“Rất có thể mục tiêu của các UAV Nga là nhà máy điện hạt nhân Khmelnitskyi. Sóng xung kích từ vụ nổ đã làm vỡ nhiều cửa sổ bao gồm khuôn viên nhà máy điện hạt nhân",ốNgatấncôngnhàmáyhạtnhânmuốncóhàngchụcnghìnUAVmỗithágiá vàng hôm nay 9999 hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Ông Serhiy Tyurin, Thống đốc vùng Khmelnitskyi, cho biết hơn 1.700 tòa nhà đã bị hư hại trong đợt tấn công bằng UAV của Nga hôm 25/10 bao gồm 282 căn chung cư, hơn 1.400 nhà riêng, 41 cơ sở giáo dục, và 6 tòa nhà chăm sóc sức khỏe.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho hay, vụ tấn công bằng UAV của Nga không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy Khmelnitskyi, hoặc kết nối của nó với lưới điện. Nguồn điện tạm thời bị cắt ở một số trạm quan trắc bức xạ bên ngoài cơ sở.
"Việc nhiều cửa sổ tại nhà máy điện hạt nhân bị phá hủy cho thấy UAV đã đến gần mức nào. Lần tới, có thể sẽ không may mắn như vậy", Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi nói.
Quân đội Ukraine cũng tuyên bố đã phá hủy toàn bộ 11 UAV mà Nga phóng trong đêm 25/10.
Bộ Năng lượng Ukraine xác nhận, “Vào ban đêm, đối phương đã tấn công khu vực gần nhà máy điện hạt nhân Khmelnytskyi. Hậu quả của vụ nổ là cửa sổ trong các tòa nhà hành chính, và phòng thí nghiệm đã bị hư hại”.
Đường dây điện cũng bị hư hại, và khiến hơn 1.800 khách hàng ở các thị trấn lân cận Netishyn và Slavuta phải đối mặt với tình trạng mất điện. Tại thị trấn Slavuta, 20 tòa nhà đã bị hư hại, và có 20 người bị thương.
Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.
Khu vực Khmelnytskyi ở phía tây Ukraine thường xuyên là mục tiêu tấn công của các UAV và tên lửa Nga. Theo giới phân tích, các vụ tập kích liên quan tới một sân bay quân sự trong khu vực.
Ukraine muốn sản xuất hàng chục nghìn UAV mỗi tháng
Ukraine đặt mục tiêu sản xuất hàng chục nghìn UAV mỗi tháng vào cuối năm nay, bất chấp những thách thức do các cuộc tấn công liên tiếp từ Nga.
UAV đóng vai trò trung tâm trong cuộc xung đột Nga - Ukraine đã kéo dài 20 tháng qua. Hai bên đã sử dụng số lượng lớn UAV làm nhiệm vụ giám sát và tấn công. Ukraine muốn tăng sản lượng, nhưng quốc gia này lại phụ thuộc nhiều vào nguồn cung động cơ UAV từ nước ngoài.
Phát biểu tại Diễn đàn Công nghiệp NATO ở Stockholm, ông Oleksandr Kamyshin, Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược Ukraine không tiết lộ số liệu chi tiết về sản lượng UAV hiện tại, nhưng đưa ra mục tiêu là hàng nghìn chiếc mỗi tháng.
Đối mặt với tình trạng kho vũ khí của phương Tây đang cạn kiệt dần do xung đột Nga – Ukraine kéo dài, Kiev muốn tăng cường sản xuất nội địa thiết bị quân sự và đạn dược để đảm bảo nguồn cung ổn định và nhanh hơn. Tuy nhiên, các cuộc tấn công thường xuyên bằng UAV và tên lửa của Nga trở thành thách thức đối với ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
“Nói về đạn dược, chúng tôi đang sản xuất gấp nhiều lần so với cả năm ngoái. Chúng tôi đã tìm ra mô hình để có thể hoạt động ngay cả khi bị pháo kích”, ông Kamyshin nói.
Cũng theo ông Kamyshin, Kiev gần đây ghi nhận "làn sóng quan tâm mới" từ các công ty công nghiệp quốc phòng phương Tây. Hôm 24/10, Ukraine thông báo đã ký liên doanh với nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall của Đức.
Ukraine phải huy động thêm quân, Nga lần đầu tuyên bố bắn hạ tên lửa ATACMS
Ông Serhiy Rakhmanin, thành viên Ủy ban An ninh, Quốc phòng và Tình báo Quốc hội Ukraine cho biết, do tổn thất về nhân sự của lực lượng vũ trang Ukraine, nước này có thể cần phải tăng cường huy động thêm quân.