Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4

Thời sự 2025-04-06 06:10:53 534
êumáytínhdựđoánChelseavsTottenhamhngàlich ngoai hang   Phạm Xuân Hải - 03/04/2025 06:43  Máy tính dự đoán
本文地址:http://live.tour-time.com/news/18e989988.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4: Derby màu xanh

Để mũ, quần áo của công an trên xe

Việc một người làm trong ngành công an khi di chuyển bằng ô tô cá nhân để trang phục như mũ, áo quần,... trên xe của mình là điều hết sức bình thường.

Nhiều người cố tình để các vật dụng như mũ, áo công an trên xe mặc dù bản thân không liên quan gì đến ngành công an. (Ảnh minh hoạ: OFFB)

Tuy vậy, không hiếm gặp trên đường những chủ xe không phải là công an, thậm chí chẳng có quan hệ gần gũi gì với người trong ngành nhưng cũng cố trang bị cho mình một chiếc mũ kê-pi, trưng ở một nơi rất dễ thấy như kính trước, kính sau của xe.

Đây là chiêu nguỵ trang với mục đích biến mình như một người trong ngành đang "đi làm nhiệm vụ", hòng lưu thông thuận lợi hơn và qua mặt các chốt CSGT trên đường.

Một lái xe để gậy chỉ huy giao thông lên kính trước. (Ảnh: Công an TP. Hà Nội)

Tất nhiên, CSGT chẳng lạ gì chiêu trò "làm màu" này, và nhiều xe có mũ áo của ngành nhưng vẫn bị xử phạt bình đẳng như tất cả các trường hợp khác. Thậm chí nếu những người trên xe không phải là công an thì CSGT sẽ phối hợp với lực lượng Điều lệnh của Bộ Công an để lập biên bản tịch thu mũ áo và xử lý sai phạm.

Giấy ra vào cơ quan

Một vật khá phổ biến khác hay được các chủ xe cố tình cài lên kính lái là các loại giấy ra vào các cơ quan nhà nước, phù hiệu của xe ưu tiên đi làm nhiện vụ,... Dù chưa biết những loại giấy tờ trên có của chính chủ hay không nhưng vô hình trung tạo nên một tấm "bùa hộ mệnh" khi đi đường với tâm lý nghĩ rằng CSGT sẽ không dám làm khó "cán bộ".

Một chiếc xe Lexus có tấm thẻ ra vào trụ sở Bộ Công an vẫn bị lực lượng chức năng xử lý như thường. (Ảnh: Công an quận Hoàn Kiếm)

Phía công an khẳng định, những loại giấy tờ ra vào cơ quan không hề có giá trị ưu tiên khi tham gia giao thông trên đường, lại càng không được ưu ái khi vi phạm giao thông. Trên thực tế, rất nhiều xe sử dụng "bùa hộ mệnh" vi phạm giao thông vẫn bị lực lượng chức năng thẳng tay xử lý. 

Thẻ phóng viên báo chí

Tương tự như các loại giấy đi đường nói trên, một số loại giấy phù hiệu như "Thẻ hội viên Hội Nhà báo", "Báo chí/Press" hay "Xe hoạt động báo chí",... cũng được nhiều người in khổ to, ép plastic cẩn thận và để trên kính lái với mong muốn được "nể mặt" khi trót vi phạm.

Xe có gắn phù hiệu "Thẻ hội viên Hội Nhà báo" không có giá trị ưu tiên gì khi lưu thông trên đường. 

Về những tấm phù hiệu này, Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, đơn vị không cấp phù hiệu để trên xe ô tô, kể cả xe công vụ. Theo Hội Nhà báo Việt Nam, hoạt động cơ quan báo chí cũng bình đẳng như những cơ quan nhà nước khác nên không có chuyện cấp phù hiệu để ưu tiên khi lưu thông trên đường. Đồng thời đề nghị lực lượng chức năng lý nghiêm các trường hợp gắn phù hiệu vi phạm giao thông.

Dán decal "na ná" xe tuần tra của CSGT

Gần đây, rất nhiều xe ô tô màu trắng được chủ nhân dán loại decal xanh chạy ngang thân xe giống như của xe tuần tra của CSGT, khiến nhiều người đi đường nhầm lẫn. Việc làm này ngoài mục đích thích thể hiện và "doạ" với những người tham gia giao thông yếu bóng vía thì không có tác dụng nào khác. 

Một chiếc bán tải với dải decal xanh, chữ trắng khiến nhiều người dễ nhầm tưởng là xe của CSGT. (Ảnh: Otofun)

Lắp đèn nháy, còi hụ

Không ít ô tô, nhất là các xe SUV gầm cao được chủ nhân của mình lắp thêm đèn nháy ở kính lái giống như xe của công an đi làm nhiệm vụ với mục đích khi đi đường sẽ "oách" hơn và được các xe khác nhường đường. Tuy vậy, hành vi lắp thêm đèn nháy, còi hụ là không được phép và có thể "phản tác dụng" khi gặp CSGT.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên, hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận? Mời bạn đọc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Sợ phạt nồng độ cồn, dân tình đổ xô thuê xe có lái đi chơi thay vì tự 'ôm' vô lăng

Sợ phạt nồng độ cồn, dân tình đổ xô thuê xe có lái đi chơi thay vì tự 'ôm' vô lăng

Dịch vụ cho thuê xe có lái đang "được mùa" bởi nhu cầu đi lại du xuân sau Tết tăng cao. Cùng với đó, nhiều khách thuê xe còn vì sợ bị CSGT xử phạt khi trót nhấp môi vài chén rượu.">

5 vật dụng nhiều tài xế cố tình trưng lên xe để ra oai với CSGT

Theo khảo sát tại Hà Nội, trên các tuyến đường như Đại lộ Thăng Long - Hoà Lạc - Hoà Bình, QL21 (Sơn Tây - Xuân Mai), QL 18, Bắc Thăng Long - Nội Bài hay QL5B, số lượng xe đeo biển "tập lái" chiếm số lượng khá đông đảo. Thậm chí có người còn nói đùa "Ở đường này, xe tập lái nhiều hơn xe bình thường".

Xe tập lái trên Đại lộ Thăng Long có số lượng khá đông đảo. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Thông tư 04/2022/TT-BGTVT quy định, từ ngày 15/6, người học muốn được cấp Giấy phép lái xe (GPLX) hạng B2 phải hoàn thành tối thiểu 810 km đường trường; "giờ bay" tăng từ 36 lên 40 giờ. Số lượng này tuy tăng không quá nhiều so với trước đây nhưng lại được quản lý chặt chẽ bởi với thiết bị giám sát người lái và quãng đường (DAT), do đó cả người dạy và người học lái xe đều có áp lực phải "học thật - thi thật" để đảm bảo điều kiện thi.

Trao đổi với VietNamNet, ông Nghiêm Xuân Đỉnh - phụ trách đào tạo tại Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe LOD (Hà Nội) cho rằng, việc quy định học viên phải thực hành trên đường trường nhiều hơn (810 km với bằng B2, B1 số tự động và 710 km với hạng B1 số tự động) là cần thiết, giúp tăng trải nghiệm của học viên, tránh kiểu "dạy gian, học dối" bởi quãng đường đi được sẽ bị giám sát chặt bằng DAT.

Tuy vậy, điều này cũng làm mật độ tham gia giao thông của những xe tập lái dày lên đáng kể, đặc biệt là ở những tuyến đường gần các cơ sở đào tạo lái xe, đường cao tốc hoặc đường quốc lộ liên tỉnh,... Theo ước tính của ông Đỉnh, lượng xe ra đường có thể gấp 2-3 lần trước đây.

Một học viên đang thực hành ở đường trường với thiết bị DAT. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

"Về nguyên tắc thì những xe cho học viên tập lái chỉ được đi trên những tuyến đường ghi trên giấy phép do sở GTVT cấp. Nhưng khi bị "áp chỉ tiêu" phải chạy đủ tối thiểu 810 km đường trường và giám sát bằng DAT, nhiều người dạy muốn tiết kiệm thời gian đã tự ý cho học viên của mình điều khiển xe không phải trên những cung đường được cấp phép bất chấp rủi ro", ông Đỉnh chia sẻ.

Các chuyên gia về đào tạo lái xe cũng cho rằng, dù ở những xe tập lái đều bắt buộc có phanh phụ và thầy giáo ngồi ở vị trí ghế trước. Thế nhưng không chắc là tất cả các tình huống khẩn cấp đều có thể can thiệp một cách kịp thời, nhất là khi giáo viên liên tục phải "căng mắt" đi đến vài trăm km mỗi ngày. Do vậy, việc mất an toàn là điều khó tránh khỏi.

Trên thực tế, không ít tai nạn đã được ghi nhận được bởi nguyên nhân đến từ những chiếc xe tập lái, vốn được điều khiển bởi những người chưa có GPLX phù hợp. Thế nên, xe ô tô tập lái đã và đang trở thành nguồn gây nguy hiểm cao cho những người cùng lưu thông trên đường, thậm chí còn ít nhiều bị "kỳ thị".

Rất nhiều vụ tai nạn được ghi nhận gần đây liên quan đến xe tập lái, dẫn đến sự "kỳ thị" của không ít người. (Ảnh: L.Nam - Otofun)

Dưới góc nhìn của một người dân, chị Võ Thị Ngọc Anh (38 tuổi, hiện đang là giảng viên một trường đại học tại Hà Nội) cho rằng, một người đang tập lái xe còn hạn chế về khả năng quan sát và xử lý tình huống mà cho chạy ngoài đường cùng với các phương tiện khác đến hơn 800 km thì không khác gì làm hại người đi đường.

Chị Ngọc Anh thẳng thắn nêu ý kiến: "Hãy hình dung chúng ta đang có hàng nghìn học viên lái xe ra đường mỗi ngày, nếu ai cũng lái đủ 800 km thì tần suất xe tập lái trên đường dày đặc đến mức nào và nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông là rất cao. Còn với người đã biết lái xe (dù chưa có bằng) mà vẫn bắt chạy đủ 810 km mới đủ điều kiện để thi cấp giấy phép là lãng phí thời gian và hoang phí tài nguyên xăng dầu của quốc gia".

Theo nữ giảng viên đại học này, học lái xe cũng giống như đi học phổ thông, có người học giỏi - người học dốt, người nhanh trí - người chậm hiểu. Do vậy không nên áp dụng một mức sàn kiểu cào bằng đếm km như hiện nay mà nên có cơ chế kiểm tra, kiểm soát theo năng lực ngay từ khi học thực hành, giống như kiểm tra định kỳ của học sinh.

"Trong quá trình lái đường trường, học viên nào học ít hiểu nhiều, lái xe thành thạo có thể tạo điều kiện cho thi sát hạch luôn. Còn học viên nào yếu thì tất nhiên phải bổ túc thêm và chấp nhận mất nhiều thời gian và tốn kém tiền bạc hơn. Như thế mới là công bằng!", chị Võ Thị Ngọc Anh bày tỏ quan điểm với VietNamNet.

LTS:Kể từ ngày 15/6/2022, khi Thông tư 04/2022 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch cấp GPLX có hiệu lực, việc học và dạy lái xe được siết chặt lại. Các trung tâm đào tạo, sát hạch phải ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý đào tạo, sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào tạo lái xe, tăng thời gian thực hành trên đường,...

Các xe ô tô tập lái đều phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường (DAT). Học viên bắt buộc phải hoàn thành 24 giờ lái xe thực tế với quãng đường 710 km với giấy phép hạng B1 số tự động; còn hạng B2 và B1 số sàn phải chạy đủ tối thiếu 40 giờ với quãng đường 810 km.

Sự thay đổi mạnh mẽ này là chủ trương đúng đắn để tránh tình trạng học hình thức, học sơ sài, đối phó, nâng cao chất lượng học và dạy lái xe. Tuy nhiên, thực tiễn học lái xe hiện nay đang nảy sinh không ít tình huống dở khóc dở cười. Đồng thời, vẫn còn nhiều ý kiến về vấn đề an toàn giao thông khi học lái trên đường cao tốc, đường trường,... 

Ban Ô tô xe máy mở Diễn đàn "Học lái xe: Làm sao để tránh bệnh hình thức?". Mời bạn đọc gửi bài viết về trải nghiệm học lái của mình hoặc bài góp ý kiến đến email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!

Hoàng Hiệp

Lỗi thiết bị giám sát quãng đường, dân học lái xe 'thiệt đơn thiệt kép'Thiết bị giám sát quãng đường và người lái (DAT) bị đơ do gặp nắng, mất GPS, camera không nhận diện được khuôn mặt khi trời quá sáng hoặc xe dán kính quá tối là những lỗi khá hay gặp trong quá trình dạy và học lái xe hiện nay.">

Học lái xe phải chạy đủ 810 km đường trường có đảm bảo an toàn?

Nhận định, soi kèo Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4: Derby màu xanh

Diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang - Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam bộ - đã chủ trì lễ dâng hương theo đúng phong tục truyền thống của người Việt trong sự kiện tại trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn dịp trước lễ Giỗ tổ Hùng Vương. 

Trong bài chia sẻ của mình, ông Hồ Nhựt Quang nói về yếu tố "căn tính" Việt. Căn tính của một tộc người là nhằm chỉ một đặc tính hình thành từ thuở xa xưa và chi phối sự phát triển của tộc người ấy một cách lâu dài trong lịch sử.

Căn tính Việt thời Hùng Vương đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa và đời sống đương đại. Căn tính Việt không chỉ là nhắc về nơi chốn như "Nam quốc sơn hà, nam đế cư", mà trong mỗi người Việt Nam luôn có bụi tre ngà của Thánh Gióng nhắc mọi người biết đoàn kết, trượng nghĩa; luôn có chất keo sơn của bánh chưng - bánh dày thuở Lang Liêu gói bằng "lá lành đùm lá rách", luôn có lòng son, cay nồng hòa quyện của trầu cau...

02 sv 343.jpg
Các diễn giả, chuyên gia có những chia sẻ về văn hóa cội nguồn Việt. 

Trong thời hiện đại, căn tính Việt cần được giữ gìn, phát huy. Theo ông Quang, điều cốt lõi là tăng cường giáo dục, truyền thông về vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ căn tính Việt.

"Ví dụ như cần xây dựng và phát triển các chương trình truyền thông tích cực nhằm tôn vinh và khuyến khích những hành động tương thân tương ái, đoàn kết và trách nhiệm. Tiếp đến là đẩy mạnh nghiên cứu và bảo tồn văn hóa, để hiểu và truyền lại những giá trị căn tính Việt...", ông chia sẻ. 

Bên cạnh đó, mọi người cần khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, và truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, chú trọng bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa như di tích, trang phục truyền thống, âm nhạc và hình thức nghệ thuật truyền thống.

Trao đổi vớiVietNamNet, NSƯT Huỳnh Khải - Nguyên Trưởng khoa nhạc truyền thống – Nhạc viện TP.HCM bày tỏ vui mừng khi đồng hành cùng chương trình. Sự đón nhận của hàng nghìn sinh viên khiến BTC có thêm động lực với công tác lan tỏa văn hóa, giá trị truyền thống. 

NSƯT Huỳnh Khải cho rằng giới trẻ trong thời đại 4.0 cần hiểu rõ gốc gác, giá trị văn hóa - lịch sử của dân tộc. Không dừng ở lý thuyết sách vở, đây còn là phương tiện để mỗi người vững vàng bước ra thế giới nhưng không hòa tan, mất đi bản sắc cha ông để lại. 

“Trong thời đại hội nhập, nhiều văn hóa va chạm, tôi cho rằng những chương trình thế này mang tính gắn kết cộng đồng lớn. Những bài học về dựng nước, giữ nước từ các bậc tiền nhân sẽ luôn là tiền đề quan trọng cho cộng đồng gìn giữ, phát huy”, anh nói.

Trong khuôn khổ chương trình, nghệ sĩ Kim Anh trình diễn bài ca cổ Tiếng trống Văn Lang, truyền tải tinh thần yêu nước và văn hóa của người Việt xưa. Nghệ sĩ Lý Trung Tín cũng hát vọng cổ được các đại biểu và học sinh hưởng ứng nồng nhiệt. 

101 sv 344.jpg
Tiết mục văn nghệ khơi dậy tinh thần yêu nước. 

Cô Đặng Thị Thu Hiền - đại diện nhà trường mong mỏi sẽ có nhiều chương trình như này để lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nhất là trong tình hình hiện nay khi xu thế hội nhập diễn ra hết sức sâu sắc.

"Con diều dù bay rất cao và rất xa nhưng luôn vẫn cần có một cái dây để neo lại. Chúng tôi mong sợi dây văn hóa truyền thống vẫn là nơi cội nguồn để con dân đất Việt tìm về”, cô phát biểu. 

2 nghệ sĩ được quốc tế vinh danh sẽ hát trong Lễ giỗ Tổ Hùng Vương2 ca sĩ trẻ xứ Nghệ - Thanh Phong và Minh Ngọc hồi hộp khi được hát trên quê hương dịp Lễ giỗ Tổ Hùng Vương.">

Gìn giữ căn tính Việt với người trẻ trong thời buổi hội nhập

Ông Akio Toyoda là cháu nội nhà sáng lập hãng xe Toyota.

Theo ông Julie Boote, nhà phân tích tại Pelham Smithers Associates ở London cho biết, việc thay đổi nhân sự có thể sẽ không liên quan đến việc thay đổi định hướng mà hãng Toyota theo đuổi. Thay vào đó, nó thiên về việc chuyển giao thế hệ mang tính ổn thỏa để tránh gây hỗn loạn và gián đoạn tới công ty. 

Ông Boote cho biết thêm, có khả năng ông Akio vẫn sẽ tiếp tục hoạt động với tư cách như một Chủ tịch trong một thời gian dài nữa và ghi thêm những dấu ấn của mình trong chặng đường phát triển của Toyota. 

Ở tuổi 53, ông Koji Sato sẽ trở thành một trong những thành phần hiếm hoi, không thuộc gia tộc nhà Toyoda, nắm giữ quyền lực của hãng ô tô có vị thế hàng đầu trên thế giới. Toyota hiện có tới 60.000 nhà phân phối trong chuỗi cung ứng sản xuất, nắm vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản. 

Tuy nhiên, ông Sato được cho rằng vẫn còn tương đối trẻ, khó có thể phát huy được sức ảnh hưởng và tiếng nói của mình, trong khi các đời Giám đốc điều hành của hãng, có tuổi đời lớn hơn ông Sato khá nhiều. Điều này là vô cùng quan trọng trong văn hóa của người Nhật Bản. 

Koji Endo, nhà phân tích cấp cao của SBI Securities nhận định, có thể Sato trong một vài năm đầu sẽ không đưa ra được nhiều thay đổi mang tính chất chiến lược và thời gian này mang tính chất “học việc”. 

Ở Nhật Bản, có những tiền lệ về việc người trong gia tộc hay người thành lập công ty có những ảnh hưởng quá lớn đối với doanh nghiệp, kể cả khi họ đã lùi về hậu trường và nhường lại quyền lực cho người khác. 

Điển hình như trong năm 2022, Chủ tịch kiêm nhà sáng lập hãng sản xuất động cơ điện Nidec đã trở lại với vai trò CEO chưa đầy một năm sau khi từ chức, thay thế Giám đốc điều hành vốn được ông thuê để trở thành người kế nhiệm. 

Hay như tại buổi phát sóng trực tuyến trên nền tảng nội bộ của Toyota, ông Toyoda trông vẫn hoàn toàn nắm quyền kiểm soát và thỉnh thoảng lại đưa ra những chỉ dẫn hay nhắc nhở ông Sato, người kế nhiệm mình. 

Bên cạnh đó, cũng không phải không có những trường hợp về người ngoài gia tộc nhà Toyoda cũng có quyền ảnh hưởng lớn trong công ty, tiêu biểu như ông Takeshi Uchiyamada, chủ tịch sắp mãn nhiệm của Toyota, vốn được biết tới với thành tích đi đầu, tiên phong trong phát triển mẫu xe Prius. 

Ông John Shook, cựu quản lý của Toyota thì cho rằng, Toyota là một tập đoàn đại chúng nhưng lại thích giả vờ như là một công ty gia đình. Và việc ông Akio Toyoda chọn ông Sato để kế nhiệm, chứng tỏ Akio đã nhận thấy đến lúc phải thay đổi. 

Hùng Dũng (theo Autonews)

Chiến lược coi nhẹ xe điện có thể khiến CEO Toyota phải từ chứcCEO Toyota – ông Akio Toyoda - bất ngờ từ chức và chuyển giao lại quyền lực cho người kế nhiệm. Đây chính là sự kết thúc của kỷ nguyên nắm quyền của nhà Toyoda với hãng xe hơi hàng đầu thế giới. Đâu là nguyên nhân?">

CEO Toyota từ chức vẫn nắm quyền lực tuyệt đối

Để đối phó, cánh tài xế cũng nghĩ ra đủ chiêu trò, trong đó không hiếm trường hợp bật đèn dừng khẩn cấp và dựng nắp capo giả vờ bị hỏng xe.

Việc nhiều tài xế dùng các chiêu trò, trong đó có mở nắp capo giả vờ xe hỏng để đỗ xe không hiếm gặp. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hiệp.

Phản ánh tới VietNamNet, anh Nguyễn Duy Hùng ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, một số tuyến phố gần nhà anh thường xuyên gặp cảnh ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm sáng và chiều. Có hôm, dòng phương tiện phải nhích từng mét trên đường, ai nấy đều mệt mỏi.

Thế nhưng, ngay dưới lòng đường lại có hàng dài ô tô thản nhiên dừng đỗ dù có biển cấm. Không ít trong đó là những ô tô của khách đi ăn sáng, uống cà phê hoặc cánh taxi, xe công nghệ đứng chờ khách.

"Nhiều ô tô con thường xuyên đỗ ở dọc đường rồi bật đèn cảnh báo khẩn cấp, thậm chí có cả xe mở nắp capo khi đỗ. Nếu lực lượng chức năng đến xử lý thì họ nói xe của mình bị trục trặc nhưng không hiểu sao sau đó vẫn có thể lên xe rời đi được", anh Hùng bức xúc kể.

Tương tự anh Hùng, anh Lý Duy Xuân ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cũng cho biết, khu vực các trục đường xung quanh bến xe Mỹ Đình gần nhà anh rất hay có những chiếc xe taxi dừng đỗ dưới lòng đường, ngay sau biển cấm trong tình trạng nắp capo được mở.

"Những xe này chẳng hỏng hóc gì, một lúc lại thấy tài xế ra sập nắp capo xuống rồi lên xe chạy đi bình thường. Có thể đây là mánh khoé để tránh bị phạt của cánh lái xe", anh Xuân nhận định.

Chia sẻ về việc này,  anh Vũ Văn Phục - một lái xe lâu năm ở Hà Nội cho biết: "Đây là cách được anh em truyền tai nhau để đỗ xe "free" ngoài đường mà gần như không lo bị phạt. Dù rằng xe không hề hỏng hóc gì nhưng làm như vậy thì cảnh sát sẽ rất ngại cẩu xe. Nếu họ gọi ra, mình trình bày rằng xe bị sôi két nước đang chờ nguội thì cũng gần như không phạt được mình".

Tuy vậy, anh Phục cho rằng, kiểu đỗ xe này chỉ áp dụng với thời gian ngắn, lái xe đang có việc gì đó ở gần, có thể quan sát được ô tô của mình và có mặt bất cứ khi nào có "biến". 

Với những xe ô tô bị trục trặc và buộc phải nằm đường thì lực lượng CSGT rất khó xử phạt. (Ảnh: Hoàng Hiệp)

Trao đổi với VietNamNet, một cán bộ thuộc Đội Cảnh sát giao thông - trật tự, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết, trong quá trình đi làm nhiệm vụ gặp khá nhiều tình huống xe ô tô đỗ trái phép đang mở nắp capo khiến việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn.

"Cánh lái xe thường trình bày là xe đang bị trục trặc, không thể di chuyển được ngay. Nếu đúng như vậy thì đây là trường hợp bất khả kháng và sẽ không thể xử phạt về lỗi dừng đỗ xe trái phép. Chúng tôi thường chỉ nhắc nhở và hỗ trợ lái xe di chuyển đến một vị trí khác nếu cần thiết", cán bộ này nói.

Nhiều người cho rằng, nếu ô tô bị hỏng hóc buộc phải "nằm đường" là điều bình thường và nên thông cảm. Tuy nhiên, lợi dụng sự cảm thông, dùng các chiêu trò vờ như xe bị hỏng để đỗ xe gây ùn tắc giao thông và lấy cớ "lý luận" với lực lượng chức năng là điều khó có thể chấp nhận, rất đáng bị lên án.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi bài viết chia sẻ, vui lòng gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Dừng đỗ xe ngược chiều gây tai nạn bị phạt như thế nào?Dừng đỗ ô tô trái quy định nói chung và dừng đỗ xe ngược chiều nói riêng không chỉ gây ùn tắc mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông. Tuy vậy, mức xử phạt cho hành vi này vẫn chưa thích đáng.">

Vờ hỏng xe rồi thản nhiên đỗ ở đường cấm: Thói 'khôn lỏi' của nhiều tài xế

友情链接