Nhận định

Hậu trường quay phim đêm của Diễm My 9X

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-09 00:27:55 我要评论(0)

Diễm My 9x chia sẻ cô đã có một năm đáng nhớ với nhiều kỷ niệm khi tham gia bộ phim truyền hình Tình ngày âm hôm nay bao nhiêungày âm hôm nay bao nhiêu、、

{ keywords}
Diễm My 9x chia sẻ cô đã có một năm đáng nhớ với nhiều kỷ niệm khi tham gia bộ phim truyền hình Tình yêu và tham vọng. Nữ diễn viên chuyển ra Hà Nội sống để đáp ứng lịch quay của đoàn. Do ảnh hưởng của dịch Covid,ậutrườngquayphimđêmcủaDiễngày âm hôm nay bao nhiêu quá trình thực hiện phim lâu hơn dự kiến. "Tôi đã được tận hưởng 4 mùa của miền Bắc, mùa đông cực lạnh và mùa hè rất nóng" - người đẹp nói.
{ keywords}
Một ngày quay của Diễm My thường bắt đầu vào buổi sáng. Nhân vật Linh là cô gái có ngoại hình đơn giản, không cầu kỳ. Do đó, cô thường tự trang điểm trước ở nhà. Khi đến hiện trường, cô chỉ làm tóc và thay trang phục (thành viên trong ê-kíp chịu trách nhiệm giữ đồ của diễn viên).
{ keywords}
Trong khi chờ đoàn chuẩn bị bối cảnh, lắp các thiết bị máy móc, Diễm My tranh thủ trò chuyện với đồng nghiệp (trong ảnh là Huyền Lizzie, đóng vai bạn thân của Linh). Trang phục trên phim của Diễm My chủ yếu là quần tây, áo sơ mi hoặc áo thun màu sắc tối giản.
{ keywords}
Cô chia sẻ: "Thực ra My có stylist đồng hành cùng mình từ đầu phim và chuẩn bị phục trang khá kỹ. Ban đầu, bạn ấy chuẩn bị những bộ đồ công sở màu sắc tươi sáng, phong cách Hàn Quốc. Nhưng đạo diễn Bùi Tiến Huy không đồng ý. Anh bảo cô Linh là người không am hiểu thời trang, không chú ý vẻ bề ngoài, chỉ quan tâm gia đình, công việc. Vì thế, tôi phải mặc đồ màu tối và lúc nào cũng kín cổng cao tường. Mãi sau này, gần cuối phim, đạo diễn mới đồng ý cho tôi mặc váy".
{ keywords}
Mỗi phân cảnh khi lên phim có thể chỉ kéo dài một phút, thậm chí vài chục giây, nhưng thời gian quay thực tế phải tính bằng giờ. Ê-kíp thực hiện nhiều góc máy khác nhau. Chưa kể, những cảnh quay ngoại còn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và người đi đường.
{ keywords}
Diễm My tâm sự những ngày quay vào mùa hè có lẽ vất vả nhất với ê-kíp vì thời tiết nóng bức, ngột ngạt: "My chưa quen lắm với cái nóng của Hà Nội, nên luôn mang theo chiếc quạt nhỏ. Có những cảnh vừa quay xong nguời ướt đẫm. Mình phải cởi áo ra và là cho khô để quay tiếp cảnh sau".
{ keywords}
Nhìn bề ngoài, nhiều người có thể nghĩ Diễm My trầm tính, khó gần. Nhưng ở hậu trường, cô vui vẻ, thân thiện và "lầy" không kém các đồng nghiệp như Thanh Sơn, Lã Thanh Huyền, Huyền Lizzie, Thùy Anh...
{ keywords}
Tranh thủ giờ nghỉ, Diễm My ăn nhẹ trên xe. Nữ diễn viên chia sẻ bình thường cô tuân thủ chế độ ăn riêng, kiêng tinh bột. Nhưng trong thời gian quay phim, cô phải ăn đầy đủ hơn để đảm bảo sức khỏe. Cô kể: "Có ngày tôi tự chuẩn bị đồ ăn từ nhà mang đi. Những khi quay khuya hoặc vội, tôi ăn suất của đoàn chuẩn bị như cơm, bánh mỳ. Ngoài ra, tôi mang theo yến mạch để bổ sung năng lượng".
{ keywords}
Những ngày quay cuối, lịch của Diễm My dày đặc hơn và thường xuyên phải làm việc vào ban đêm. Đôi khi, khoảng cách giữa hai bối cảnh khá xa. Sau khi hoàn thành một cảnh, ê-kíp lại rục rịch thu dọn máy móc để lên đường. Diễn viên cũng phải thay đổi trang phục và make-up lại.
{ keywords}
Diễm My kể trong những ngày quay đêm liên tục, cô bị đuối sức. Để giữ tỉnh táo, cô uống sâm và cà phê. "Có ngày quay đến 0h, nhưng cũng có ngày quay đến 2-3h. Về nhà, tôi chỉ kịp nghỉ vài giờ, rồi lại thức dậy, tiếp tục công việc. Mọi người đều vất vả, không chỉ riêng tôi", người đẹp tâm sự.
{ keywords}
Diễm My và Thùy Anh học thoại trước một cảnh quay chung. Trong phim, Thùy Anh vào vai Ánh, em gái của Linh. Tính tình của nhân vật Ánh trẻ con, hiếu thắng, luôn gây chuyện với chị gái.
{ keywords}
Hai diễn viên trêu chọc nhau để thư giãn trước phân cảnh căng thẳng. Diễm My tâm sự cô cảm thấy may mắn khi gặp những đồng nghiệp đáng yêu trong lần đầu ra Hà Nội đóng phim. Sự quan tâm, chia sẻ từ mọi người khiến cô cảm thấy ấm lòng.
{ keywords}
Ê-kíp dựng bối cảnh, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng trong một phòng hát. Diễn viên Trọng Lân cũng góp mặt ở phân cảnh này. Nhân vật của anh có màn chạm mặt và xô xát với Linh.
{ keywords}
Diễm My cho biết đây không phải cảnh "nặng" nhất với cô: "Tôi nhớ có một cảnh Linh bị thương, quay ở tầng 7 của khu nhà hoang, không có ban công. Cảm giấc lúc ấy rất sợ. Tôi phải khóc, cộng thêm thời tiết nóng đỉnh điểm, bí bách vô cùng".
{ keywords}
Theo lời Diễm My, cô không ngại những cảnh quay cực khổ, chỉ "sợ" nhất phân cảnh đòi hỏi thể hiện cảm xúc. Mỗi lần quay xong, cô cảm thấy mệt lả.
{ keywords}
"Nhiều diễn viên lấy được cảm xúc nhanh, chỉ cần xem qua tình huống. Còn tôi luôn phải chuẩn bị kỹ. Có những buổi sáng, tôi dậy từ 5h để thiền, tập lấy cảm xúc sao cho đầy nhất. Tôi hiểu sự mệt mỏi của mọi người và không muốn ê-kíp phải đợi chờ mình. Đó là một trong những cái khó và áp lực của tôi", Diễm My giãi bày.
{ keywords}
Buổi tối là lúc năng lượng gần như cạn kiệt, song Diễm My và ê-kíp vẫn chăm chút, kỹ lưỡng trong từng thước phim. Nữ diễn viên kể cô thấy may mắn khi được đạo diễn và đoàn phim luôn hỗ trợ: "Cảnh nào tôi cảm thấy chưa ưng ý và muốn được quay lại, anh Huy và ê-kíp đều đồng ý. Chính sự thấu hiểu của mọi người giúp tôi tiến bộ mỗi ngày".
{ keywords}
Vào giữa tháng 7, Diễm My đã hoàn thành những phân cảnh cuối cùng để trở về TP.HCM. Một năm qua với cô vẫn là tháng ngày khó quên. Cô gặp các đồng nghiệp mới, được thưởng thức nhiều món ăn ngon ở Hà Nội và thấy mình trưởng thành hơn. "Khi chia tay đoàn phim, My nhận được những món quà, khiến mình xúc động. Sắp tới, tôi trở về guồng quay công việc. Tôi mong sẽ có thêm cơ hội được hợp tác với mọi người".

 

Theo Zing

Nhan Phúc Vinh đánh vật 6 tiếng với cảnh hôn Diễm My 9X

Nhan Phúc Vinh đánh vật 6 tiếng với cảnh hôn Diễm My 9X

Nhan Phúc Vinh chia sẻ anh mất 6 tiếng để hoàn thành cảnh hôn Diễm My trong phim 'Tình yêu và tham vọng'.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Sau khi bài viết: Giao thông đường bộ Cấm gì? Thu gì? Nhiều bạn đọc đã tranh luận xung quanh vấn đề này, nhất là tìm nguyên nhân và giải pháp.

Đường hỏng do rút ruột?

Bạn đọc Trần Lê  (Email: cancoem_75cz@yahoo.com) đã đồng tình với lý giải của tác giả bài viết và cho rằng cần giải quyết "cái gốc" của vấn đề, chứ không phải như bộ GTVT muốn giải quyết "phần ngọn" bằng cách bắt dân nộp tiền.Dù là phí hay thuế gì thì người dân cũng đã phải nộp quá nhiều thứ để được hưởng một cái quyền cơ bản của con người (quyền được đi lai) rồi.Trong khi thu nhập trung bình của dân mình thì thấp, nôp phí thì nhiều mà rồi được hưởng từ những chương trình giao thông chất lượng kém.

Đồng tình với quan điểm của bài viết, bạn Đinh Chí Kiên (Email: dinhtienle@yahoo.com) cho rằng đường hư hỏng là do rút ruột công trình. Không thể để những kẻ rút ruột công trình cứ việc đút tiền vào túi cá nhân và những đoàn xe "quá tải" cứ phá nát cầu đường, rồi buộc người dân phải nộp "phí" ngày càng tăng để bảo trì đường bộ! Nếu giảm thiểu được nạn rút ruột công trình và nạn xe quá tải, thì chẳng cần đến thu phí bảo trì, bởi đường xá, cầu cống sẽ bớt hư hỏng nhanh chóng như vẫn diễn ra hằng ngày. Công sức, nhân lực và ngân sách dự định để tổ chức việc thu phí bảo trì đường bộ nên chuyển sang tập trung giải quyết nạn rút ruột công trình và xe quá tải.

Bạn Phạm Văn Khải (Email: keomutngot_hat@yahoo.com) cho rằng bài viết trên của Nguyễn Ngọc Hùng rất hay. Có khoa học, có thực tế, đúng với tình hình đường giao thông hiện nay. Mong các cơ quan chức năng của Nhà nước tiếp thu và nghiên cứu.

Nạn rút ruột công trình và xe chạy quá tải là nguyên nhân chính phá nát các con đường là ý kiến của bạn đọc có Email: hungvuong@gmail.com: Bây giờ người gánh chịu lại là toàn dân. Đề nghị trước tiên các cơ quan có trách nhiệm chấn chỉnh lại các việc thuộc chuyên môn và chức trách của mình trước đi, đừng có cái gì cũng bắt người dân phải gánh chịu!

Tất cả dân gánh chịu

Bạn đọc Thanh Bình Email:(Thanhbinh71@yahoo.com) cho rằng tất cả rồi cũng sẽ đổ lên dầu dân. Cácvị ở HH vận tải dù kêu "phí cao" nhưng họ lại mừng vì "phí cao thì cướctăng theo", họ được lợi vì cũng như xe nhà nước, xe nhà giàu và có thêmhọ "tham gia giao thông", người nghèo, công chức bỏ giam xe hết, đườngcàng thoáng, đỡ tốn xăng, mặc sức tung hoành.

Người dân đã chịu quánhiều loại phí rồi giờ lại phí nữa hỏi đời sống nhân dân sẽ thế nào? Là ýkiến của Nguyễn Mạnh Hùng (Email: datvietvt@yahoo.com). Bạn nêu: Để giảm ùn,tắc phải nhìn vào nguyên nhân chính là quy hoạch đô thị của ta rất yếukém, Thủ đô ta có khác gì cái chợ đâu mà giảm được tắc. Thiết nghĩ Chínhphủ cần xem xét các phí trên và đầu tiên phải lấy ý kiến của dân. Chúngta càng thận trọng trong mọi việc càng thành công.
 
Còn bạn đọc có Email:caoquangkhai.hu@gmail.com cho rằng: Cước vận chuyển mới đáng quan tâm.Thực sự mấy ngày nay đọc nhiều về việc thu phí bảo trì đường bộ đối vớicác loại phương tiện vận tải đặc biệt là đối với xe ô tô. Thực chất tôikhông quan tâm nhiều đến thị trường ô tô Việt Nam sẽ phát triển như thế nàotrong giai đoạn hiên nay, cái mà tôi quan tâm là: Liệu các loại phí caonhư vậy ai sẽ là người chịu? nghe qua chắc ai cung nghĩ răng ai có xe ôtô thì phải chịu, tuy nhiên không phải vậy. Giá vận chuyển tăng cao,hàng hóa đến tay người tiêu dùng cũng vì thế mà tăng vọt... cuối cùngthì người phải chịu lại chính là những người dân nghèo, thu nhập thấp màthôi. Đề nghị những người cầm cân nảy mực xem xét cho kỹ vấn đề này.

Bảotrì đường bộ là tốt thôi, nhưng hãy xem lại tại sao các cầuđường do Việt Nam đầu tư, tư vấn, thi công lại nhanh xuống cấp như vậy.Trong khi đó những con đường, cây cầu mà có đơn vị nước ngoài tham gialại sử dụng được lâu, chất lượng tốt như vậy. Bây giờ dân đóng tiền đểbù vào các thất thoát, như vậy có hợp lý không. Nên trước khi thu phínày tôi kính đề nghị hãy xem xét biện pháp chống tham nhũng trong xâydựng cơ bản trước. Vì lí do đó đề nghị cần xem xét loại phí này. Đó là ýkiến của bạn đọc Lê quân (Email: qet@gmail.com).

Trách nhiệm của người quản lý

Bạn Văn lâm (Email: manh_23450@yahoo.com.vn) cho rằng người quản lý có trách nhiệm lớn đến chất lượng công trình. Khi anh ngồi vào ghế lãnh đạo một thành phố một triệu dân, anh phải lo đủ hạ tầng cho một triệu dân sinh sống, trong đó có đường giao thông; nếu anh không làm được thì cần xem lại chức trách, nhiệm vụ. Và quan trọng là khi không làm được thì cầm xem xét trách nhiệm chứ quyền lợi thì hưởng mà trách nhiệm thì không thấy.

Cần xem lại nguyên nhân hỏng đường và trách nhiệm của nhà quản lý là ý kiến của bạn Nguyễn Đức Quân (Email: quanyamaha3smailong@gmail.com). Đây đúng là một ý kiến rất hay. Việc làm hỏng đường có nhiều nguyên nhân trong đó trách nhiệm của người quản lý. Có lẽ những việc như bài viết nói ai cũng biết song giải pháp mà anh nêu ra mong các đại biểu Quốc hội nên tham khảo và có ý kiến.

Bạn đọc Le Phong (Email: dovcuong2000@yahoo.com đồng tình và nhấn mạnh cần xem lại chức trách và nguyên nhân hư hỏng các công trình giao thông. Bài viết hợp lý. Tôi đã theo dõi liên tục và giờ mới thấy một giải pháp, một cách làm rất hợp tình hợp lý. Tôi ủng hộ 100%.

Quản lý giao thông ở ta còn nhiều  yếu kém, là quan điểm của bạn Quan Nhan (Email: danhthang_hh@yahoo.com.vn). Bạn cho rằng tham nhũng tràn lan, trăm loại phí đổ đầu người dân..Nặng gánh phí xe. Không hiểu bao giờ dân ta mới có được mức sống bằng các nước trong khu vực?

Ban Bạn đọc


" alt="Phí giao thông đường bộ: Người dân lên tiếng" width="90" height="59"/>

Phí giao thông đường bộ: Người dân lên tiếng