Trải nghiệm thú vị với khách sạn thông minh ở Las Vegas

作者:Nhận định 来源:Kinh doanh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-16 04:46:57 评论数:

Tôi thường tự hỏi tại sao phải bỏ nhiều tiền trang bị đồ đạc cho một căn nhà thông minh. Tôi có thể tự tắt đèn,ảinghiệmthúvịvớikháchsạnthôngminhởmh 370 mở đèn. Tôi có thể tự bật máy lạnh. Vậy tại sao phải mở một cái app trên điện thoại ra để ra lệnh tắt/mở máy lạnh? Tại sao phải mở miệng ra lệnh cho một chiếc loa bật TV trong khi tôi có thể cầm remote bấm nhanh là xong?

Dường như Steve Jobs từng nói một câu đại loại là: khách hàng sẽ không biết họ muốn gì cho đến khi bạn dúi vào tay họ một thiết bị đáp ứng nhu cầu của họ.

Chẳng hạn, việc mở đèn khi bước vào nhà khá dễ dàng, nhưng nếu bạn đã nằm trên giường rồi và muốn tắt đèn nhưng lại lười đứng dậy thì sao? Hoặc khi viết bài này, tôi đang ở Las Vegas (Mỹ) với cái lạnh 4-5 độ, đã trùm chăn rồi nhưng lại phải đi tắt đèn sẽ rất cực hình. Khi đó, tôi chỉ cần đơn giản nói: “Alexa, turn the lights off”, thế là đèn đóm trong phòng tắt hết, không cần bước ra khỏi chăn êm nệm ấm của khách sạn 5 sao.

Tương tự, nếu đã yên vị trong chăn và muốn nghe nhạc, tôi chỉ cần nói: “Alexa, play some songs by Justin Bieber”, thì các bài hát của chàng ca sĩ sẽ được phát qua chiếc loa đặt trên bàn.

Chiếc loa Echo nhỏ gọn đặt trên bàn trong phòng khách sạn. (Ảnh: Hải Đăng)

Tôi đang đi dự sự kiện AWS:reInvent do AWS, công ty chuyên về điện toán đám mây của Amazon tổ chức. Nhà báo khắp thế giới được sắp xếp ở tại Wynn, một khách sạn 5 sao sang trọng nằm ngay mặt tiền Đại lộ Las Vegas. Mỗi phòng đều có một chiếc loa Echo của Amazon, với trợ lý ảo Alexa là bộ não của thiết bị. Chiếc loa do khách sạn trang bị, không phải sản phẩm trưng bày của Amazon.

Có thể ngồi bất kỳ đâu để ra lệnh giọng nói cho Alexa đóng/mở rèm cửa sổ. (Ảnh: Hải Đăng)

Chiếc loa này tạo nên sự khác biệt hoàn toàn cho Wynn so với những khách sạn khác tôi từng ở. Chẳng hạn khi ở khách sạn Hyatt ở San Francisco hồi tháng 9, rèm cửa của khách sạn cũng mở bằng một nút bấm, khá hiện đại. Nhưng tại Wynn, bạn chỉ cần đơn giản nói: “Alexa, close the draps”, rèm cửa sẽ kéo qua, mở ra tầm nhìn xuống đại lộ tấp nập, một số phòng có thể nhìn thấy toà nhà Trump International gần đó.

Chiếc loa Echo có thể phát nhạc, và có một micro để nhận giọng nói. Bạn đứng ở bất kỳ đâu trong phòng và cất tiếng gọi Alexa, thì loa sẽ nhận diện. Khi đó, có thể yêu cầu tắt/mở máy lạnh, điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh. Khi tôi đứng từ xa, gần nhà vệ sinh, vẫn có thể nói vọng vào phòng khách để ra lệnh cho Alexa tắt/mở đèn trong toilet.

Đứng từ xa thế này, khoảng 5-6m, vẫn có thể ra lệnh cho loa thực hiện các công việc. (Ảnh: Hải Đăng)

Giả sử đang đêm đèn đóm tắt hết, bạn muốn đi vệ sinh, thì chỉ cần ra lệnh Alexa mở một chiếc đèn cụ thể, thay vì phải mò mẫm công tắc giữa đêm - nhất là ở một nơi xa lạ như phòng khách sạn, bạn chưa quen với vị trí các công tắc.

Là một thiết bị của khách sạn, bạn có thể ra lệnh để loa kết nối với bộ phận lễ tân, thay vì phải tự mình bấm điện thoại. Tuy vậy, do thiết bị này thuộc sở hữu khách sạn, bạn sẽ bị giới hạn một số tính năng, ví dụ nguồn phát nhạc - vì lý do bản quyền.

Dù tiện lợi, song việc đầu tư một ngôi nhà thông minh tại Việt Nam hiện nay chi phí không rẻ, và hệ sinh thái đang khá phân mảnh. 

Một số hình ảnh hiện đại khác của phòng khách sạn:

Một bảng điều khiển tự động hoàn toàn được đặt gần giường ngủ. Đây chính là hạ tầng tự động đã hoàn thiện của khách sạn, chiếc loa Echo chỉ đóng vai trò thiết bị trung gian.
Một quầy đồ ăn đặt trên bàn. Khi bạn nhấc một món ra khỏi khay quá 30 giây thì hệ thống sẽ tự động tính tiền vào thẻ tín dụng. Bạn không thể trả bằng cách đặt trở lại.
Chiếc TV hiển thị tên khách để chào mừng, mang lại cảm giác cá nhân hoá rất cao.
Các phím tắt/mở đèn đều được làm cảm ứng.
Công tắc điều khiển máy lạnh khi bạn không muốn ra lệnh bằng giọng nói.

最近更新