Mới sinh con tính đến nay mới được hơn 5 tháng mà em đã đau đớn quá các chị em à. Tối nào cho con bú, ôm con thơ bé vào lòng là em lại trào nước mắt. Em không phải luyến tiếc người chồng của em, người cha của con em đã phản bội lại em chỉ sau 2 năm sau ngày cưới. Nhưng em cứ như có ngàn mũi kim đâm vào con tim vì không thể giữ cho con một người bố như bao gia đình khác.
Vì đang bận chăm sóc con ở cữ, nên xin phép các chị em cho em được kể vắn tắt về chuyện nhà mình.
Em và chồng em yêu nhau gần 2 năm mới tiến tới kết hôn. Chúng em đều có công việc ổn định và thu nhập khá. Em cũng là người phụ nữ xinh đẹp, biết ăn diện và khéo léo trong giao tiếp vợ chồng. Người chồng ấy của em từ khi yêu và cưới cũng rất chiều chuộng em.
Em cứ như có ngàn mũi kim đâm vào con tim vì không thể giữ cho con một người bố như bao gia đình khác. (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi chóng mặt kể từ khi em bầu bí. Vì bị nghén ngẩm nặng nên em lúc nào cũng mệt lả, chẳng thiết tha gì đến chồng hay chiều chồng. Chồng em ban đầu còn thông cảm cho vợ nhưng sau đó thì mặt nặng mày nhẹ. Em không hề trách chồng gì hết bởi đó cũng là nhu cầu sinh lý tự nhiên của đàn ông.
Vượt qua những tháng ngày ốm nghén, em khỏe mạnh hơn và đã có thể chiều chồng những lúc anh có ham muốn. Song 3 tháng cuối lúc sắp sinh, chúng em phải hạn chế chuyện đó bởi vì sợ ảnh hưởng không tốt đến con trong bụng. Cũng từ đây, em cũng cảm nhận chồng em có sự thay đổi hoàn toàn với em.
Anh đi ra ngoài về muộn hơn và thi thoảng còn đi qua đêm, bỏ mặc vợ bầu ở nhà. Em nhiều lần khuyên can anh và lờ mờ nhận ra anh có nhân tình, song anh đều phủ nhận hết chuyện ấy. Khi em mang bầu tháng thứ 8, em phát hiện ra chồng em có nhân tình bên ngoài. Và nhân tình của chồng không ai khác là cô bé thực tập tại cơ quan của anh.
Lúc đầu biết rõ mười mươi chồng có nhân tình, em ghen tuông như một con điên. Em chửi bới chồng thậm tệ. Nhưng anh một là không nói gì, hai là mở miệng chê vợ bầu sồ sề, xấu xí. Trước thái độ của chồng như vậy, tự ái trong em nổi lên. Em xác định không cần một người chồng như vậy.
Bởi thế, em không đi đánh ghen như nhiều người vợ khác. Sợ con bị ảnh hưởng bởi mẹ nghĩ nhiều, em cứ chăm chăm dưỡng thai. Tuy nhiên, tiền lương và thu nhập của chồng mỗi tháng, em cầm hết. Vì bầu bí chẳng tiêu pha gì nhiều nên phần thì em tiết kiệm, phần em thuê thám tử theo dõi chồng.
Ngày em nhập viện chờ sinh, chồng em vẫn tận tình đưa em đi. Anh vẫn ở bên em suốt gần 1 ngày. Nhưng khi em bắt đầu sắp vào phòng mổ thì chồng em nhận được tin nhắn. Anh liếc nhìn em một cái và em biết ngay đó là tin nhắn của nhân tình gửi đến.
Thế rồi lúc em vào phòng mổ thì cũng là lúc anh chạy đi đến khách sạn kia để hú hí với nhân tình. Vào phòng mổ với tâm trạng biết thừa sự việc, em ê chề và đau đớn lắm các bạn ạ. Không thể tả xiết em đã muốn chết ngay khi lúc con em gần sinh ra như thế nào đâu. Nhưng rồi em nghĩ, việc gì phải đau khổ vì một người đàn ông không xứng đáng với mình và con mình. Thế nên cuối cùng em đã mẹ tròn con vuông.
Ngày em từ viện về, chồng em cũng chăm lo cho 2 mẹ con. Nhưng với em chồng em đã chết, là người vô hình. Rồi khi con được 10 ngày tuổi, thám tử của em báo về nói chồng em đang ở khách sạn N với nửa kia của mình.
Cho tới nay, chồng em đã qua lại với nhân tình của mình được mấy tháng. Trong mấy tháng đó, em cũng đã có khá nhiều bằng chứng chồng ngoại tình. Giờ con em đã được 5 tháng rồi, và em cũng đã quyết định ly hôn không thương tiếc với kẻ không biết trân trọng hôn nhân.
Nhân ngày nghỉ lễ 2/5 cuối cùng của chồng, em quyết định tổ chức một bữa cơm thịnh soạn. Bữa cơm này em sẽ mời đầy đủ bố mẹ, anh chị 2 bên tới nhà. Và khi cả nhà dùng bữa xong, có mặt trước đông đủ 2 bên nội ngoại và chồng em em sẽ chìa đơn ly hôn ra. Em cũng sẽ chìa luôn những bằng chứng chồng ngoại tình suốt mấy tháng qua.
Tối nay, sau bữa tiệc, em sẽ bế con cười trong cao ngạo và bảo chồng: “Em nhường anh cho nhân tình non tơ của anh đấy. Em nhường lại tất cả cho anh nhưng con là của em!”.
(Bà mẹ giấu tên, Theo NĐT)
" alt=""/>Bữa tối thịnh soạn mặn chát và quyết định cao ngạo của người vợ đẹpVới sự đồng hành của TS.BS. Nguyễn Thu Giang - Thành viên Hiệp hội Sản phụ khoa châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo cung cấp kiến thức phong phú về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày để mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tham gia hội thảo, các mẹ còn được trao đổi cởi mở cùng chuyên gia về những lo lắng, băn khoăn trong quá trình chăm sóc con nhỏ.
Nhiều mẹ đặt câu hỏi tại sao đã bổ sung đầy đủ canxi nhưng con vẫn không cao, hay con bú mẹ hoàn toàn và thường xuyên được tắm nắng nhưng đi khám con vẫn bị thiếu vitamin D3. Thực tế, canxi không thể được vận chuyển vào xương nếu không có vitamin D3K2. Bú mẹ hay tắm nắng có thể chưa cung cấp đủ lượng D3 khuyến nghị cho trẻ.
Một số mẹ khác chia sẻ, trí thông minh của con là do bẩm sinh mà không thể cải thiện được thông qua dinh dưỡng, hoặc nếu có thì chỉ quan tâm khi con bước vào giai đoạn đi học. Thực tế não bộ của bé phát triển nhanh trong giai đoạn 0-2 tuổi và Omega đặc biệt quan trọng với sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, cơ thể trẻ không thể tự tổng hợp Omega mà cần được bổ sung từ nguồn bên ngoài. Việc bổ sung Omega thực vật giúp bé có được cả 3 dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ phát triển não bộ là ALA, DHA và EPA.
Tại hội thảo, chuyên gia Nguyễn Thu Giang nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của dinh dưỡng và khuyến nghị các mẹ nên bắt đầu tìm hiểu và bổ sung dinh dưỡng cho trẻ khi con chào đời. Trong đó, việc bổ sung vitamin D3K2 và Omega, đặc biệt là Omega thực vật giúp trẻ có cơ hội phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Không chỉ được cập nhật kiến thức chăm con khoa học từ chuyên gia, các bà mẹ còn được tham gia các hoạt động hỏi - đáp và nhận nhiều phần quà chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Bà Trần Minh Xuân - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa chia sẻ: “Chúng tôi đánh giá cao sự chuyên nghiệp của hai nhãn hàng Fitobimbi Omega junior - Omega thực vật và Smartbibi D3K2 Emuldrop trong việc phối hợp tổ chức hội thảo "Hành trang sẵn sàng cho mẹ - sức khoẻ vững vàng cho bé”, đánh dấu sự tiếp nối tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng”.
Đại diện 2 nhãn hàng cho biết, chương trình “Chào con yêu, mẹ đã sẵn sàng. Hành trang sẵn sàng cho mẹ, sức khoẻ vững vàng cho bé” được lan toả toàn quốc với 30.000 phần quà thiết thực gửi tới các bà mẹ mới sinh tại 26 bệnh viện phụ sản, và hơn 5.000 phần quà gửi đến các mẹ bầu và mẹ sau sinh tại các điểm bán của nhà phân phối cao cấp đồng hành trên toàn quốc. Chương trình này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình và đăng ký nhận quà miễn phí, truy cập: https://quatang.chaoconyeumedasansang.com/
Hotline: 18008070
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Fitobimbi Omega junior và Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Smartbibi D3K2 là những sản phẩm chăm sóc sức khoẻ trẻ nhỏ, nhập khẩu nguyên hộp từ Italy.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Fitobimbi Omega junior với thành phần Omega thực vật giúp hỗ trợ phát triển não bộ cho bé, tốt cho mắt.
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Smartbibi D3K2 ứng dụng công nghệ bào chế đột phá Emuldrop giúp tăng khả năng hấp thu của vitamin D3 cao hơn 13 lần dạng dung dịch dầu, hỗ trợ tăng khả năng hấp thu canxi, giúp duy trì hệ xương răng chắc khỏe, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Doãn Phong
" alt=""/>800 mẹ bầu tham gia chuỗi hội thảo chăm sóc bà mẹ và trẻ nhỏ2,2% người dân Việt từ 15 tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Các bệnh không lây nhiễm chủ yếu gồm bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang là mối đe dọa lớn nhất với sức khỏe toàn cầu, gây ra số trường hợp tử vong lớn hơn tổng số tử vong do tất cả các loại bệnh khác cộng lại.
Ông Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nhấn mạnh, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Bệnh khiến 3 triệu người chết trong năm 2012, tương đương với 6% của tất cả các trường hợp tử vong trên toàn cầu.
Hơn 90% các ca tử vong xảy ra do bệnh COPD là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Theo dự đoán của WHO, số người mắc bệnh COPD sẽ tăng gấp 3 - 4 lần trong thập kỷ này và dự đoán đến năm 2020, bệnh sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3.
Một buổi truyền thông, tư vấn về bệnh COPD ở Bệnh viện Bạch Mai thu hút nhiều người tham dự. |
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết, thì có gần 8 người chết do các bệnh không lây nhiễm.
Tại ngày hội truyền thông tăng cường nhận thức về phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm do Bộ Y tế vừa tổ chức, GS.TS. Ngô Quý Châu - Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, phó trưởng ban thường trực điều hành dự án Phòng chống Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản cho biết theo kết quả trong nghiên cứu điều tra dịch tễ học tại Việt Nam năm 2009, tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam là 4,2% ở người trên 40 tuổi.
Một nghiên cứu của nhóm các bác sỹ gia đình châu Á năm 2105 nhận định Việt Nam là nước có tần suất mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 9,4% và có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản cũng như các bệnh không lây nhiễm khác đã và đang làm giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh, gây ra tàn phế, tử vong, và các gánh nặng kinh tế cho gia đình.
COPD - bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể phòng ngừa
Các chuyên gia khẳng định phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp làm chậm tiến trình bệnh, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Chính vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, mỗi người dân cần tăng cường nhận thức về phòng, chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm, giảm thiểu các hành vi và các yếu tố nguy cơ.
Các cơ sở y tế cần đẩy mạnh củng cố, tăng cường hệ thống giám sát, phòng chống bệnh không lây nhiễm các tuyến; triển khai hoạt động dự phòng, phát hiện, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm khác tại cộng đồng, đặc biệt là trạm y tế xã để tăng tỷ lệ phát hiện sớm và giảm khoảng trống điều trị bệnh.
Theo tính toán, khoảng 90% các ca mắc bệnh COPD là do hút thuốc lá (chủ động và thụ động). Còn lại là do các các yếu tố nguy cơ khác như: môi trường làm việc nhiều khói bụi, di truyền, tuổi cao... Để dự phòng bệnh cần bắt đầu dự phòng các yếu tố nguy cơ.
Đối với những người mắc bệnh COPD, để quá trình điều trị được hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, bao gồm các biện pháp điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc. Quan trọng nhất, người bệnh cần phải lạc quan, kiên trì, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hiểu rõ được tầm quan trọng trong việc quản lý và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, từ năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu y tế quốc gia và từ năm 2016 đến nay là các chương trình mục tiêu y tế dân số để đầu tư các nguồn lực cho phòng chống bệnh không lây nhiễm.
Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025.
Trong đó, đề ra những mục tiêu cụ thể như: Khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh tại cộng đồng. Hạn chế tình trạng tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, COPD và hen phế quản nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Chương trình Sức khoẻ Việt Nam tại quyết định số 1092/QĐ-TTg, trong đó đặt mục tiêu năm 2025 sẽ giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới trưởng thành xuống còn 37%, và còn 32.5% vào năm 2030. Cùng đó, giảm tỷ lệ hút thuốc thụ động của người dân tại nhà từ 50% xuống 40% trong giai đoạn từ 2025 -2030; còn tại nơi làm việc, con số này là 40%-30%. Chương trình cũng đặt mục tiêu tới năm 2025, 95% trạm y tế cấp xã thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm phổ biến, nâng tỷ lệ này lên 100% vào năm 2030. 90% người dân được được quản lý, theo dõi sức khỏe tại cộng đồng vào năm 2025. |
Lệ Thanh
" alt=""/>Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang tăng nhanh