当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Jeonbuk Hyundai vs Muangthong Utd, 15h00 ngày 3/10: Thắng nhẹ vừa phải 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Port FC vs Jeonbuk, 19h00 ngày 13/2: Khó cho cửa trên
Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Wellington Phoenix, 15h35 ngày 14/2: 3 điểm nhọc nhằn
Buổi lễ tổng kết năm học của Trường THPT Thái Phiên (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) diễn ra hôm 24/5 đã khiến các học sinh, quan khách tham dự cười nghiêng ngả với màn biểu diễn văn nghệ độc lạ.
Sau những bài phát biểu trang trọng, những lời dặn dò nghiêm nghị của ban giám hiệu, đến chương trình văn nghệ "cây nhà lá vườn", không khí buổi lễ mới thực sự bùng nổ.
16 người đội mũ, mặc quần short, áo vest, đeo kính đen và gắn râu giả che mặt (không thể phân biệt giới tính) bất ngờ bước lên sân khấu. Khi nhạc nền bài hát “Chỉ riêng mình ta” nổi lên, các vũ công quay mặt lại phía khán giả, bắt đầu điệu nhảy điêu luyện trước hàng nghìn học sinh.
“Ban đầu, mọi người tưởng đó là học sinh lớp 12 biểu diễn nhưng sau nhìn kỹ mới nhận ra chính thầy cô giáo mình. Lúc đó, chúng em rất ngạc nhiên, từ ngạc nhiên đến khâm phục vì các thầy cô nhảy rất điêu luyện”, một học sinh lớp 11 của trường cho biết.
"Lúc tập, tôi có nhảy được như thế đâu nhưng nghe tiếng nhạc và học sinh cổ vũ ở dưới thế là nhảy sung, còn thêm vài động tác cho đẹp, quan trọng là biểu cảm khuôn mặt. Chúng tôi nghĩ lâu nay các em biểu diễn cho thầy xem, giờ các thầy cô “đáp” lại tình cảm các em. Dưới sự reo hò của các khán giả là học sinh hàng ngày của mình, chúng tôi thêm tinh thần để biểu diễn chuẩn hơn", thầy Lê Thanh Tĩnh - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thái Phiên, chia sẻ.
Theo thầy Tĩnh, tiết mục văn nghệ là món quà dành tặng các em học sinh sau một năm nhiều áp lực học tập. Với khối lớp 10, lớp 11, món quà này giúp các em giải tỏa áp lực, đón một mùa hè sôi động, còn với lớp 12, đây là lời động viên, khích lệ trước kỳ thi tốt nghiệp THPTsắp tới.
“Nhà trường muốn các em hãy mạnh mẽ thể hiện năng khiếu, năng lực bản thân, cùng với đó là sự đổi mới để có nhiều thành tích cao hơn trong học tập cũng như cuộc sống sau này”, thầy Tĩnh cho hay.
Bài nhảy do một giáo viên khác dàn dựng, khớp nhạc và hướng dẫn trong 4 buổi. Trước hôm biểu diễn, các giáo viên tự tập thêm cùng nhau. Để thu hút học sinh, thầy cô chọn nền nhạc sôi động.
Nhiều phụ huynh có con học tại trường cho biết hình ảnh về những thầy cô giáo cầm thước, đeo kính cận, mặt nghiêm nghị đã bị phá vỡ trước chiếc quần hoa, bộ râu giả.
"Tôi rất đồng tình với việc thầy cô có thể nhảy múa, có thể quậy trước mặt học sinh. Đó là sự thân thiện và khiến cho các em thấy hình ảnh của thầy cô gần gũi hơn”, chị Trần Hà (phụ huynh ở Hải An, Hải Phòng) cho biết.
16 thầy cô mặc quần hoa lên sân khấu 'chơi lớn', học trò cười ngả nghiêng
Theo BS Tình, sốt xuất huyết có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có giảm tiểu cầu, thường xảy ra từ ngày thứ 4-7 của bệnh (giai đoạn nguy hiểm).
"Năm nay, số bệnh nhân có tiểu cầu từ 3- 5 G/L không quá hiếm, nhưng tiểu cầu về 0 như ca bệnh này là lần đầu gặp" - BS Tình nói với VietNamNet.
PGS.TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết tiểu cầu là các tế bào máu nhỏ được sản xuất từ tủy xương, có chức năng tham gia quá trình đông cầm máu.
Nguyên nhân của tình trạng giảm tiểu cầu khi mắc sốt xuất huyếtlà do tủy xương (nơi sản xuất tiểu cầu) bị ức chế. Các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn người bệnh bị sốt xuất huyết đã phá hủy một lượng lớn tiểu cầu; Tăng kết dính tiểu cầu với các tế bào nội mạch; Tiểu cầu bị các tế bào thực bào phá hủy…
Số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây tình trạng xuất huyết, máu khó đông, khả năng chống nhiễm trùng của người bệnh cũng giảm đi.
Các biểu hiện đa dạng từ nhẹ đến nặng của giảm tiểu cầu:
- Xuất huyết trên da: các chấm xuất huyết rải rác hoặc ở cẳng tay cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng…
- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài có phân đen hoặc máu, đi tiểu ra máu. Ở nữ có thể có kinh nguyệt kéo dài hoặc đến sớm hơn kỳ hạn.
- Xuất huyết nặng: Thoát huyết tương qua thành mạch, kéo theo mất nước; Chảy máu mũi nặng; Ra máu âm đạo nặng; Xuất huyết trong cơ và phần mềm; Xuất huyết nội tạng, xuất huyết não; Xuất huyết kèm tình trạng sốc, vật vã, bứt rứt, tay chân lạnh, mạch nhanh, tiểu ít…; Suy hô hấp, suy tim, gan hoặc các cơ quan khác.
Khi nào bệnh nhân sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu?Theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết của Bộ Y tế, người bệnh sốt xuất huyết nặng cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 G/L và xuất huyết nặng hoặc có chỉ định chọc màng phổi, màng bụng. Còn bệnh nhân có tiểu cầu dưới 5 G/L nhưng chưa xuất huyết thì cần xem xét trường hợp cụ thể.
" alt="Sau 4 ngày có dấu hiệu sốt xuất huyết, người đàn ông Hà Nội hạ tiểu cầu về 0"/>Sau 4 ngày có dấu hiệu sốt xuất huyết, người đàn ông Hà Nội hạ tiểu cầu về 0