Đồng tình, nhà báo Dương Thành Truyền nhấn mạnh việc đọc quan trọng hàng đầu đối với nghề viết, không kể nhà văn hay nhà báo.
Ông nhận định 'đọc sách lấy kiến thức' là cách hiểu hẹp vì hoạt động này còn rèn năng lực tư duy, lập luận và ngôn từ. Quan trọng hơn, theo ông, đọc sách giúp con người trở nên hấp dẫn, thú vị.
"Trong truyện Nghìn lẻ một đêm, vì sao bao cô gái bị vua xứ Ba Tư giết còn Shahrazad thì không? Vì cô ấy thông minh, thú vị", ông khuyên vui, "Những bà mẹ muốn con thi hoa hậu nên rèn thói quen đọc sớm. Các cháu lớn lên sẽ quyến rũ, ai cũng muốn trò chuyện".
Nhà báo Dương Thành Truyền khuyến khích người Việt viết sách. Theo ông, Trung Quốc có văn hóa sâu dày vì mọi tầng lớp đều có thói quen viết.
Ông nói: "Lịch sử nước họ bao gồm chính sử của Nhà nước, ngoại sử của nhà Nho và dã sử của dân gian. Mỗi cá nhân, gia đình, dòng họ, địa phương, nghề nghiệp... đều có ghi chép riêng.
Chúng ta nên ngồi vào bàn, bắt tay viết về cuộc sống xung quanh. Hãy viết sách không vì trở thành nhà văn mà vì giá trị của những ghi chép có thể lưu lại hàng chục, hàng trăm năm sau. Bên cạnh đó, viết là cách tự học hữu hiệu".
'Đôi khi viết báo lại chêm nhầm văn sến?'
Về ranh giới giữa viết báo (phong cách ngôn ngữ báo chí) và viết văn (phong cách ngôn ngữ văn chương), nhà báo Hồ Huy Sơn cho rằng nên tách bạch nhưng không tuyệt đối hóa.
Đơn cử, thể loại bài chân dung nhân vật ứng dụng khéo léo phong cách văn chương sẽ giúp tác phẩm giàu cảm xúc hơn.
"Không hẳn nhà báo luôn phải tách bạch 2 phong cách. Nếu bạn biết cách dung hòa đúng lúc, đúng chỗ sẽ tạo ra màu sắc đặc biệt cho ngòi bút", anh nói.
Nhà báo Nguyễn Khắc Cường nhận định viết báo và viết văn đều sử dụng ngôn từ làm phương thức biểu đạt với người đọc. Tác phẩm báo chí và văn chương sử dụng ngôn ngữ khác nhau nhưng đều yêu cầu tính hấp dẫn.
Theo anh, nhà báo viết văn hay nhà văn viết báo đều không tránh khỏi việc để lại dấu ấn nghề nghiệp. Trong một tác phẩm, nhân vật của anh đã gọi số 111 khi gặp tình huống nguy hiểm.
"Tôi vô thức viết chi tiết này từ thói quen giáo dục trẻ em gọi đường dây nóng khi làm báo thiếu nhi, sau này mới phát hiện", Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cho hay.
Chia sẻ kinh nghiệm viết sách, nhà báo Trung Nghĩa - từng đến hơn 50 quốc gia, tác nghiệp 6 mùa World Cup - gợi ý tạo thói quen luôn mang theo sổ tay, viết trang trái những sự việc được chứng kiến và viết trang phải cảm nhận tương ứng. Theo anh, "cuốn sổ là quyển tư liệu hữu ích hỗ trợ việc viết sách".
Nhà báo Nguyễn Khắc Cường nhìn nhận người làm nghề có quỹ thời gian eo hẹp, tâm trí luôn chịu áp lực. Vì vậy, anh thường để cảm xúc và ý tưởng bật ra một cách tự nhiên rồi ghi lại, như cốt truyện cuốn Kho báu trong thành phốđược thành hình khi chạy bộ, tập thể dục.
Từ cốt truyện, anh viết đề cương nhưng không đặt áp lực hay thời hạn; cứ thế chờ đợi cảm xúc, những câu thoại đắt hay tình tiết thú vị mới viết.
"Niềm vui và hưng phấn khi viết văn đã bù đắp cho những lao động nhọc nhằn của tôi", nhà báo chia sẻ.
23 cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ có chất lượng
Nhắc đến những điểm được dư luận, người dân đang quan tâm, những đánh giá của Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ đối với ngành GD&ĐT, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng ghi nhận, đánh giá cao sự cố gắng của ngành GD&ĐT, đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Cụ thể, ngành GD&ĐT đã có phản ứng kịp thời, sáng tạo khi chuyển sang học trực tuyến với nhiều phương thức giảng dạy, học tập, thi cử linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm hoạt động giảng dạy không bị ngưng trệ, đáp ứng yêu cầu công tác phòng dịch bệnh. Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành khung thời gian đào tạo, nội dung chương trình được điều chỉnh phù hợp.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng |
Chủ nhiệm VPCP cũng đánh giá, ngành GD&ĐT đã chủ động, linh hoạt trong tổ chức kỳ thi THPT làm 2 đợt, thực hiện đối sánh kết quả thi với điểm học bạ. Kỳ thi được tổ chức tốt, bảo đảm an toàn, hiệu quả, giảm tốn kém cho gia đình học sinh và xã hội. Thành công của kỳ thi được xã hội và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Đáng chú ý là Bộ GD&ĐT thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, kết quả vừa qua đã có chuyển biến, chất lượng giáo dục phổ thông, đại trà và mũi nhọn được nâng lên; mạng lưới cơ sở đào tạo được mở rộng ở các cấp; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; quan tâm phát triển giáo dục tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.
Một điểm sáng nữa của ngành GD&ĐT được Tổ công tác của Thủ tướng ghi nhận là qua thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tự chủ Đại học, đến nay đã có 23 cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ có chất lượng, đổi mới nội dung, chương trình.
"Lần đầu tiên Việt Nam có 4 cơ sở giáo dục đại học lọt vào bảng xếp hạng 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; 11 trường đại học vào danh sách các đại học hàng đầu châu Á; 2 trường đại học của Việt Nam lọt trong top 101-150 Bảng xếp hạng thế giới", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Tổ trưởng Tổ công tác cũng lưu ý, mặc dù có nhiều điểm sáng được đánh giá cao nhưng mong muốn người dân, Chính phủ, Thủ tướng với ngành còn lớn hơn nữa.
Từ đó, ông Dũng đề nghị Bộ GD&ĐT quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, trong đó có việc còn tồn đọng 7 nhiệm vụ còn chưa thực hiện. Bên cạnh đó, quan tâm hơn nữa đến đội ngũ nhà giáo.
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục tại một số địa phương chưa được giải quyết dứt điểm. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp...
Bộ GD&ĐT cũng cần quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường còn xảy ra ở một số nơi; một bộ phận học sinh, sinh viên có biểu hiện sa sút về đạo đức, lối sống.
Đề cập đến những bất cập trong biên soạn, quản lý sách giáo khoa và tài liệu tham khảo vừa qua, Tổ công tác đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục tiếp thu các ý kiến, cầu thị để làm tốt hơn.
Đối với việc cung cấp các dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, hiện Bộ GD&ĐT mới đồng bộ khoảng 2.000 hồ sơ, vì vậy, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ triển khai mạnh mẽ hơn việc này.
Thực hiện tốt chuyển đổi số sẽ là điểm đột phá trong phát triển nhân lực
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2020 là năm đặc biệt với ngành GD&ĐT do bị tác động của dịch Covid-19, bão lũ miền Trung. Vì vậy, bên cạnh kế hoạch đặt ra, ngành có rất nhiều nhiệm vụ phát sinh.
"Bộ GD&ĐT sẽ cố gắng nỗ lực, khắc phục những ảnh hưởng do dịch bệnh, lũ lụt để quyết tâm để không nợ đọng văn bản", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cam kết.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ |
Về cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận đây là cơ hội của ngành. Vừa qua trong thời gian dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đã đẩy mạnh học trực tuyến và bước đầu có kết quả khả quan; bước đầu có khó khăn nhưng hiệu quả của tiện ích đã là động lực của toàn ngành.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết thêm, Bộ đã có kế hoạch và có sự hỗ trợ của Bộ TT&TT, một số tập đoàn công nghệ thông tin để xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của ngành GD&ĐT. Nếu thực hiện tốt kế hoạch chuyển đổi số sẽ là điểm đột phá trong phát triển nhân lực và đào tạo của ngành GD&ĐT.
Bộ tiếp thu ý kiến của Tổ công tác để rà soát lại toàn bộ nhiệm vụ còn chưa thực hiện, những hạn chế còn tồn tại; đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, cung cấp các dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để mang lại lợi ích cho học sinh, phụ huynh.
Thu Hằng
Theo Cao Bảo Anh, nghiên cứu sinh tại ĐH Harvard, để chinh phục học bổng, cần vượt qua những cái “đáng lẽ” của tuổi trẻ và kể lại câu chuyện của mình một cách mạnh mẽ và thuyết phục...
" alt=""/>Tổ công tác của Thủ tướng khen Bộ GD&ĐT ứng phó kịp thời với dịch Covid