Nhận định, soi kèo Al
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Herediano vs Guanacasteca, 09h00 ngày 16/1: Chủ thắng trận, khách thắng kèo -
iPhone 13 Pro Max khi mở bán chính thức tại Việt Nam. (Ảnh: Hải Đăng) Apple tăng trưởng mạnh tại Việt NamNói với ICTnews trước đây, ông Trần Xuân Nam, Giám đốc ngành hàng Apple của FPT Shop, cho hay trong hai năm gần đây thị trường iPhone chính hãng tăng trưởng tích cực bất chấp dịch bệnh. Dù Covid-19 khiến nguồn cung hạn chế, giao thương khó khăn, thu nhập người dân bị ảnh hưởng, song lượng khách mua iPhone không hề giảm mà có dấu hiệu tăng lên.
Không chỉ vậy, ông Nam cho hay Apple cũng đang chú ý tới thị trường Việt Nam nhiều hơn. “Trước đây iPhone mới thường bán chính thức tại Việt Nam sau các thị trường khác khoảng hơn 4 tuần, nhưng hiện nay thời gian này đã được rút xuống còn 3 tuần”, đại diện FPT Shop lý giải.
Không khác với báo cáo của Apple, ông Nam cho rằng doanh số iPhone và các sản phẩm khác của Apple tại Việt Nam đang tăng lên, dự báo trong năm 2022 có thể vượt Thái Lan, do đó thị trường trong nước có thể được nâng cấp lên mức 2 (so với mức 3 - tier 3 như hiện nay, sau Singapore và Thái Lan). Khi đó, sản phẩm Apple có thể được mở bán sớm hơn, các ưu đãi có thể tốt hơn.
Trong khi đó, phía Thế Giới Di Động cũng đồng loạt mở các cửa hàng TopZone chuyên bán sản phẩm Apple, nhằm đón làn sóng mua sắm mạnh mẽ của người dân. Chuỗi này đang đặt mục tiêu đạt được 1 tỷ USD doanh thu các sản phẩm Apple vào năm 2023, trở thành một đối tác bán lẻ lớn nhất nhì trong khu vực châu Á.
Trên thực tế, doanh thu của nhóm hàng Apple tại Thế Giới Di Động ghi nhận tốc độ tăng phi mã qua mỗi năm. Năm 2020, nhà bán lẻ này đạt 230 triệu USD. Năm 2021, dù chỉ có thêm 20 cửa hàng TopZone nhưng doanh thu tăng gần gấp đôi, đạt 450 triệu USD. Dự kiến cuối năm 2022, chuỗi bán lẻ sẽ đạt 650 triệu USD.
Không chỉ hai chuỗi lớn Thế Giới Di Động và FPT Shop, hàng loạt nhà bán lẻ khác cũng tích cực mở chuỗi chỉ bán Apple, hoặc hợp tác với Apple để trở thành đại lý bán lẻ chính hãng. Điều này mở ra khả năng lớn trong việc Apple sẽ nhìn nhận lạị thị trường Việt Nam trong tương lai.
Theo báo cáo, Apple ghi nhận doanh thu 63 tỷ USD từ mảng sản phẩm, bao gồm iPhone, iPad, Mac, thiết bị đeo, sản phẩm giải trí gia đình và phụ kiện. Trong khi nhu cầu iPhone vẫn ổn định, các thiết bị khác đã chịu tác động không nhỏ từ thị trường lẫn nhu cầu người dùng.
iPhone vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo về doanh thu
Doanh thu iPhone tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 40,7 tỷ USD. Theo các nhà quan sát, các tính năng máy ảnh của iPhone 13, chẳng hạn như chế độ điện ảnh (cinematic) và chụp ảnh macro, là những điểm nổi bật của sản phẩm, tiếp tục thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ của người dùng.
Trong các sản phẩm mới ra mắt gần nhất, iPhone Mini là mắt xích yếu trong số bốn sản phẩm iPhone. Tuy vậy, hãng đạt được thành công từ những dòng Pro và Pro Max, do đó các sản phẩm này sẽ tiếp tục là sản phẩm chủ lực trong thời gian tới.
Chuyên gia từ Counterpoint nhận định Apple sẽ tiếp tục đánh mạnh các sản phẩm vào những thị trường mới nổi, nhằm khai thác dư địa vẫn còn rộng mở tại đây. (Việt Nam và một số quốc gia khác là ví dụ - PV).
Dù vậy, doanh thu của Mac và iPad lần lượt giảm so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 7,4 tỷ USD và 7,2 tỷ USD. Do cả hai dòng sản phẩm này đều bị ảnh hưởng bởi những hạn chế về nguồn cung, cùng với những tác động của yếu tố vĩ mô (song vẫn chưa được kiểm chứng).
Danh mục thiết bị đeo, sản phẩm giải trí gia đình và phụ kiện đạt doanh thu 8,1 tỷ USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái do tác động của xu hướng giảm tỷ giá, các yếu tố vĩ mô và thời điểm ra mắt không thuận lợi của một số sản phẩm gia dụng và phụ kiện, như sự ra mắt của AirTag vào quý 2 năm 2021.
Đánh giá tổng thể, chuyên gia Counterpoint nhận định Apple có thể sẽ gặp khó khăn trong quý tiếp theo, tuy nhiên vấn đề nguồn cung dự báo được cải thiện, đồng thời mức tăng trưởng doanh thu sẽ ở mức vừa đủ. Nhu cầu về sản phẩm có thể yếu tại châu Âu và Trung Quốc, song tại thị trường Mỹ và các nước mới nổi nhu cầu sẽ vẫn duy trì mức tăng.
Hải Đăng
Trang mới của Apple
Khi Jony Ive chính thức dừng hợp tác, Apple được chờ đợi bước vào một kỷ nguyên sản phẩm mới, hoặc cũng có thể lụi tàn với những thiết kế nhàm chán.
"> -
'Giai điệu màu' của tiến sĩ mỹ học Thế HùngKhông phải ngẫu nhiên Tiến sĩ mỹ học Thế Hùng đặt tên cho phòng tranh của mình cái tên đầy chất âm nhạc - Giai điệu màu. Bởi, với âm nhạc, cùng với nhạc sĩ Lê Vinh và Thế Duy, Thế Hùng là học trò thầy Hoàng Vân và Văn Ký trong khóa sáng tác ca khúc đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1990.
Gia tài âm nhạc của ông là 150 ca khúc, 4 đêm nhạc, 2 tập nhạc, nhiều ca khúc đã phát sóng truyền hình và trong các MV của các ca sĩ nổi tiếng. Giai điệu và tiết tấu của âm nhạc đã thấm vào ông, hiện ra các bức tranh, lúc mạnh mẽ cuồn cuộn như thác đổ, lúc hiền hòa như dòng sông cuối nguồn về với biển… Có xem tranh mới hiểu Thế Hùng đã vật vã, khổ sở, nhọc nhằn trong suốt 2 năm qua để tìm cho mình một hướng đi trong nghệ thuật gắn với cây cọ và màu sắc như thế nào.
Đã 2 năm nay, từ khi quay lại với hội hoạ - người tình định mệnh mà vì nhiều lý do ông đã xa lánh suốt 30 năm (1992 - 2022). Trong 2 năm này, Thế Hùng đóng cửa vẽ, ít giao du và không tiếp bất cứ ai các buổi sáng kể cả tôi - gã bạn có thể xem là một trong những bạn thân nhất của ông. Ông bộc bạch lịch làm việc một ngày của ông “năng lượng của tôi chỉ tỏa ra từ 5 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Sau giờ đó là đọc sách, đánh đàn, nghe nhạc, làm phác thảo và đúng 4h chiều là bóng bàn”.
Tôi đến xưởng vẽ của Thế Hùng trước 4 ngày khai mạc triển lãm lần thứ 2 (lần thứ nhất năm 1992). Nằn nì mãi không được, phải lấy uy là bạn thân và phát lệnh “sang kiểm tra tranh pháo”. Gã bạn say nghề mở cửa, nói gọn lỏn “Tôi chỉ dành cho Hiếu 15 phút thôi nhé”.
Liếc nhìn qua nhà ở - xưởng hoạ của Thế Hùng, một cảm giác choáng ngợp tràn trong tôi. Hàng trăm bức tranh đã xong và đang vẽ dở. Số tranh đang phác thảo, và chỉnh sửa nhiều vô kể. Tranh chất khắp nhà từ lối vào đến phòng khách, phòng vẽ, buồng tắm, ban công, đầu giường… Duy nhất còn đúng cái giường để nằm là không có tranh thôi. Tranh nhiều đến mức Thế Hùng phải “thiết kế” thêm một căn phòng 110 m2 ở tầng trên để bày. Căn phòng này được ông định danh là Salon D'Arts Thế Hùng. Với vẻ mặt vẫn chưa thoát khỏi cảm hứng nghệ thuật, Thế Hùng lầm rầm bảo một cách tự tin: “Căn dưới để sáng tác và dạy vẽ. Căn trên trưng bày, trước là cho mình, gia đình, sau là bạn bè và những nhà sưu tập, những người yêu tranh Thế Hùng”.
Từ ngày có phòng tranh, số tranh bán được ngày càng nhiều.… Sự tu bổ, sửa sang, sắm sửa cho nghiệp vẽ cũng nhiều lên bấy nhiêu theo cách “mỡ nó rán nó”… Gần 200 triệu tiền bán tranh, Thế Hùng sắm khung hết. Hầu hết là loại khung theo đúng nghĩa của loại khung mà người trong nghề gọi là chơi khung. Trong nhà của Thế Hùng toàn khung đục chạm bằng gỗ sồi nhập từ Nga về theo mẫu khung tranh cổ điển của các bảo tàng châu Âu…
Tôi như lạc giữa một không gian nghệ thuật thẩm mỹ. Điểm nhấn giữa phòng là cây đàn Piano 3 chân đen bóng đặt trên bục tròn và xung quanh là hàng trăm bức tranh các cỡ, lớn nhất 200 x 120 cm, nhỏ nhất cũng 80 x 60 cm với 3 đề tài: Phong cảnh, tĩnh vật và từu tượng. Cảm giác chung là đẹp, đa dạng, phong phú, không nhàm chán. Thật dễ dàng nhận thấy phòng tranh của một hoạ sĩ làm thơ, sáng tác nhạc và trang trí nội thất tôn trọng một phong cách, sở thích sang trọng. Tôi đồng tình với nhà sử học Dương Trung Quốc khi tới thăm nơi đây: “Đây là một cách chơi khôn ngoan, khôn ngoan hơn sang trọng”.
Nhìn tranh Thế Hùng bày trong phòng, tôi nảy ra ước muốn tìm hiểu nguyên nhân sự đa dạng trong bút pháp hội hoạ của ông, Thế Hùng nói: “Đúng, đó là những đoạn đường, là những giai đoạn tôi đã đi, mò mẫm, dò dẫm để tìm cho mình một lối đi riêng mà trong nghệ thuật gọi là phong cách”.
Đúng là Thế Hùng đã nhọc nhằn tìm lối. Từ cực thực, hiện thực, siêu thực đến dã thú, biểu hiện… cho đến khi ông gặp được cụ Van Gogh và nhập vào dòng chảy rất xiết của trường phái Ấn tượng (Impressionnistes) thì Thế Hùng mới ngộ ra mình. Đây mới đúng là ông và đó là liên thẩm mang phong cách rất Thế Hùng trong thơ - nhạc - họa. Tất cả đồng nhất: tung phá, bay lượn, thoải mái, vẽ như chơi, như dạo nhẹ một bản đàn.
Những nhát bút nguyên màu để cạnh nhau cho chúng tự tan vào mắt người xem (như cách biểu hiện của trường phái Ấn tượng) như những câu thơ ngắt bậc thang bảng lảng xuống dòng, như khúc thức trong cách tiến hành và phát triển giai điệu từ mở đầu các ca khúc thường là gam thứ, giữa chừng ly điệu sang gam trưởng cho sáng lên, đảo phách liên tục và về kết (coda) gam thứ chủ âm.
Bỏ vẽ 28 năm, miên man trong các loại hình nghệ thuật để rồi khi ngoại thất tuần trở lại dò tìm và thăng hoa trong hội hoạ suốt 2 năm. Thế Hùng cứ mê mải vẽ cho đến khi người xem nhận ra những nhát bút khoáng hoạt, tung tẩy rất Thế Hùng trong các bức: Biển chiều, Hoàng hôn, Mùa xuân, Bến quê, Hà Nội ngàn xưa, Trăng chiều, Đốm lửa chiều, Cầu Long Biên…Từ các nét bút li ti như hàng ngàn lá tre đến những nhát bút to, khỏe khoắn vạm vỡ như luống cầy trong các bức Hoàng hôn, biển chiều đều nhất quán một bút pháp khi cây cọ được một cây bút tài hoa thể hiện.
Gần triển lãm rồi mà Thế Hùng vẫn cặm cụi vẽ, vẫn sửa, vẫn cặm cụi, hì hục ngày 8 tiếng bắt đầu từ 5 giờ sáng. Ông nói: chưa ưng, chưa thích, chưa tự tin lắm, giá để vài năm nữa mới bày. Nhưng phải bày để có tranh in vào Tuyển tập Thế Hùng 2,tổng kết 50 năm hoạt động nghệ thuật trên 4 mảng: Thơ, nhạc, họa, phê bình Nghệ thuật. Hiện thực hóa Kỷ lục gia về đào tạo và sáng tạo nghệ thuật và cũng để minh hoạ thêm cho hội thảo, họp báo ra sách Tuyển tập tại trụ sở Hội nhà Văn Việt Nam vào ngày 20/8, sinh nhật lần thứ 75 của vị Tiến sĩ dạy mỹ học và người nghệ sĩ tài hoa đã thành danh.
Triển lãm Giai điệu màusẽ kéo dài tới hết ngày 16/7.
Nguyễn Hiếu
-
Tùng Dương: 'Tiếng hát Khánh Ly vẫn là dư vị khán giả muốn được thưởng thức'Khánh Ly và Tùng Dương. Lần trước hát cùng danh ca có nói: “Cô cảm ơn Tùng Dương đã lùi lại để cô tỏa sáng”. Đó là điều Tùng Dương cảm thấy hạnh phúc và vinh dự khi hát song ca với nhiều nghệ sĩ, mình đều chia sẻ năng lượng tích cực nhất cũng như chia sẻ sàn diễn sân khấu với bạn diễn, đặc biệt là người nghệ sĩ gạo cội như danh ca Khánh Ly”.
Trong cảm nhận của Tùng Dương: "Tiếng hát Khánh Ly rất đời, có nhiều cung bậc cảm xúc, như một thứ rượu lâu năm, có độ đằm, có men say của dư vị của cuộc sống. Những thăng trầm đã trải qua được bà thể hiện trong cách hát của mình, thật thanh thản. Vẫn lối hát Khánh Ly đó, nhưng theo năm tháng bà luôn đưa vào những cung bậc cảm xúc của cuộc sống và tiếng hát người nghệ sĩ càng đượm nồng hơn".
Điều khiến Tùng Dương cảm thấy ấn tượng trong những show diễn của Khánh Ly, đó là phần kể chuyện, chia sẻ, giao lưu thực sự hấp dẫn. Không chỉ với khán giả lớn tuổi, những bạn trẻ nghe cũng bị cuốn hút bởi cách dẫn chuyện của danh ca Khánh Ly đầy hiểu biết và thư thái.
“Khánh Ly có nói gì thì bà cũng sẽ suy nghĩ rất kỹ càng, bởi sự tích lũy từ vốn sống, trải nghiệm của Khánh Ly chứ không đơn thuần là phát ngôn theo cảm xúc lúc đó đâu. Ở tầm tuổi bà cũng không phải lo ngại điều gì, vẫn bình thản, mang đúng tinh thần những điều chiêm nghiệm trong cuộc đời vào những câu chuyện.
Cũng chính vì điều đó, lần này xuất hiện của bà dường như đặc biệt hơn, có nhiều câu chuyện tâm tình hơn. Những người bạn diễn như đêm có Tùng Dương, hay Bằng Kiều… sẽ là những dư vị câu chuyện hấp dẫn nhằm tôn vinh giọng hát của bà - người mà chúng tôi yêu mến từ giọng hát đến con người, tư chất nghệ sĩ” - Tùng Dương bày tỏ.
Lần này Tùng Dương sẽ hát những bài hát những bài trong tập Da vàng và những bài nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như: Ru ta ngậm ngùi, Ru đời đi nhé, Đường xa vạn dặm… Đặc biệt, lần đầu tiên Tùng Dương hát Ta đã thấy gì trong đêm nay -bài mà danh ca Khánh Ly từng thể hiện thành công với những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời - bằng tinh thần hân hoan. Anh cũng thể hiện ca khúc Xin cho tôi - một bài hát có tính dự báo, thể hiện mong muốn một thế giới hòa bình, không có chiến tranh.
Tùng Dương bảo, anh cũng có sự đồng cảm với những bài hát mang tính triết lý Phật giáo của Trịnh Công Sơn như Cát bụi, Ru ta ngậm ngùi, Một cõi đi về... "Những ca khúc chứng tỏ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có sự giác ngộ nhất định với Phật pháp mới có thể đưa những triết lý nhà Phật đẹp và thanh thản như vậy vào ca khúc".
Tùng Dương muốn mang tinh thần, cảm xúc, thông điệp, thời đại của ngày hôm nay vào để những tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có hơi thở nồng nàn, đủ cung bậc cảm xúc, nhưng thời đại, có sự khác biệt giữa cách cảm nhận giao cảm ở các thế hệ khác nhau.
Danh ca Khánh Ly nói 60 năm hát tình ca là chuỗi âm nhạc cuối cùng nhưng Tùng Dương cho hay, anh cùng những người người yêu mến tiếng hát Khánh Ly không mong cô giải nghệ. Anh bảo: “Người nghệ sĩ là vậy, khi còn sức là còn muốn đứng trên sân khấu, hòa giọng với những nghệ sĩ thế hệ sau này. Được đứng trên sân khấu vẫn là điều tuyệt vời, chỉ khi sức khỏe không cho phép mới giải nghệ. Tùng Dương thấy tiếng hát Khánh Ly vẫn là dư vị khán giả muốn được thưởng thức”.
Để tri ân quý khán giả đã yêu mến cặp đôi tri kỷ Trịnh Công Sơn - Khánh Ly, trong chương trình 60 năm hát tình ca, Khánh Ly sẽ gửi tới khán giả giai điệu của những bản nhạc Trịnh nổi danh như: Tình xa, Diễm xưa, Còn tuổi nào cho em, Hạ trắng, Mưa hồng, Như cánh vạc bay, Gọi tên bốn mùa, Một cõi đi về, Cát bụi…
Bên cạnh đó là những ca khúc về mẹ và người phụ nữ như: Ca dao mẹ, Gia tài của mẹ, Xin cho tôi, Người con gái Việt Nam da vàng...Đặc biệt, trong chương trình cũng sẽ có những ca khúc và khoảnh khắc Khánh Ly dành tưởng nhớ danh ca Lệ Thu.
Khánh Ly cũng sẽ thể hiện những nhạc phẩm của các nhạc sĩ như Lam Phương, Vũ Thành An, Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng... như một lời tri ân các nhạc sĩ và cũng là lời tri ân khán giả yêu thương ủng hộ bà suốt 60 năm qua.
Thu Hà
Trần Tiến, Khánh Ly ôm nhau khócXem ngay ">