Như vậy, BlackBerry Priv đã giảm 6,5 triệu đồng so với mức giá công bố ban đầu. Sản phẩm PRIV™ - điện thoại đầu tiên của BlackBerry chạy hệ điều hành Android với kho ứng dụng toàn cầu Google Play™. PRIV được thiết kế siêu mỏng gồm một màn hình cong 2 cạnh, bàn phím vật lý có khả năng cảm ứng, máy ảnh 18MP cho chất lượng ảnh cao nhất, thời lượng pin dài và một bộ công cụ tốt nhất để người dùng kiểm soát thông tin riêng tư của họ bên trong máy.
BlackBerry Priv có thể được tích hợp với giải pháp quản trị thiết bị doanh nghiệp của BlackBerry - BES12, một giải pháp hỗ trợ đa nền tảng như Priv và nhiều thiết bị khác, cung cấp khả năng bảo mật từ thiết bị - server - thiết bị, đảm bảo các ứng dụng phối hợp công việc như Secusuite (mã hóa đàm thoại) và WatchDox cho việc chia sẻ file mật.
BlackBerry Priv có màn hình OLED cong 2 cạnh, rộng 5.4 inch mang đến nhiều không gian để làm việc hoặc giải trí với nhiều màu sắc và tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Với độ phân giải 2560x1440, nó mang lại tỷ lệ điểm ảnh rất cao: 540 điểm ảnh trên 1 inch vuông - gấp 4 lần với tỷ lệ của TV HD tiêu chuẩn. Cùng với màn hình cong, chức năng Menu trên cạnh cong sẽ cho phép truy cập nhanh vào một loạt tính năng như BB Hub, Lịch làm việc, Tác vụ hoặc Danh bạ gọi nhanh. Thời lượng Pin – PRIV có pin dung lượng 3410 mAh đủ đảm bảo sử dụng hỗn hợp lên đến 22.5 giờ liên tục.
" alt=""/>BlackBerry bất ngờ giảm 6,5 triệu đồng cho sản phẩm BlackBerry PrivThế nhưng, ít ai biết đến Smartisan, một trường hợp tương tự Bphone đã diễn ra tại Trung Quốc. Smartisan có cùng một công thức tạo "bom tấn" như Bphone và thất bại tương đồng.
Bắt chước Apple, nhưng ôm mộng "giết chết iPhone"
Tương tự Bphone, sản phẩm đầu tiên của Smartisan được hãng này định vị ở phân khúc cao cấp, tuyên bố "tiêu diệt" tất cả các bom tấn, trong đó có iPhone của Apple. CEO của hãng tự tin gọi sản phẩm của mình là: "Tốt nhất bán cầu Đông", cách nói khác của "tốt nhất châu Á".
![]() |
Luo Yonghao, sáng lập kiêm CEO của Smartisan, có nhiều nét tương đồng với CEO Nguyễn Tử Quảng. |
Chiếc Smartisan T1 ra mắt 20/5/2014, có cấu hình rất giống Bphone với màn hình 5 inch Full HD, chip Snapdragon 801 4 nhân tốc độ 2,5 GHz, RAM 2 GB, đồ hoạ Adreno 330, bộ nhớ trong 16 GB, camera chính 13 MP. Smartisan T1 được bán với giá từ 3.000 nhân dân tệ, tương đương 10,9 triệu đồng, bằng đúng với giá của Bphone. Chỉ khác một điều, sản phẩm này lên kệ trước một năm so với smartphone của Bkav.
Để "giết chết iPhone" và những bom tấn khác, Smartisan T1 cũng nhấn vào khả năng chụp ảnh và xử lý âm thanh. Theo Engadget, smartphone này trang bị cảm biến hình ảnh của Sony và chip xử lý âm thanh của Texas Instruments. Tương tự Bphone, model này cũng có thiết kế hai mặt kính cường lực.
Giống như hầu hết các smartphone Trung Quốc trên thị trường, Smartisan T1 chạy trên một hệ điều hành riêng, được phát triển trên Android, mang tên Smartisan OS. Giao diện được tuỳ biến hoàn toàn theo hướng rút ngắn các thao tác cử chỉ - một thế mạnh cũng được CEO Nguyễn Tử Quảng nhắc đến khi ra mắt Bphone ở Việt Nam.
Khi đến tay người dùng, Smartisan T1 bị cho là quá giống iPhone. Từ đường nét trên sản phẩm cho đến cách bố trí các phím, loa thoại,.. đều có sự ảnh hưởng từ Apple.
Tạo ra từ một người đặc biệt
Sự giống nhau chưa dừng lại ở đó, để thêm phần "lãng mạn" cho câu chuyện của mình, Smartisan cũng được tạo ra bởi một nhân vật đặc biệt - ông Luo Yonghao (La Chí Tường) - người từng bị cộng đồng mạng Trung Quốc gọi là "thánh nổ" khi hùng hồn tuyên bố mình đang làm ra một chiếc "smartphone tốt nhất của Trung Quốc", theo Forbes.
![]() |
Luo Yonghao, nhân vật từng ồn ào trên Internet Trung Quốc trước khi mở công ty kinh doanh smartphone. Ảnh:Engadget. |
Tiết lộ với truyền thông, Luo cho biết ông nguyên là một giáo viên dạy tiếng Anh, sau đó là chủ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Với óc hài hước của mình, Luo nhanh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội Weibo lẫn Twitter vì những bài giảng thú vị.
Năm 2011, Luo còn được xem như một biểu tượng mạng trong lòng giới trẻ Trung Quốc khi chính ông đập nát một chiếc tủ lạnh Siemens ngay bên ngoài trụ sở của công ty này ở Bắc Kinh, khi công ty này từ chối bảo hành sản phẩm bị lỗi. Đoạn video sau khi được lan truyền đã gây hiệu ứng mạnh mẽ, buộc Siemens phải nghiêm túc xem lại vấn đề, đưa ra lời xin lỗi và khắc phục toàn bộ số sản phẩm bị lỗi trên toàn Trung Quốc.
Bằng sự nổi tiếng của mình, Luo đã gây ngạc nhiên cho giới công nghệ tại Trung Quốc khi tuyên bố thành lập công ty điện thoại và ra mắt sản phẩm đầu tiên vào 28/5/2012. Theo Luo, tên gọi Smartisan được ghép từ hai chữ "Smart" (thông minh) và "Artisan" (thủ công). Công ty này tự làm ra điện thoại, tai nghe, hệ điều hành Smartisan OS và một dịch vụ đám mây mang tên Smilling Cloud. Trụ sở hãng đặt tại Bắc Kinh.
![]() |
Sự kiện ra mắt chiếc Smartisan T1 và sự kiện ra mắt Bphone bị cho là ảnh hưởng từ Apple, từ phong cách bố trí sân khấu cho đến phong cách thuyết trình của hai CEO. |
Cũng giống như CEO Nguyễn Tử Quảng, màn thuyết trình của Luo Yonghao cũng bị cho là "nhái" theo phong cách của Steve Jobs. Bản thân Luo Yonghao cũng thừa nhận mình đặc biệt hâm mộ người sáng lập của Apple. Thậm chí, Luo từng nói đùa rằng, ông có thể sẽ chết vì căn bệnh ung thư tuyến tuỵ như Steve Jobs.
Gặp nạn, trễ hẹn giao hàng và bị phản đối
Tạo ra từ một người đặc biệt với sứ mệnh lớn, "smartphone tốt nhất của Trung Quốc" nhanh chóng có được lượng đơn đặt hàng khổng lồ: 100.000 chiếc chỉ sau vài phút mở bán. Đây là tín hiệu tốt đầu tiên sau khi buổi ra mắt chiếc Smartisan T1 kết thúc. Và đó cũng là điều ngọt ngào duy nhất mà hãng này được tận hưởng. Hàng loạt bi kịch xảy ra sau đó với công ty của Luo.
Hứa hẹn giao hàng trong một tháng sau ngày ra mắt chiếc T1, nhưng Smartisan đã không kịp sản xuất đủ và đành trễ hẹn. Công ty này trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng. Nguyên nhân là đối tác sản xuất, lắp ráp linh kiện của Smartisan bị phá sản trong quá trình gia công chiếc T1. Sự cố này khiến những người lỡ đặt mua trước đó giận dữ và mất lòng tin vào "thánh nổ" Luo.
Thất bại với chiếc T1, Smartisan vẫn tiếp tục lên kế hoạch ra mắt mẫu T2 vào năm 2015. Tuy nhiên, một lần nữa, công ty này lại gặp vận đen khi một đối tác gia công phần cứng khác của hãng bị phá sản. Smartisan đã phải lùi lại thời gian ra mắt sản phẩm này.
Đến 29/12/2015, Luo Yonghao đã chính thức tổ chức sự kiện giới thiệu chiếc smartphone T2. Rút kinh nghiệm lần đầu với T1, Smartisan chọn dùng chip Snapdragon 808 để tránh lỗi quá nhiệt cho chiếc T2. Máy có màn hình 5 inch, độ phân giải Full HD, RAM 3 GB, camera 13 MP. Hiện tại, chưa thể đánh giá được chiếc Smartisan T2 có được lòng người dùng Trung Quốc hay không vì chưa đến thời hạn giao hàng.
Tuy nhiên, không ít người còn tin vào thương hiệu này và đặt mua một chiếc T2. "Tôi vẫn tin và sẽ mua nó. Sau tết Âm lịch tôi sẽ nhận máy và mang cho bạn xem, bạn có thể sẽ ngạc nhiên", Li Jiao, một người Trung Quốc đang làm việc tại TP HCM, nói.
Trong một bài viết trên Forbes, ngoài những sự thất bại và những lần "vạ miệng", Luo Yonghao cũng được tạp chí này dành tặng những lời khen ngợi. Ông được cho là người có tầm nhìn khi cố gắng hướng Smartisan đến hình ảnh của một công ty toàn cầu, thay vì chỉ cố gắng chinh phục thị trường nội địa. Về phía Bkav, công ty của Việt Nam cũng từng tuyên bố hợp tác với các nhà mạng nước ngoài để đưa Bphone ra quốc tế. Tuy nhiên, chưa có thông tin nào cho thấy Bphone đã "xuất ngoại", cũng như kế hoạch ra mắt chiếc Bphone 2 sau nhiều sóng gió.
" alt=""/>Có một 'Bphone khác' lận đận ở Trung QuốcTheo thông báo của Báo Giáo dục Việt Nam, để ngăn chặn những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời cũng chấp hành những cảnh báo của các cơ quan chức năng đối với các cơ quan báo chí trong việc vận hành các Fanpage trên mạng xã hội, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin thông báo tới quý độc giả: Do nguồn lực về con người và vật chất hạn chế để có thể kiểm soát tất cả các bình luận trên trang Fanpage của Báo nên Ban Biên tập quyết định tạm dừng hoạt động trang Fanpage (duy nhất) trên mạng xã hội từ sáng 7/9, thời gian mở lại hoạt động sẽ được chúng tôi thông báo sau.
" alt=""/>Fanpage Zing News, VnExpress, Dantri đồng loạt biến mất