Giọng hát Việt Nhí: Hồ Hoài Anh gạt lệ loại thí sinh
TIN BÀI KHÁC
Những mỹ nhân bikini thiêu đốt màn ảnh
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Crvena Zvezda, 21h00 ngày 15/1: Tiếp đà chiến thắng -
Người đàn ông bị đâm 2 nhát dao vì khuyên hàng xóm không la mắng vợBị cáo Nhan Hữu Giỏi (Ảnh: CTV).
Tối 21/3/2023, Giỏi và ông T. nhậu tại phòng trọ rồi xảy ra cự cãi về việc Giỏi chửi mắng vợ. Một lúc sau, Giỏi lấy xe máy đi mua thuốc hút thì ngã, làm rơi con dao dùng cắt chỉ bao gạo để trong cốp xe ra ngoài.
Tức giận việc bị mắng chửi, Giỏi dùng con dao này đâm liên tiếp 2 nhát trúng vùng bụng và ngực trái của ông T. gây thương tích rồi lên xe bỏ đi về Cần Thơ.
Ông T. được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang, đến ngày 31/3/2023 xuất viện.
Hội đồng xét xử nhận định, việc Giỏi đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng làm thủng dạ dày, thủng đại tràng. Tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể tại thời điểm giám định là 64%.
Việc ông T. không chết là ngoài mong muốn của Giỏi, do đó bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người.
Giỏi từng có một tiền án và bị TAND TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng xử phạt 6 tháng tù về tội Trộm cắp tài sản.
Tại tòa, ông T. cho rằng, nghĩ Giỏi như con cháu trong nhà, thấy hắn hay la mắng vợ nên khuyên bảo, không hiểu vì sao thanh niên này tức giận mà đâm ông.
"> -
Gom thịt, cá... do 'mạnh thường quân' ủng hộ để nấu cơm tặng người nghèoBà Trần Thị Thu Thủy (áo xanh) đang trao đồ ăn cho những người khó khăn trong khu phố. Từ ngày 27/4, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư bắt đầu bùng phát ở TP.HCM. Giữa tháng 6 vừa qua, tại hẻm 162, đường 42 của phường có một ca F0 nên chính quyền địa phương tiến hành phong tỏa con hẻm này. Khu vực phong tỏa có 42 hộ gia đình và những người ở trọ. Cuộc sống của họ rất thiếu thốn, khó khăn.
Một điểm phong tỏa ở phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM. Bà Thủy cùng các chị em trong Hội phụ nữ đã tổ chức nấu ăn, tiếp tế cho người dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch tại đây. Các suất ăn hoàn toàn miễn phí. Con hẻm này hiện đã được dỡ phong tỏa.
Bước qua tháng 7, phường Bình Trưng Đông có thêm 11 điểm phong tỏa do liên quan đến các ca F0. Bà Thủy cho biết, những ngày qua, nhóm của bà chia nhau mỗi lần 5 người tổ chức nấu cơm để vừa đảm bảo giãn cách, vừa để việc làm thiện nguyện không bị gián đoạn. Họ chia nhau, người nấu cơm, người cho vào hộp, người mang đồ ăn đến điểm phong tỏa, người thống kê sổ sách, tiếp nhận ủng hộ của các mạnh thường quân.
“Mỗi ngày, nhóm chúng tôi nấu hơn 2.000 suất ăn, đưa đến các điểm phong tỏa. Để mọi người ăn ngon miệng, chúng tôi sẽ thay đổi món liên tục”, người sáng lập bếp ăn tình thương chia sẻ.
Bà Thủy cho biết, chi phí và nguyên liệu để nấu ăn do các mạnh thường quân đóng góp. Người ủng hộ 10 triệu, người 5 triệu, có người 100-500 ngàn đồng, người khác lại đóng góp gạo, cá, thịt, nước mắm, đường… Tất cả đều được bà cập nhật đầy đủ trên trang facebook cá nhân, để vừa gửi lời cảm ơn vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch.
Bà Thủy ghi chi tiết tiền, vật chất do mạnh thường quân ủng hộ lên bảng và facebook cá nhân để cảm ơn và công khai, minh bạch các khoản thu chi. Các món ăn được nhóm bà Thủy thay đổi liên tục. Nếu hôm nay, họ nấu thịt kho trứng, hôm sau sẽ là cá kho, đồ xào... Các túi thực phẩm được chuyển đến khu phong tỏa gửi cho người dân. Các chị em của bếp mỗi người một công việc và ngồi cách nhau 2m nhằm đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Việc nấu ăn được đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và thực hiện đúng các nguyên tắc phòng chống dịch. Những phần ăn được đóng gói rồi gửi đến các khu phong tỏa cho các hộ dân và lực lượng tham gia phòng chống dịch. Mỗi ngày, nhóm của bà Thủy sẽ có 5 người nấu ăn và sẽ luân phiên nhau để các chị em vừa làm tốt việc nhà, vừa có thể tham gia thiện nguyện. Một người bán vé số đến nhận gạo tại bếp tình thương. Một em bé đại diện bố mẹ đến bếp ăn tình thương nhận thực phẩm. Bà Thủy cho biết, trong những ngày TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, nhóm của bà nhận được nhiều đồ cứu trợ như: Gạo, mì tôm, rau củ...ở các nơi gửi về. Ngoài dùng để nấu, nhóm của bà chia ra các phần, gửi đến các điểm phong tỏa phát cho các hộ dân. Đây là bún thịt nướng được nhóm bà Thủy dùng để thay đổi món, tạo sự đa dạng cho bữa ăn. Tú Anh
Sài Gòn giãn cách không xa cách: Ồ ạt chuyển quà vào xóm trọ trước giờ G
Lo sợ người lao động nghèo, vô gia cư thiếu thực phẩm trong thời gian thành phố giãn cách, nhiều nhóm thiện nguyện ồ ạt chuyển quà, thực phẩm vào xóm trọ, khu cách ly.
"> -
Khi Lele muốn mặc váy đến trường học ở Bắc Kinh, bố mẹ cậu đã ủng hộ nhưng cũng không quên cảnh báo: "Con sẽ nhận được rất nhiều sự chú ý đấy". Bức ảnh cậu bé mặc váy đến trường gây tranh cãi dữ dộiQuả thật, bạn bè của Lele đã chế nhạo cậu, thậm chí nhiều em còn kéo váy của Lele. Trong khi đó, các giáo viên đổ lỗi cho cậu bé vì đã mặc “quần áo không phù hợp”.
“Tại sao Lele lại mặc váy đến trường? Các học sinh khác đang nói về em ấy”, giáo viên nhắn với phụ huynh của Lele.
Cha của cậu bé, người đàn ông họ Tang, chia sẻ hai vợ chồng đã ngồi xuống với Lele sau khi cậu kể lại những gì đã xảy ra ở trường. Người cha cho biết cậu bé đã khóc khi kể lại câu chuyện. “Thầy giáo có ý kiến khác. Chúng ta cũng nên tôn trọng thầy”, Tang nói với Lele.
Tang lần đầu tiên chia sẻ trải nghiệm của Lele trên mạng xã hội vào cuối tuần qua. Ông bố này đăng hình ảnh Lele đang mặc thử chiếc váy màu xanh lam tại trung tâm mua sắm và ảnh cậu mặc nó đến trường với một chiếc ba lô trên vai.
“Là một người cha, tôi thực sự có nhiều cảm xúc lẫn lộn khi xem con trai mình chọn váy. Nhưng tôi không có lý do gì để phản đối”, Tang chia sẻ trong một bài viết thu hút hàng nghìn lượt xem trên mạng xã hội.
Bài đăng của Tang đã dấy lên làn sóng bình luận về việc nuôi dạy con cái. Trong khi nhiều người ủng hộ cách chọn quần áo của Lele, một số người lại cho rằng cha mẹ đã khiến con trai họ bị bắt nạt một cách không cần thiết - một vấn đề phổ biến ở các trường học ở Trung Quốc.
Lele thử váy ở trung tâm thương mại (trái) và mặc đến trường (phải). “Đứa trẻ không biết về các nguy hiểm nó có thể mang lại cho mình. Liệu cậu bé có đủ sức chống chọi với áp lực bên ngoài đó không?”, một người bình luận.
“Đặt đứa trẻ vào một vị trí cực kỳ dễ bị tổn thương mà không hiểu về nguy cơ tiềm ẩn thật là vô trách nhiệm”, một người khác nói thêm.
Tuy nhiên, các chuyên gia về giới tính và tình dục như Se-A, người sáng lập nhóm vận động giáo dục giới tính MayLove, tin rằng người lớn không nên áp đặt những định kiến về giới lên trẻ em, bao gồm tất cả mọi thứ từ việc chúng chọn mặc gì cho đến những công việc gia đình mà cha mẹ yêu cầu chúng thực hiện.
Se-A nói: “Chúng ta không nên sử dụng giới tính để áp đặt những gì trẻ có thể và không được làm. Phụ huynh nên cho trẻ tự do khám phá khả năng của chính mình hơn”. Trong những năm gần đây, nhiều quan điểm về giới tính và tình dục trong giới trẻ Trung Quốc đang dần thay đổi.
Nhiều người nổi tiếng là nam đang ngày càng xóa nhòa ranh giới khi bác bỏ niềm tin truyền thống về thế nào là đàn ông, đến nỗi họ được gọi là “tiểu thịt tươi” - những chàng trai có vẻ ngoài, đường nét thanh tú và nhiều nữ tính.
Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy những người không phải là người nổi tiếng cũng đang ngày càng đón nhận các xu hướng thời trang không phân biệt giới tính. Ngày càng có nhiều phụ nữ chọn mặc vest - thường được coi là trang phục nam - trong khi nam giới lại mua các sản phẩm làm đẹp và mỹ phẩm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh một số bộ phận xã hội Trung Quốc còn bảo thủ, điều này lại dấy lên lo ngại. Cơ quan giáo dục hàng đầu của Trung Quốc đã đề xuất đưa thêm nhiều lớp thể dục vào chương trình giảng dạy để xây dựng sự nam tính cho nam sinh. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo điều này sẽ chỉ càng củng cố định kiến và khuyến khích bắt nạt.“Bị bắt nạt vì khác biệt không phải là lỗi của cá nhân đó. Điều chúng ta nên làm là can thiệp khi xảy ra bắt nạt và quan tâm chăm sóc, thay vì ngăn cấm sự khác biệt”, Se-A nói.
Trong khi đó, Tang quyết tâm nuôi dạy con trai mình hiểu được sự đa dạng của thế giới xung quanh. Anh có kế hoạch dạy Lele trở nên đồng cảm hơn với người khác và ủng hộ con mặc bất cứ thứ gì cậu bé muốn. Tang nói: “Tôi chỉ hy vọng chúng ta có thể cởi mở hơn với con cái của mình, bất kể đó có liên quan đến vấn đề giới tính hay không”.Đối với anh ấy, Lele đã là “một chiến binh”.
Ngọc Trang(Theo Sixthtone)
Thầy giáo đồng loạt mặc váy đến trường để bênh vực học sinh
Các giáo viên nam ở Tây Ban Nha đã mặc váy đến trường trong khuôn khổ một chiến dịch nhằm phá vỡ các chuẩn mực giới tính.
">