Các mẫu điện thoại iPhone 13 được bày bán tại một cửa hàng Apple Store ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 24/9/2021. (Ảnh: Reuters)
Ngày 28/10, Apple thông báo trong quý 3/2021 lợi nhuận ròng của tập đoàn công nghệ này đạt 20,5 tỷ USD trên doanh thu 83,4 tỷ USD, mức cao kỷ lục, song vẫn thấp hơn dự kiến trước đó của các nhà phân tích. Sau đó, giá cổ phiếu của Apple đã giảm hơn 3% xuống còn 146,75 USD.
Trong khi đó, Giám đốc Tài chính Apple, Luca Maestri, cho biết tập đoàn công nghệ này đã lập kỷ lục mới về doanh thu trên tất cả các phân khúc địa lý và danh mục sản phẩm, bất chấp sự bất ổn của môi trường vĩ mô.
Tháng trước, Apple đã tung ra một dòng iPhone mới cho mùa mua sắm chủ chốt cuối năm. Dòng sản phẩm bao gồm iPhone 13 Mini với giá bán từ 700 USD và iPhone 13 Pro Max với giá từ 1.100 USD.
Theo một báo cáo gần đây, Apple khó có thể đạt được mục tiêu sản lượng iPhone mới trước kỳ nghỉ lễ do tình trạng thiếu chip điện tử trên toàn cầu.
Bloomberg News cho biết “Táo khuyết” đã lên kế hoạch sản xuất 90 triệu chiếc iPhone 13 trước cuối năm nay, nhưng sẽ phải giảm con số này xuống 80 triệu chiếc do các nhà cung cấp như Broadcom và Texas Instruments không thể đáp ứng đủ nhu cầu.
Trong báo cáo doanh thu hàng quý vào cuối tháng Bảy, Giám đốc điều hành Tim Cook đã từng cảnh báo rằng những hạn chế trong chuỗi cung ứng sẽ có tác động lớn hơn đến quý 3.
Theo ông Cook, tình trạng thiếu chip đang ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của ngành công nghệ do nhu cầu cao hơn đáng kể so với dự kiến.
Apple cũng đang phải đối mặt với sức ép từ các nhà quản lý và nhà phát triển phần mềm trong việc nới lỏng sự siết chặt của hãng này đối với App Store, vốn đóng vai trò như một cửa ngõ duy nhất để tiếp cận các thiết bị di động của Apple.
Theo Vietnam+
Nếu Apple khai trương một Apple Store tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng vị trí được chọn phải thật đắc địa và thuộc khu vực bán hàng xa xỉ.
" alt=""/>Apple lập kỷ lục mới về doanh thu trong quý 3 năm nayInstagram đang kém thu hút hơn TikTok và Snapchat. Ảnh: Bild.
Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát mới đây từ công ty dịch vụ tài chính Piper Sandler, 35% thanh thiếu niên cho biết Snapchat là nền tảng mạng xã hội yêu thích của họ, và ngay sau là TikTok với 30%. Trong khi đó, Instagram chỉ đứng thứ 3 với tỉ lệ 22%.
“Trong bất kỳ ngành công nghiệp truyền thông nào, điều mới mẻ và thú vị nhất sẽ thu hút được giới trẻ. Chúng ta đang ở trong một thời điểm giao thoa văn hóa, nơi mọi người dường như đang cảm thấy mệt mỏi với một văn hóa đầy khát vọng và biểu diễn như Instagram”, Brooke Duffy, phó giáo sư chuyên các vấn đề văn hóa tại Đại học Cornell cho biết.
Gần đây, các giám đốc cấp cao của Instagram đã bắt đầu dành sự quan tâm đặc biệt đến nhóm người dùng vị thành niên. Trong một cuộc họp vào tháng trước, họ tỏ ra lo lắng khi dữ liệu mới nhất của Instagram cho thấy sự gia tăng người dùng trẻ tuổi mới đang có dấu hiệu dừng lại.
Điều này thực sự là một báo động đối với Instagram. Trước đây, nhóm người dùng vị thành niên thường dành tới 3-4 tiếng mỗi ngày để sử dụng ứng dụng, nhiều hơn gần gấp đôi so với nhóm người dùng lớn tuổi hơn. Do đó, nếu nhóm đối tượng mục tiêu của Instagram suy giảm, đó sẽ là vấn đề rất lớn với mạng xã hội này.
Cố gắng thu hút người dùng trẻ tuổi
Vào năm 2013, Zuckerberg đã cố gắng mua lại Snapchat để tăng sức hấp dẫn của Facebook đối với nhóm người dùng trẻ tuổi. Tuy nhiên, việc này đã không thành công và Facebook quyết định thu hút nhóm đối tượng bằng cách bổ sung tính năng cho các ứng dụng mà họ sở hữu.
![]() |
Instagram tập trung vào nhóm đối tượng người dùng trẻ tuổi. Ảnh: ABC News. |
Đến năm 2016, Instagram đã sao chép một tính năng chính của Snapchat được gọi là Stories (Tin), cho phép người dùng chụp ảnh, quay video và đăng chúng dưới dạng cập nhật trạng thái tạm thời trong 24 giờ.
Trên thực tế, tính năng này của Instagram đã thu hút được phần đông người dùng là sinh viên và nhóm tuổi từ 15-19. Trong khi đó, nhóm người dùng trẻ hơn, cụ thể là 13-15 tuổi, lại dường như không quá quan tâm đến tính năng này.
Theo các tài liệu nội bộ, ngân sách quảng cáo và tiếp thị của Instagram trong năm 2021 đã lên tới 390 triệu USD, so với chỉ 67,2 triệu USD trong năm 2018. Điều này nhằm mục đích thu hút nhiều hơn nhóm đối tượng người dùng trẻ tuổi và kéo họ về với Instagram. Tuy nhiên, điều này lại vô tình đưa đến cho Instagram một vấn đề mới.
Đầu năm 2018, một số nhân viên của Instagram đã đặt câu hỏi rằng liệu các chiến dịch quảng cáo nhắm vào trẻ em 13 tuổi có thể vô tình thu hút trẻ em dưới 11 tuổi hay không. Theo Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng vào năm 1998 tại Mỹ, bất kỳ hoạt động thu thập thông tin cá nhân của trẻ em dưới 13 tuổi đều là bất hợp pháp. Do đó, Instagram đã sự đẩy mình vào thế khó khi tiếp cận nhóm người dùng này.
Ngoài ra, trong tài liệu chiến lược vào tháng 10/2020, Instagram đã chỉ ra những dấu hiệu đỏ khác. Một cuộc khảo sát đối với những người từ 13-44 tuổi cho thấy nhóm người dùng này đang rời bỏ Instagram để đến với các đối thủ cạnh như YouTube và TikTok. Trong khi đó, thanh thiếu niên đặc biệt bị thu hút bởi Snapchat vì các tính năng thú vị, và đặc biệt có khả năng mã hóa tin nhắn cá nhân.
Instagram làm mọi thứ để sinh tồn
Vào tháng 9/2018, Kevin Systrom và Mike Krieger, những người sáng lập Instagram, đã rời Facebook sau khi xung đột với Zuckerberg. Ông Mosseri, một giám đốc cấp cao lâu năm của Facebook, được bổ nhiệm để điều hành Instagram.
![]() |
Ông Adam Mosseri được kỳ vọng sẽ dẫn dắt Instagram vượt qua khó khăn. Ảnh: New York Times. |
Với những thay đổi về lãnh đạo, Facebook đã nỗ lực hết mình để biến Instagram thành một điểm thu hút chính đối với người dùng trẻ. Cụ thể, Instagram bắt đầu tập trung vào dữ liệu có tên “thời gian thanh thiếu niên dành cho nền tảng”. Mục đích là để tăng lượng thời gian mà thanh thiếu niên sử dụng ứng dụng này với các tính năng bao gồm Instagram Live - một công cụ phát sóng và Instagram TV - nơi người dùng tải lên các video dài tới một giờ.
Tuy nhiên, những công cụ này chưa thể giúp Instagram chiếm được ưu thế so với TikTok và Snapchat. “Giữa thời kỳ đại dịch Covid-19, những người trẻ tuổi đang coi các tính năng chia sẻ cốt lõi của Instagram kém thú vị hơn trước, và việc không có gì mới mẻ tiếp tục là một rào cản lớn đối với công ty”, theo tài liệu nội bộ của Instagram.
Vào tháng 5, ông Mosseri đã chia sẻ một tuyên bố về tầm nhìn của Instagram với các nhân viên. Ông cho biết nền tảng này sẽ là “nơi mà những người trẻ tuổi xác định bản thân và tương lai”. Lúc đó, Instagram đang phát triển một ứng dụng dành cho trẻ em dưới 13 tuổi.
Tuy nhiên, mọi thứ đã bị tạm dừng sau khi Frances Haugen, một cựu quản lý tại Facebook, tiết lộ rằng Instagram đang làm tổn hại đến tâm lý của một số thanh thiếu niên. Về phần mình, ông Mosseri khẳng định công việc vẫn chưa kết thúc và Instagram sẽ tạo ra một nền tảng phù hợp với lứa tuổi từ 10-12.
(Theo Zing)
Theo báo New York Times, Instagram dành phần lớn ngân sách tiếp thị toàn cầu để nhằm vào đối tượng vị thành niên.
" alt=""/>Instagram ngày càng nhạt nhẽo trong mắt người trẻ