Cơ hội kiếm bộn tiền từ nhựa sinh học Make in Viet Nam

作者:Bóng đá 来源:Bóng đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-16 05:09:13 评论数:

Ô nhiễm nhựa là một trong những hiểm họa môi trường nghiêm trọng nhất đe dọa không gian sống và sức khỏe con người.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres mới đây đã cảnh báo: “Tới năm 2040,ơhộikiếmbộntiềntừnhựasinhhọbd ltd hn 19% lượng khí nhà kính phát thải trên toàn cầu đến từ nhựa”. 

Việt Nam đang tiêu thụ trung bình 6 triệu tấn nhựa/năm, tương đương với việc phát thải ra môi trường 12 triệu tấn CO2.

Để đạt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, chúng ta phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này ngay từ bây giờ.

Nhận thấy Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, thực phẩm lớn với nguồn rác hữu cơ dồi dào, một startup Việt có tên BUYO Bioplastics đã nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ chuyển đổi rác hữu cơ thành một loại vật liệu mới thay thế nhựa. 

Sản phẩm nhựa sinh học này có nguồn gốc 100% hữu cơ và phân hủy được hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.

Nhựa sinh học an toàn cho môi trường và sức khỏe nhưng nhưng vẫn đáp ứng được các tính năng của nhựa thông thường với giá cả hợp lý. 

nhua sinh hoc buyo.jpg
Đĩa và thìa, dĩa làm từ nhựa sinh học do BUYO Bioplastics sản xuất. 

Chia sẻ tại chương trình Dấu ấn TECHFEST – WHISE 2023 được tổ chức mới đây, bà Đỗ Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Nhựa Sinh học BUYO cho biết, nguồn rác hữu cơ phổ biến nhất mà BUYO sử dụng là bã hèm từ quá trình sản xuất bia và một số loại bã khác từ ngành chế biến nông sản. 

Theo bà Hạnh, đây là một công nghệ mới mang tính tiên phong không chỉ tại Việt Nam mà cả trên thế giới, do đội ngũ các chuyên gia và nhà khoa học của BUYO tự phát triển 100% tại Việt Nam.

BUYO hiện đã nộp đơn đăng ký cho 2 bằng phát minh sáng chế về nhựa sinh học và chuẩn bị nộp thêm 2 đơn nữa. 

Trong quá trình phát triển sản phẩm, startup còn có sự hỗ trợ và tư vấn của AB InBev (Bỉ) - công ty bia lớn nhất thế giới có nhà máy tại Bình Dương, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM.

Sự khác biệt của nhựa sinh học Việt Nam do BUYO sản xuất ở chỗ, nguồn nguyên liệu là rác hữu cơ, hoàn toàn không pha trộn nguyên liệu nguồn gốc dầu mỏ, không dùng tinh bột để đảm bảo an ninh lương thực. 

Bên cạnh đó, sản phẩm nhựa này có thể phân hủy được hoàn toàn trong môi trường tự nhiên trong vòng 3 tháng tới 1 năm, thay vì 500 năm như nhựa thông thường. Sản phẩm cũng không tạo vi nhựa nên an toàn cho sức khỏe. 

Quy trình sản xuất nhựa sinh học của BUYO giảm thiểu phát thải carbon do tiêu tốn ít năng lượng, tái chế lại rác hữu cơ thay vì vứt rác ra môi trường và phát thải khí nhà kính.

Sản phẩm sở hữu các tính năng tương đương với nhựa thông thường, đi kèm với giá cả hợp lý.

Cụ thể, nhựa sinh học làm từ bã hèm có giá thành tương đương với nhựa làm bằng giấy hay bã mía, trong khi độ bền, khả năng chống thấm nước, chịu nhiệt cao hơn nhiều.

W-do-hong-hanh-buyo-nhua-sinh-hoc-2.jpg
Bà Đỗ Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Nhựa Sinh học BUYO.

Sau 2 năm nghiên cứu và phát triển, BUYO đã huy động được 750.000 USD vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế.

Startup hiện đang vận hành một nhà máy thí điểm với công suất 10 tấn nhựa sinh học/tháng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Theo kế hoạch dự kiến, BUYO sẽ mở rộng công suất nhà máy lên 100 tấn/tháng trong năm 2024.

CEO Đỗ Hồng Hạnh cũng cho hay, Việt Nam đang tiêu thụ khoảng 12 tỷ USD các sản phẩm nhựa mỗi năm. Do vậy, công nghệ của BUYO có tiềm năng thị trường rất lớn. 

“Nếu chuyển đổi sang các vật liệu hữu cơ thay thế nhựa, số tiền tiết kiệm được từ việc cắt giảm 12 triệu tấn khí CO2 mỗi năm sẽ tương đương 60 triệu USD”, bà Đỗ Hồng Hạnh chia sẻ. 

Theo CEO của BUYO, các chính sách để giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đều đang tập trung vào khuyến khích và ưu đãi nhựa tái chế. Tuy nhiên, chưa tới 10% tổng lượng rác thải nhựa trên thế giới có thể tái chế được. 

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa, ngoài việc tái chế, cần tăng cường sử dụng các vật liệu hữu cơ mới thay thế nhựa.

Do vậy, startup BUYO mong muốn Việt Nam cần có các chính sách khuyến khích và thúc đẩy hơn nữa việc sử dụng các vật liệu sinh học. 

Startup nhựa sinh học giải bài toán phát triển xanh Việt NamStartup nhựa sinh học BUYO Bioplastics vừa được Bộ KH&CN tôn vinh và sẽ đại diện Việt Nam tham gia các đấu trường khởi nghiệp quốc tế.