiFone, Viettel để gợi mở đường hướng, cách tiếp cận cũng như đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Với Viettel, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, sau 3 chu kỳ 10 năm luôn dẫn đầu ở các lĩnh vực xây dựng, viễn thông và công nghiệp, thế hệ lãnh đạo ‘gánh vác’ trọng trách ở chặng đường thứ tư - 10 năm của công nghệ, cần tập trung làm tốt sứ mệnh dẫn dắt, sứ mệnh quốc gia để góp phần xây dựng ngành, đất nước. Đây là cơ hội rất lớn để Viettel vươn lên tầm phát triển mới. “Mục tiêu của thế hệ lãnh đạo hiện nay là phải vượt lên trên thế hệ đi trước”, Bộ trưởng nêu yêu cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Viettel muốn phát triển AI thì cần đi đầu ứng dụng AI trước. Ảnh: Lê Anh Dũng Chia sẻ nhận thức mới từ chuyến công tác Phần Lan là có thể ‘biến nước giàu thành sân sau của mình’, người đứng đầu ngành TT&TT đề nghị lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Viettel thay đổi suy nghĩ, cách làm. Đó là, đi tìm bài toán khó, bài toán lớn và giải chúng bằng sức mạnh toàn cầu, thông qua hợp tác với các nước phát triển.
Từ phân tích những quan điểm lớn trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh 2/9 và Nghị quyết về chuyển đổi số sắp được Bộ Chính trị xem xét ban hành, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã soi chiếu, ánh xạ vào việc của Viettel để định hướng, vạch ra hàng loạt yêu cầu với hoạt động của tập đoàn trong giai đoạn tới.
Đó là, các mục tiêu của Viettel ít nhất phải cùng nhịp với đất nước, cụ thể tập đoàn nên đặt mục tiêu vào top 30, 40 các doanh nghiệp công nghệ số toàn cầu; Viettel cần tăng gấp đôi tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển hạ tầng số, cho nghiên cứu công nghệ số; tỷ lệ cán bộ về chuyển đổi số, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cần chiếm 50% với các đơn vị công nghệ và 30% với những đơn vị không công nghệ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel sản xuất thiết bị 5G thì phải đặt mục tiêu tỷ trọng thiết bị mình sản xuất chiếm ít nhất 20% thị trường Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng Bên cạnh lưu ý Ban lãnh đạo Viettel nên xem xét đánh giá, thăng chức, khen thưởng với người đứng đầu những đơn vị của tập đoàn đi đầu về chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng lãnh đạo tập đoàn và các cục, vụ của Bộ đều cần học theo gương của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, người đã trực tiếp chỉ đạo triển khai một đề án chuyển đổi số - Đề án 06 khi ở cương vị người đứng đầu ngành Công an.
Song song đó, Viettel cũng được yêu cầu phải chuyển đổi số nội bộ mình trước, dùng công nghệ số trong mọi hoạt động của tập đoàn, đi đầu về ứng dụng AI; thay đổi các cơ chế hoạt động nội bộ như lương, phân cấp ủy quyền, đánh giá cán bộ, giám sát... để giải phóng nguồn lực, từ đó tạo ra sự phát triển lớn.
Đổi mới cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, đẩy tỷ trọng nguồn thu từ viễn thông xuống dưới 30% để đảm bảo sự phát triển bền vững; làm chủ các công nghệ lõi như 5G, chip bán dẫn, AI, Cloud. “Viettel đứng đầu thì phải đặt mục tiêu làm chủ các công nghệ đó. Nếu không đặt mục tiêu cao, bộ máy sẽ ỳ ạch”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc nhở.
Chuyển mạnh sang không gian phát triển mới
Tại buổi làm việc, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Tào Đức Thắng đã báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ quý 4 năm 2024 của tập đoàn; đồng thời nêu các kiến nghị với Bộ TT&TT, như: Sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện với băng tần 700MHz để doanh nghiệp tiếp tục phủ sóng tới vùng sâu vùng xa, tham mưu Chính phủ có chiến lược triển khai dịch vụ Internet vệ tinh tầm thấp tại Việt Nam, tháo gỡ khó khăn trong lắp đặt trạm BTS mới gần khu dân cư vì bị người dân phản ứng khiếu kiện, tư vấn cách giải quyết vướng mắc trong đầu tư tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ...
Những kiến nghị trên cùng những băn khoăn của lãnh đạo, cán bộ chủ chốt Viettel đã được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giải đáp và giao các cục, vụ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ. Đơn cử như, 2 cục Viễn thông, Tần số vô tuyến điện được chỉ đạo theo sát, đẩy nhanh các việc để đầu tháng 1/2025 có thể đấu giá được tần số thấp 700MHz.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel Tào Đức Thắng mong muốn được Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ định hướng kế hoạch phát triển tập đoàn thời gian tới. Ảnh: Lê Anh Dũng Về khó khăn trong lắp đặt trạm BTS, Bộ TT&TT sẽ đề nghị lực lượng công an hỗ trợ phát triển hạ tầng; trước mắt Bộ sẽ làm việc với Hà Nội để bàn cách tháo gỡ với 200 vị trí trên địa bàn thành phố bị khiếu kiện nặng, không thể lắp trạm.
Trước băn khoăn từng đơn vị của Viettel đã có sứ mệnh, thì có cần đặt sứ mệnh chung toàn tập đoàn không, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lý giải: Một tập đoàn lớn phải có cái chung và cả những cái riêng. Viettel giờ đa ngành, đa nghề nên sứ mệnh phải khái quát hơn, ví dụ như công nghệ vì con người, sau đó xuống dưới từng lĩnh vực, mỗi đơn vị có sứ mệnh riêng; song làm gì, cũng phải dựa vào công nghệ, công nghệ phải xuất sắc, tiên tiến và công nghệ phải phục vụ con người, tạo ra sự phát triển.
Ghi nhận và đánh giá cao kết quả cùng những đóng góp của Viettel cho ngành, song lãnh đạo Bộ TT&TT và người đứng đầu các cục, vụ của Bộ đều kỳ vọng tập đoàn ý thức rõ vai trò của doanh nghiệp đi đầu dẫn dắt, từ đó đặt các mục tiêu cao hơn và xung phong nhận các bài toán lớn của quốc gia.
Chỉ rõ Viettel cần nhìn xa hơn vì là doanh nghiệp giữ vai trò dẫn dắt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong rằng tập đoàn này mạnh dạn đầu tư phủ sóng 5G như từng làm rất mạnh với mạng 4G giai đoạn trước, qua đó thúc đẩy các nhà mạng khác phát triển hạ tầng quan trọng này phục vụ chuyển đổi số đất nước.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các thứ trưởng và đại diện lãnh đạo một số cơ quan trong Bộ chụp ảnh lưu niệm với đội ngũ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Viettel. Ảnh: Lê Anh Dũng Ba Thứ trưởng Phan Tâm, Phạm Đức Long, Bùi Hoàng Phương cùng lãnh đạo các đơn vị của Bộ TT&TT đều mong rằng Viettel thời gian tới tập trung làm những việc mang tính chiến lược, lớn, tầm quốc gia như: Tập trung cao độ, đặt mục tiêu cao và có giải pháp xuất sắc hơn để chuyển dịch mạnh sang không gian phát triển mới, không gian số, chuyển đổi số;
Quan tâm xây dựng đề án đầu tư một nhà máy sản xuất chip bán dẫn quy mô nhỏ, công nghệ cao phục vụ yêu cầu nghiên cứu sản xuất chip bán dẫn; tham gia phổ cập chữ ký số cá nhân bằng việc cung cấp chữ ký số cho tất cả thuê bao của mình; đầu tư phát triển nền tảng sản xuất công nghiệp thông minh; nhận giải các bài toán lớn của đất nước như đề án về bác sĩ AI...
Cho rằng đã đến lúc Viettel vượt lên một tầm mới, người đứng đầu ngành TT&TT phân tích: Thay vì cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tập đoàn cần phát triển các nền tảng để đơn vị khác ‘đứng trên lưng mình’, làm những việc vừa dẫn dắt đất nước, vừa có nhiều doanh thu, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững.
“Bộ TT&TT luôn coi các doanh nghiệp trong ngành là người trong nhà, chung một khối CNTT-TT, và lúc nào cũng mong muốn các doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của Bộ, vì thế doanh nghiệp càng làm Bộ bận rộn bao nhiêu thì Bộ sẽ càng phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Hạ tầng số Việt Nam phải đủ và phổ cập để phát triển kinh tế sốMuốn phát triển kinh tế số thì phải có hạ tầng số. Hạ tầng số vừa bao gồm hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Hạ tầng là cái nền cho phát triển. Cái nền thì phải đủ và phải phổ cập." alt="Viettel hãy thay đổi suy nghĩ và làm tốt sứ mệnh dẫn dắt" />- Cuộc thi Olympic Vật lí châu Á lần thứ 19 diễn ra với sự góp mặt của 188 thí sinh, 50 lãnh đoàn và 29 quan sát viên đến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm nay, Việt Nam là nước chủ nhà đăng cai tổ chức cuộc thi.
Kỳ thi Olympic Vật lí châu Á lần thứ 19 diễn ra từ ngày 6-13/5.
Các thành viên của đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 19. Ảnh: Thúy Nga. Tham gia kỳ thi lần này, đoàn Việt Nam có 8 thí sinh, gồm các em: Nguyễn Ngọc Long (lớp 12, Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa); Trần Đức Huy (lớp 12, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội); Nguyễn Văn Thành Lợi (lớp 12, Trường THPT Chuyên Quang Trung, Bình Phước); Lê Cao Anh (lớp 12, Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa); Lê Kỳ Nam (lớp 12, Trường THPT Chuyên Hạ Long, Quảng Ninh); Trịnh Duy Hiếu (lớp 11, Trường THPT Chuyên Bắc Giang); Nguyễn Xuân Tân (lớp 11, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên- ĐHQGHN) và Nguyễn Văn Duy (lớp 12, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội).
Trước đó, tại Olympic Vật lí châu Á lần thứ 18, Việt Nam là 1 trong 7 quốc gia có thí sinh đoạt huy chương Vàng, trong đó 7/8 thí sinh của đoàn đoạt giải.
Tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhiệt liệt chào đón các thầy cô giáo, các nhà khoa học và các em học sinh đến từ 25 quốc gia trên thế giới.
Bộ trưởng cho biết, Việt Nam luôn xác định khoa học cơ bản nói chung, khoa học Vật lý nói riêng có vai trò đặc biệt quan trong thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật, nhất là trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
“Chính phủ Việt Nam đã và sẽ quan tâm đầu tư cho sự phát triển của khoa học Vật lý tại Việt Nam. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, phương pháp giáo dục STEM sẽ có một vị trí rất quan trọng. Đây là cơ hội tốt để tiếp tục phát triển việc giảng dạy nghiên cứu Vật lý ngay từ bậc phổ thông” – Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Ông Leong Chuan Kwek (Chủ tịch Olympic Vật lí châu Á) cho rằng, các thí sinh tham dự kỳ thi cũng chính là những đại sứ của đất nước mình. Những ngày tham gia kỳ thi cũng là cơ hội để các em học hỏi không chỉ về Vật lý, mà còn về văn hóa, ước mơ và nguyện vọng của bạn bè quốc tế.
Thúy Nga
Nam sinh xứ Quảng giành “cú đúp” huy chương Vàng Olympic Vật lý quốc tế
Với việc vừa giành được huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2017, Nguyễn Thế Quỳnh (Trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp, tỉnh Quảng Bình) trở thành thí sinh 2 năm liền làm được điều này.
" alt="Học sinh từ 25 quốc gia dự cuộc thi Olympic Vật lí châu Á tại Việt Nam" />- Qua quá trình thực hiện Thông tư 30 (TT30) đánh giá học sinh tiểu học, nhiều giáo viên cho rằng tinh thần nhân văn của Thông tư này bị bóp méo qua các cấp quản lý trung gian. Điều này khiến giáo viên rất vất vả và cảm thấy bị gò bó.
Trục trặc từ khâu trung gian
Trải nghiệm Thông tư 30 từ những ngày đầu đi vào triển khai, điều mà chị Cao Thị H (một giáo viên tiểu học ở Hà Nội) cảm nhận rõ nhất là sự dài dòng và nhàm chán trong việc đánh giá học sinh. Tuy nhiên, chị H vẫn phải cam chịu bởi đó là chỉ đạo từ cấp phòng giáo dục.
“Đa số đồng nghiệp của tôi đi tập huấn Thông tư 30 về đều chia sẻ rất hoang mang. Hai buổi nghe chuyên viên phòng giáo dục nói mà điều ấn tượng nhất trong đầu chúng tôi chỉ là nỗi sợ hãi khi phải ghi nhiều trong các cuốn sổ”, chị H kể.
Nhiều giáo viên cho rằng tinh thần nhân văn của Thông tư 30 bị bóp méo qua các cấp quản lý trung gian. Ảnh minh họa. Nguồn: internet. Chị H cho rằng, không chỉ chị mà hầu hết các giáo viên không ngại khó, ngại khổ khi nhận xét học sinh, mà ức chế bởi làm việc trong trạng thái bị áp đặt. “Đáng lẽ các lãnh đạo ngành phải hiểu chuyện viết nhận xét được tất cả học sinh là phi thực tế trước nền giáo dục mà sĩ số học sinh mỗi lớp là quá đông. Giáo viên chấm điểm đã hết giờ huống hồ ghi nhận xét được hết học sinh”, chị H phàn nàn.
Chị nói thêm: “Bộ trưởng hãy thử “vi hành” thực sự mà không đánh động báo trước các cấp lãnh đạo Sở, phòng, trường thì sẽ hiểu giáo viên vất vả ra sao. Áp lực từ phụ huynh đã khổ sở, giáo viên còn chịu áp lực lớn hơn gấp bội từ phòng giáo dục và nhà trường”.
Từng 20 năm kinh nghiệm và nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thành phố, chị Vũ Thị Nhung (Nam Định) cho rằng TT30 gặp sự phản ứng của giáo viên một phần cũng bởi những bắt bẻ, áp đặt máy móc từ cấp phòng, sở.
Chị Nhung kể: “Tôi đã trực tiếp góp ý với lãnh đạo cấp trường nhưng thực tế là không ăn thua gì. May ra đến “tai” Bộ có biết được thì mới mong thay đổi được một chút. Tinh thần TT30 có rất nhiều mặt tích cực đặc biệt không gây áp lực cho học sinh, nhưng về tới phòng giáo dục thì bắt giáo viên ghi thế này thế khác, thậm chí áp đặt từng câu từng chữ”.
Chị Nhung chia sẻ: “Nói thật giờ dạy một lớp 50-60 học sinh mà bắt bẻ từng câu từng chữ, mỗi em một lời phê khác nhau thì chúng tôi không thể nghĩ ra được để tránh trùng lặp”.
Theo chị Nhung, để giải quyết vấn đề này, Bộ GD-ĐT cần quán triệt, làm tư tưởng đến các khâu trung gian để giáo viên không bị ép.
“Cũng cần có khung cụ thể để thực hiện chứ nói chung chung rất dễ xảy ra chuyện mỗi cấp sẽ làm theo cách hiểu của mình mà Bộ cũng khó kiểm soát và giáo viên cũng không biết dựa vào cái gì để mà nói”, chị Nhung đề xuất.
Anh Đoàn Văn Hải, một giáo viên tiểu học ở Bình Phước chia sẻ: “Thực tế không phải giáo viên không biết tinh thần nhân văn của TT30 và quan điểm của Bộ. Nhưng có xuống thực tế với giáo viên một ngày mới thấy, TT30 nhân văn nhưng qua những khâu trung gian đã bị méo mó. Giáo viên vất vả quá đâm chán. Nói nhiều quá nhưng chả ai nghe, chúng tôi cũng chả buồn nói nữa”.