Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) nhận được phản ánh về việc giả mạo nhân viên HCDC, yêu cầu người dân cung cấp thông tin để được đưa đi cách ly.
" alt=""/>Gọi điện thoại giả mạo Thanh tra Sở Y tế kiểm tra viêc bán thuốcTrao đổi với báo chí ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, một số vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực y tế trong dự thảo chưa thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ. Ông Lợi cho rằng không nên bỏ qua trình độ và văn bằng chuyên sâu trong đào tạo nhân lực y tế. Thời gian 6 năm học tập để trở thành bác sĩ không giống như các chương trình cử nhân khác và chương trình đào tạo, năng lực của chuyên khoa và chuyên khoa sâu (ở Việt Nam hiện nay là đào tạo chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và nội trú) cũng khác hẳn chương trình và năng lực đầu ra của thạc sĩ, tiến sĩ.
Cụ thể, trình độ đào tạo và văn bằng giáo dục ĐH của các đối tượng gồm bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa sâu gồm chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 không thể hòa cùng với trình độ và văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Do đó cho rằng cần thiết phải quy định về loại hình trình độ và văn bằng này trong dự thảo luật.
Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết:
Khi sửa Luật Giáo dục ĐH, tiếp thu ý kiến của Bộ Y tế, ở một số dự thảo trước, Ban soạn thảo đã đưa vào nhiều quy định về nhân lực (Bác sĩ, dược sĩ…) như Điều 6 (quy định về trình độ đào tạo), Điều 33 (Mở ngành đào tạo), Điều 37 (Tổ chức đào tạo), Điều 38 (Cấp văn bằng chứng chỉ), Điều 45 (Liên kết đào tạo)... và giao cho Chính phủ quy định chi tiết các vấn đề đó.
Trong quá trình lấy ý kiến của các chuyên gia, các đoàn đại biểu Quốc hội, ban soạn thảo nhận đã được nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, các trình độ của giáo dục ĐH chỉ nên là cử nhân, thạc sỹ, tiến sĩ như hầu hết các nước khác. Nếu quy định trình độ tương đương thì không minh bạch; khó có cơ chế kiểm soát. Nếu quá nhiều điều giao cho Chính phủ quy định sẽ làm rối và có thể làm giảm hiệu lực của văn bản luật…
Để văn bản luật có tính liền mạch, ổn định, tránh tình trạng mỗi điều, mỗi vấn đề lại có quy định riêng bên cạnh, đồng thời giao cho Chính phủ quy định cụ thể về quy định riêng đó (như đề xuất trong một số văn bản của Bộ Y tế) và thuận lợi trong quá trình hướng dẫn, tra cứu, triển khai và áp dụng vào điều kiện thực tế Việt Nam, ban soạn thảo đã tổng hợp các vấn đề cần quy định riêng trong nội dung sửa Điều 73 và giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo, trình độ tương đương, văn bằng, chứng chỉ.
Ngoài Điều 73 quy định tổng hợp về 8 vấn đề cần quy định riêng cho chương trình định hướng nghề nghiệp chuyên sâu phù hợp với lĩnh vực sức khoẻ và một số lĩnh vực khác, dự thảo còn 3 điều có quy định riêng cho lĩnh vực sức khoẻ là Điều 33 (mở ngành đào tạo), Điều 37 (Tổ chức đào tạo), Điều 45 (liên kết đào tạo). Như vậy, có thể nói hầu hết các đề xuất của Bộ Y tế đã được ban soạn thảo tiếp thu, chỉ khác về kỹ thuật thể hiện trong dự thảo.
Tuy nhiên, Bộ Y tế lại nhìn nhận: Trong y khoa đào tạo song song theo cả 2 hướng hàn lâm và chuyên nghiệp. Nếu không quy định về trình độ cụ thể cho đối tượng đào tạo nhân lực này trong luật, mà giao Chính phủ quy định về xác định chỉ tiêu, thời gian đào tạo… như ở Điều 73, sẽ chỉ làm rối hệ thống thêm mà không giải quyết được việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế.
Lý giải về điều này, bà Phụng cho hay: Theo kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới thì việc quản lý tổ chức đào tạo, quy định trình độ nghề và cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu thường thuộc thẩm quyền của hiệp hội nghề nghiệp hoặc của cơ quan quản lý chuyên môn. Việc quy định tên văn bằng gắn với tên vị trí việc làm (bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư…) trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới, chỉ gặp trong mô hình đào tạo của Liên Xô và một số nước Đông Âu trước đây. Tuy nhiên, trong chương trình đào tạo lấy văn bằng của một số nước có tích hợp dạy một số học phần kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu. Những người đã học chương trình đó để lấy văn bằng có thể đuợc miễn các học phần này khi tham gia các chương trình đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu. Ban soạn thảo đã tham khảo Luật Giáo dục ĐH của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Đức, Trung Quốc… thì chưa thấy có nước nào quy định về đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sỹ nội trú trong Luật Giáo dục ĐH.
Bà Phụng cũng nói thêm, việc quy định như dự thảo là phù hợp với phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại Quốc hội ngày 27/10/2018: "Việc đào tạo nhân lực y tế đi theo hai hệ, một hệ hàn lâm là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư là giảng dạy, nghiên cứu, còn hệ thực hành là bác sĩ chuyên khoa, rất quý giá trong thực hành. Hai hệ đó hoàn toàn khác nhau, không thể nói tương đương, không thể nói hệ này kém hệ kia mà mỗi hệ là một nghề, mặc dù chúng ta có thể gọi là bác sĩ.”
Hiện nay, dự thảo đang quy định tiêu chuẩn giảng viên ĐH tối thiểu là thạc sĩ, tiến sĩ. Trong khi đó, các bác sĩ công tác tại các bệnh viện chủ yếu là những người có bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hay nội trú có trình độ chuyên môn tay nghề rất giỏi và đang tham gia giảng dạy. Vấn đề đặt ra là sẽ công nhận đội ngũ giảng dạy này như thế nào?
Bà Phụng giải thích, quy định chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên không phải là vấn đề mới trong dự thảo lần này mà đã có từ Luật Giáo dục ĐH 2012. Khái niệm "chuẩn giảng viên" trong Luật Giáo dục ĐH của hầu hết các nước đều đề cập đến là trình độ và văn bằng của các giảng viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học, theo hệ thống văn bằng giáo dục quốc gia. Đa số các nước trong khu vực và trên thế giới còn quy định chuẩn giảng viên trong cơ sở giáo dục ĐH phải là tiến sĩ.
Theo Luật hiện hành và tiếp nối theo dự thảo, người giảng dạy thực hành tại các cơ sở thực hành của khối ngành sức khoẻ có bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hay nội trú vẫn là giảng viên, nếu đáp ứng các quy định của Nghị định số 111/2017 của CP. Đồng thời có bằng thạc sỹ trở lên thì giảng viên đó được tính hệ số 1,0. Nếu chưa có bằng thạc sỹ trở lên thì giảng viên đó được tính hệ số giảng viên thấp hơn.
Thanh Hùng
Năm 2016 là lần đầu tiên trong lịch sử mà các trường y-dược “ế ẩm” ngành Y đa khoa khi không tuyển đủ chỉ tiêu đợt 1 và phải nghĩ tới việc phải xét tuyển bổ sung nguyện vọng 2.
" alt=""/>Văn bằng cho bác sĩ chuyên khoa, bác sỹ nội trú nên gọi là gì?Thế nhưng, ở cương vị của một người vợ, người mẹ, người con dâu, tôi nhất quyết không cư xử như người vợ kia.
Thứ nhất, lựa chọn chồng và nhà chồng là của bạn. Trước khi cưới, hẳn bạn đã tìm hiểu và biết điều kiện nhà chồng, càng rõ hơn ai hết căn nhà của chồng nhỏ hẹp, lụp xụp ra sao. Bạn đã lựa chọn nghĩa là đã chấp nhận. Vậy tại sao bây giờ, chỉ cùng con ở lại nhà nội vài ngày đã không chịu được?
Thứ hai, nếu muốn được sống thoải mái, thoáng mát ở nhà chồng, tại sao bạn không bàn với chồng lắp một chiếc điều hòa. Trước là để phục vụ bản thân, sau là để bố mẹ chồng hưởng thụ tiện ích. Phận làm con, báo đáp bố mẹ một việc nhỏ nhoi như vậy cũng là hợp tình, hợp lý.
Thứ ba, việc bạn đùng đùng đưa con ra nhà nghỉ ở vì chê nhà chồng nhếch nhác, bụi bặm, nóng bức khi không có điều hòa chính là sự coi thường chồng và cả bố mẹ chồng. Nhếch nhác, hôi hám cũng là nơi ở của bố mẹ chồng, là nơi chồng bạn sinh ra và lớn lên. Bạn không có quyền chê bai, miệt thị như vậy.
Ngẫm lại, con bạn sẽ học hỏi được điều gì từ bạn, nếu bạn không biết kính trọng cha mẹ, tôn trọng chồng và nhà chồng? Rèn con thì phải rèn cả nhân cách, đạo đức và bố mẹ chính là tấm gương của con cái. Chưa kể, đưa con về quê để trải nghiệm cuộc sống, tận hưởng không khí tự nhiên cũng là điều nên làm.
Tôi cũng từng trải qua tình huống tương tự khi mới về nhà chồng. Nhà tôi ở thành phố, nhà chồng ở nông thôn, hoàn cảnh sống và nếp sống khá khác nhau.
Trước khi làm đám cưới, tôi đã thỏa thuận với chồng, tương lai sẽ sống ở thành phố, chứ không về quê. Thế nhưng, mỗi khi theo chồng về quê nội, tôi vẫn tôn trọng tuyệt đối nếp sống của bố mẹ chồng, nhập gia tùy tục.
Năm đó, tôi 28 tuổi, vừa lấy chồng tròn 1 năm. Nắng tháng 5 như đổ lửa, tôi khệ nệ ôm chiếc bụng bầu 7 tháng theo chồng về quê. Căn phòng của vợ chồng tôi nằm đúng hướng nắng, tối đến nóng hầm hập, lại không có điều hòa.
Bầu to vốn khó chịu, lại oi bức, tôi trằn trọc nửa đêm không ngủ nổi. Thấy các con lục đục, bố mẹ chồng tôi gõ cửa hỏi thăm. Chồng tôi cũng phân trần chuyện nóng bức, gợi ý đưa tôi sang nhà chú ruột bên cạnh nằm nhờ phòng điều hòa.
Bố chồng tôi gật đầu lia lịa, còn mẹ chồng không phản đối, cũng không hưởng ứng, chỉ bảo: “Ở quê oi bức, các con chịu khó chút”, rồi về phòng. Tôi hiểu ý mẹ, nhất định từ chối gợi ý của chồng. Đêm đó, dù thức trắng đêm, tôi cũng không đi ngủ lang.
Hôm sau, mẹ chồng gặp riêng tôi, nói một điều khiến tôi xúc động: “Cảm ơn con vì tối qua không sang nhà chú ngủ nhờ. Nếu để các con lặn lội sang đó chỉ vì bố mẹ không lắp nổi chiếc điều hòa, mẹ sẽ xấu hổ với thím lắm”.
Lời mẹ chồng nói khiến tôi vừa thương, vừa e ngại. Thực ra, người nên xấu hổ chính là vợ chồng tôi, khi không thể lắp cho bố mẹ một chiếc điều hòa.
Ngày tháng sau này, vợ chồng tôi dần báo đáp bố mẹ. Chúng tôi mua cho bố mẹ tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, đập đi chiếc bể xi măng chứa nước mưa, thay vào đó là bồn nước inox cỡ lớn và máy lọc nước…
Giờ đây, mỗi mùa hè tôi đều thoải mái đưa con về chơi với ông bà. Chắc chắn mọi thứ không thể tiện nghi, đầy đủ như ở thành phố nhưng tôi coi đó là trải nghiệm tuyệt vời mà con không thể tìm thấy ở nơi đô thị.
Độc giả: Lê Trà