您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Bão ngầm tập 39: em trai Toàn ‘khỉ đốm’ đụng mặt Hải Triều
NEWS2025-02-25 07:17:27【Bóng đá】9人已围观
简介Trong Bão ngầmtập 39lên sóng tối 15/4, sau khi ám sát Sơn ‘b lichthidaubong dahomnaylichthidaubong dahomnay、、
Trong Bão ngầmtập 39lên sóng tối 15/4,ãongầmtậpemtraiToànkhỉđốmđụngmặtHảiTriềlichthidaubong dahomnay sau khi ám sát Sơn ‘bạch tuộc’ (Lý Anh Tuấn) không thành công, Toán – em trai song sinh của Toàn ‘khỉ đốm’ bị thương nặng.
Tại chỗ trị thương, tên này vô tình đụng mặt Hải Triều (Hà Việt Dũng). Thấy ngoại hình của Toán giống Toàn như đúc, Hải Triều tỏ ra vô cùng ngạc nhiên.
![]() | ![]() |
Ở một diễn biến khác, trong tập trước, Toán hẹn gặp Đại úy Lâm (Công Dũng) để nói hết chuyện về anh trai mình và cung cấp thông tin về đường dây buôn bán ma túy, giết người mà cơ quan công an đang điều tra.
Lâm báo cáo với cấp trên là Thượng tá Tuất (NSND Nguyễn Hải) mọi thông tin mình nắm được. Từ đó, Thượng tá Tuất đi gặp trợ lý Tú (Kim Phượng) và để lộ thông tin mình biết được cho cô.
![]() | ![]() |
Tuy nhiên, Thượng tá Tuất không biết Tú chính là “Ong chúa” – tay sai đắc lực của ông trùm ma túy giấu mặt. Những thông tin mà Tú vô tình biết được khiến cô rất tức giận vì kế hoạch giết Toàn ‘khỉ đốm’ đã lỡ dở.

Ở một diễn biến khác, Mỹ Hà (Hoàng Hải Thu) – tay sai cũng là người tình thân cận bên cạnh “Ong chúa” sai hai tên đàn em đi trừ khử một người chưa rõ là ai.
Liệu, “Ong chúa” có tiếp tục giết Toán – em trai Toàn để tiếp tục bịt đầu mối?, diễn biến chi tiết tập 39Bão ngầm sẽ lên sóng tối 15/4, trên VTV1.
Hà Lan

很赞哦!(472)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thêm một lần vùi dập
- Đại sứ các nước chia buồn và ca ngợi sự đóng góp của Tổng Bí thư
- Hyundai Tucson, Toyota Innova Cross 'khan hàng' dịp đầu xuân
- Bị nghi ngoại tình vì thường xuyên giúp đỡ cô hàng xóm trẻ
- Nhận định, soi kèo Arsenal vs West Ham, 22h00 ngày 22/2: Chiến thắng thuyết phục
- Thay đổi mới nhất về số ngày học trong tuần của tất cả học sinh Lai Châu
- Những lời khuyên cha mẹ nên dành cho con khi đối mặt với mâu thuẫn
- Nhan sắc mặn mà của mẹ vợ cầu thủ Duy Mạnh
- Soi kèo góc Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2
- Ngôi làng tái hiện cuộc sống của các ninja và samurai
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs Thể Công Viettel, 19h15 ngày 23/2: Đối thủ khó ưa
“Ngọc chưa bao giờ “ngán” Tết”
Trong những năm gần đây, nhiều người cảm thấy cảm giác háo hức đón Tết đang giảm dần theo sự đủ đầy của cuộc sống. Thậm chí, từ khóa “ngán Tết” cho ra đến gần 5 triệu kết quả tìm thấy trên trang tìm kiếm Google.
Mọi người ca thán những áp lực vô hình trong ngày Tết: từ tiền tiêu Tết, dọn nhà đón Tết cho đến những món ăn “nghìn năm như một” trong ngày Tết. Người ta cũng “mách” nhau cách “chống ngán” trong ngày Tết. Tuy nhiên, có một sự thật, ngày Tết của nhiều bà, nhiều mẹ chính là một tủ lạnh ních chặt những món ăn “năm nào cũng có” với suy nghĩ: “Tết thì phải ăn món này chứ!”. Trong khi đó, giới trẻ ngồi vào mâm cỗ lại ngán ngẩm, “Năm nay lại ăn món này sao?”.
“Ngọc chưa bao giờ “ngán” Tết”. Đó là tâm sự của Lê Ngọc một lifestyle & food blogger ở TP.HCM (chia sẻ về quan điểm, lối sống hiện đại và ẩm thực). Trang blog 'Nhà có hai người' của cô cũng truyền cảm hứng cho nhiều người, nhất là chị em phụ nữ và nhận được hơn 109.000 người theo dõi.
Phụ nữ nên có những bí kíp riêng để việc nấu ăn mùa Tết vẫn đơn giản, thoải mái Là một cô gái 9X hiện đại, từng du học Singapore và tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác nhau nên quan điểm đón Tết của Lê Ngọc khá đặc biệt. Chia sẻ về Tết, từ Lê Ngọc dùng nhiều nhất chính là “thích”. Cô thích dịp lễ Tết, bởi Tết là dịp lễ đoàn viên. Cô thích cắm hoa, trang trí lại nhà cửa, nấu nướng, tụ tập. Cô thích ngày Tết trong nhà có bánh chưng, dưa hấu và thật nhiều loại hoa và quả cho nhà cửa cảm giác ấm cúng, sum sê. Cứ như vậy, ngày Tết trong câu chuyện của cô luôn thật thảnh thơi và không hề áp lực, bởi theo Lê Ngọc, “Mình yêu và trân trọng những nét đẹp văn hóa Việt Nam và cũng là cô gái hiện đại. Vì vây, mình chắt lọc những gì phù hợp, vừa đủ cho ngôi nhà nhỏ, chứ không nhất thiết phải quá truyền thống”.
“Trút bỏ gánh nặng” ngày Tết
Mang theo một tâm thế nhẹ nhàng đón Tết, blogger “Nhà có 2 người” chia sẻ, điều quan trọng trong ngày Tết của cô là giúp cho bố mẹ và người thân trong nhà cảm nhận được niềm vui ngày Tết khi được giảm bớt những lo lắng quá mức, bằng cách chuẩn bị mọi thứ đơn giản và vừa đủ cho cả gia đình.
Bởi vậy, Lê Ngọc thường cùng mẹ trò chuyện, thư giãn sau bữa ăn thay vì nhanh nhanh chóng chóng dọn dẹp bàn ăn. Gợi ý mẹ thay đổi cách nấu nướng cho ngày Tết bằng cách tận dụng sự hỗ trợ của những loại gia vị sẵn có.
Yêu nấu ăn, thích Tết, vì vậy nấu nướng trong ngày Tết đối với Lê Ngọc cũng là một cách để thực hiện đam mê và thể hiện sự sáng tạo của mình. Bởi “Điều chúng ta hướng tới là hạnh phúc, nên chỉ cần làm mọi việc mình yêu thích bằng trái tim, những việc không thích thì không nên khiêng cưỡng”.
Sự khéo léo và tài nấu nướng là một món quà mà những người may mắn sở hữu có thể dành tặng người mình yêu thương. Tết chính là dịp Lê Ngọc “làm mới món quen” theo cách riêng của mình. Cách làm mới đôi khi chỉ là trình bày khác đi một chút so với quan niệm thông thường như thay vì chỉ xếp những miếng chả giò nằm cạnh nhau trên đĩa tròn thì bạn thử đặt chúng trên một chiếc đĩa hình vuông hay hình chữ nhật, cắt đôi mỗi miếng chả giò và gác chúng nằm chéo lên nhau cho vui mắt. Món ăn tuy cũ, nhưng cách trình bày mới mẻ, bắt mắt cũng giúp người ăn cảm thấy ngon miệng hơn.
Lê Ngọc còn gợi ý mọi người có thể thay đổi một hay vài nguyên liệu để hô biến món ăn cũ để Tết thêm phần thú vị. Ví dụ, có thể biến tấu món chả giò truyền thống thành món ăn “lành mạnh” bằng nhân nấm, cà rốt, đậu hũ. Lê Ngọc đặc biệt nhấn mạnh “bí quyết” tạo món ăn ngon chính là việc lựa chọn và gia giảm gia vị như thế nào cho vừa vặn để làm tôn lên vị ngon nguyên bản của từng nguyên liệu cũng như phối hợp nguyên liệu ăn ý để tạo nên một tổng thể hài hòa.
Quan trọng hơn cả là tâm tư của người nấu. Chỉ khi coi Tết là một kỳ nghỉ của cả nhà và nấu ăn bằng tình yêu của mình dành cho người thân, món ăn mới có thể “trọn vị”.
“Ngọc tin rằng khi người phụ nữ hạnh phúc thì những món ăn của họ cũng sẽ lấp lánh hơn. Chỉ cần chuẩn bị những thứ đơn giản, phù hợp và vừa đủ cho cả nhà là ngày Tết đã đủ trọn vẹn rồi”, Lê Ngọc nhắn nhủ.
Đồng hành cùng người phụ nữ trong dịp Tết năm nay, Maggi khơi nguồn cảm hứng giúp họ chinh phục việc nấu nướng mùa Tết bằng cách làm mới những món quen thuộc theo cách riêng của mình.
Để thực hiện mục tiêu này, Maggi giới thiệu hàng trăm thực đơn “sáng tạo món quen” nhằm hỗ trợ chị em đơn giản hóa việc chuẩn bị và mang lại hương vị mới lạ cho bữa cơm đầu năm.
Maggi tin tưởng rằng gian bếp nên là nơi tiếp thêm năng lượng cho người phụ nữ được sống một cách trọn vẹn với niềm đam mê của mình trong bất kỳ dịp lễ nào.
D.An
">Cách ‘yêu’ Tết khác lạ của blogger Nhà có 2 người
Đã bao giờ bạn cảm thấy bế tắc khi chính mình rơi vào câu chuyện tình yêu không có hồi kết, nghĩa là người mà bạn nguyện ý ở bên lại không cam tâm chấp nhận bạn?
Đơn phương là cảm giác không mấy dễ dàng, nhưng một khi đã trao hết tấm chân tình thì rất khó để buông bỏ, đặc biệt là con gái. Có thể, rõ ràng, lí trí luôn gào thét rằng nếu tiếp tục thì tim sẽ đau, lệ sẽ tuôn nhưng bạn lại không cách nào tìm được một lý do để rời đi.
Yêu đơn phương, người ngoài nhìn vào tưởng như mặt hồ tĩnh lặng, nhưng thật ra sâu thẳm trong lòng lại âm ỉ bão tố, sóng gió.
Người ấy cho bạn một chút quan tâm, bạn liền ảo mộng về một cái kết ngọt ngào. Người ấy mỉm cười một chút, bạn liền vẽ nên câu chuyện tình yêu nồng nhiệt.
Thế nhưng, bạn lại không hề biết rằng, mãi mãi cho đến hết cuộc đời người ấy không thuộc về bạn, không dành cho bạn.
Những bi thương của mối tình xuất phát từ một phía không phải ai cũng có thể thấu hiểu. Bởi đơn giản rằng, tôi không phải là bạn, và đôi khi tôi cũng không có trách nhiệm để hiểu cho cảm xúc của bạn. Chỉ những ai từng trải qua cảm giác ấy mới có thể thông cảm và thấy thương nhiều hơn những mảnh tim hao gầy đến tội nghiệp.
Vốn dĩ trên đời này không ai có thể cân đo đong đếm tình cảm của người này dành cho người kia, cũng không ai biết được những tổn thương mà đối phương phải chịu đựng. Bạn chỉ nhìn thấy những người mà họ cho bạn thấy, mãi mãi không chạm được vào “vùng trời bí mật” mà họ cố che giấu.
Tôi từng thích một người và cho đến bây giờ tôi vẫn không tìm được nguyên do tại sao lại vì người ấy mà kiên trì và chân thành đến như vậy.
Tất nhiên, tôi hay bất cứ ai cũng đều mong muốn được ở bên cạnh người mình yêu thương, nhưng đôi khi cuộc đời lại không hề ưu ái cho những hoài niệm của con người. Và rốt cuộc thì, chúng ta chẳng thể làm gì ngoài việc học cách chấp nhận điều đó.
Tình yêu cũng giống như một bài toán đầu tư, kết quả nhận về có thể thành công hoặc thua lỗ. Mà cái giá phải trả thường là nước mắt, những vết thương mãi không liền sẹo.
Thoảng hoặc nghĩ lại, tôi không hối tiếc những gì đã trải qua, bởi dẫu sao đó cũng là một đoạn đời tôi luôn trân quý. Những cảm xúc thuở thiếu thời dù mỏng manh, ngây ngô nhưng lại luôn là xúc cảm chân thật nhất.
Mãi cho đến sau này tôi cũng không thể tìm được một người khiến tôi dành trao những rung động đẹp đẽ như người ấy.
Nếu có phép màu quay ngược thời gian trở lại, có thể tôi vẫn sẽ dành cho chàng trai năm ấy những tình cảm chân thành. Nhưng có lẽ tôi nên bước tiếp con đường của riêng mình và để quá khứ ngủ yên trong ngăn kéo thẳm sâu nơi lồng ngực trái…
17 tuổi mới đi học, cô gái nhặt phế liệu trở thành tiến sĩ đại học
17 tuổi mới được đến trường, từ một cô bé ngơ ngác với cả thế giới, Tara Westover tiến dần trên con đường học thuật và trở thành tiến sĩ, nhà sử học.
">Đừng đợi một người không thuộc về riêng ta…
Nâng cao vai trò của phụ nữ
Phụ nữ, không còn là phái yếu như cách xã hội thường gọi mà thực sự là một lực lượng đông đảo, đóng vai trò lớn trong phát triển chính trị - kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã hoàn thiện các khung pháp lý, chính sách về bình đẳng giới, góp phần hoàn thành sớm mục tiêu về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 97/144 quốc gia về tỷ lệ nữ tham gia chính trị. Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội đạt 27%, đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội và 3 nữ Ủy viên Bộ Chính trị.
Trên thực tế, phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, đang ngày càng tham gia sâu vào mọi hoạt động trong cộng đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp tại Việt Nam là 27,8% năm 2018, cao nhất Đông Nam Á. Điều này cho thấy chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã được Việt Nam ban hành và thực hiện đúng đắn với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ.
Hình ảnh những người phụ nữ tham gia phát triển kinh tế không còn quá xa lạ đối với xã hội ngày nay Phát huy năng lực phụ nữ bằng những sáng kiến thiết thực
Báo cáo “Kinh doanh tại Việt Nam đánh giá của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” do VCCI mới công bố chỉ ra, mặc dù Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp cao nhất Đông Nam Á song hầu hết doanh nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ gặp nhiều khó khăn liên quan đến yếu tố giới như tiếp cận nguồn vốn, thông tin, kiến thức, kỹ năng và mạng lưới kinh doanh. Tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ vừa giúp họ khai thác tiềm năng cho tăng trưởng vừa góp phần thực hiện nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.
Do đó, để tăng cao hiệu quả đóng góp của phụ nữ đối với lĩnh vực kinh doanh cũng như những thành tựu trong xã hội, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của tất cả các bên liên quan từ Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, NGOs, xã hội, gia đình. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp và Hội nữ doanh nhân Việt Nam cũng tạo ra nhiều chương trình kết nối, tạo cơ hội và điều kiện để phụ nữ phát huy được năng lực bản thân.
Trong vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp lớn đã chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển phụ nữ, có những sáng kiến mang tính chất toàn cầu áp dụng tại Việt Nam góp phần nâng cao năng lực phụ nữ trong doanh nghiệp và các hoạt động vì cộng đồng. Có thể kể đến như sáng kiến 5by20 của Coca-Cola được thực hiện tại 64 quốc gia trong đó có Việt Nam, nhằm mục đích nâng cao vị thế cho 5 triệu nữ doanh nhân đang đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu của công ty, tính đến trước năm 2020. Các nhà quản lý nói trên có thể chỉ là những chị em nông dân hoặc cũng có thế là các nghệ nhân, chính nhờ sáng kiến này đã giúp họ vượt các khó khăn rào cản để tiến đến thành công.
Bước vào cách mạng 4.0, nhiều phụ nữ phải đối mặt với những khó khăn trong nâng cao trình độ, công nghệ. Nắm rõ điều này, tại Việt Nam, 5by20 được cụ thể hóa bằng chương trình E-learning với mục tiêu cung cấp kiến thức và khả năng điều hành doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính hoàn chỉnh để phụ nữ có thể vững tin và triển khai hoạt động kinh doanh để cải thiện kinh tế gia đình cũng như phát triển kinh tế địa phương và đóng góp cho xã hội. Qua đó, phụ nữ được nâng cao kiến thức và có thêm khả năng quản lý, tổ chức.
Mới đây, tại diễn đàn “Định vị doanh nhân nữ trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, Coca-Cola Việt Nam cùng với Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đã ký kết Biên bản Ghi nhớ Chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng. “Khả năng tăng trưởng hiện nay của Việt Nam qua việc tăng cường chuỗi cung ứng trong nước là 58 tỷ USD. Hội nhập toàn cầu và khu vực sâu hơn sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhiều hơn vào các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng toàn cầu và cũng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn”, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cho biết
VWEC, USABC và Coca-Cola Việt Nam ký kết biên bản cho chương trình 2020 hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Đưa phụ nữ trở thành trung tâm, tham gia trực tiếp điều hành doanh nghiệp là nỗ lực Coca-Cola đang thực hiện tại Việt Nam. Hiện tại, có 12 EKOCENTER được Coca-Cola phối hợp xây dựng trên toàn Việt Nam. Cùng với đó là 2.368 phụ nữ được hưởng lợi từ các chương trình chia sẻ kiến thức và hỗ trợ tư vấn kinh doanh. Trong đó, EKOCENTER Đồng Tháp là mô hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên do nữ giới điều hành có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Không chỉ tham gia phát triển kinh tế, phụ nữ Việt Nam còn thực hành trách nhiệm xã hội rất khéo léo và hiệu quả, thông qua những chương trình rất thiết thực, ý nghĩa cùng Coca-Cola như biến rác thải thành tiền trong mạng lưới Mạng lưới hành động giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế rác thải nhựa của Greenhub hợp tác cùng Coca-Cola Việt Nam. Hình ảnh những người phụ nữ Việt đang từng bước thay đổi cuộc sống bản thân, gia đình và cộng đồng phần nào là minh chứng cho những nỗ lực của doanh nghiệp trong đồng hành cùng phụ nữ phát triển.
Các chị em phụ nữ tham gia thực hành thực hành E-learning Tin vào năng lực của phụ nữ, trao cơ hội cho phụ nữ bằng những chính sách cởi mở, chương trình sáng tạo, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ giúp nữ giới luôn là những bông hoa ngày càng tỏa sáng, sẵn sàng chuyển mình mạnh mẽ trong cuộc cách mạng 4.0, phát huy toàn diện vai trò và khả năng của mình.
Xem thêm câu chuyện phát triển bền vững của Coca-Cola Việt Nam tại: http://bit.ly/34TBfvF
Ngọc Minh
">Phụ nữ thời 4.0 mạnh cỡ nào?
Nhận định, soi kèo Casa Pia vs Gil Vicente, 22h30 ngày 22/2: Hướng tới Top 4
Không có từ gì để có thể nói về chồng cũ của tôi. Tôi thừa nhận, mình đã sai lầm khi bước chân vào cuộc hôn nhân đó.
Trong thời gian chung sống, anh nhiều lần đánh đập tôi. Đỉnh điểm là khi con trai tôi được 8 tuổi, anh ngoại tình. Khi tôi lên tiếng, anh tiếp tục đánh tôi như kẻ thù. Tôi nín nhịn để con trai có bố nhưng anh không chấp nhận.
Anh tìm mọi cách để ly hôn vợ và đến với người phụ nữ đó. Cực chẳng đã, tôi đành phải ký vào đơn ly hôn.
Mẹ con tôi bị đẩy ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. 1 tháng sau ngày chúng tôi ly hôn, anh làm đám hỏi với người tình. Họ cưới nhau không lâu sau đó.
Thời gian ấy, đối với tôi như địa ngục. Không hiểu sao tôi có thể vượt qua được để nuôi con.
Anh đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà chỉ với vài bộ quần áo và đồ dùng của con. Sau khi ly hôn, anh cũng tìm mọi cách thoái thác trách nhiệm nuôi con.
Anh gửi tiền nuôi con được 1, 2 tháng đầu đến tháng thứ 3 tôi nhắc thì anh bảo quên. Tháng 4, 5 anh lại tiếp tục như vậy. Sau đó, tôi gọi anh không nghe máy.
Vợ mới của anh còn quay lại chửi bới tôi. Cô ấy nói rằng, ly hôn rồi tôi không nên làm phiền đến cuộc sống của họ. Nếu tôi thiết tha gọi cho anh như vậy sao ngày xưa không cố giữ?
Tôi nghe xong chỉ biết khóc vì uất hận. Tôi phải nhờ bà ngoại lên thành phố trông cháu để tăng ca. Tôi nhận làm tất cả mọi việc với mục đích có tiền nuôi con. Không thể kể hết những vất vả của ngày tháng đó.
Cuối cùng, sau nhiều năm cố gắng, thu nhập của tôi tăng lên, hai mẹ con không còn vất vả như trước nữa.
8 năm trôi qua, tôi mua được một căn chung cư ở ngoại thành. Dù hàng tháng vẫn đang phải trả nợ ngân hàng, nhưng mẹ con tôi rất vui vì có chỗ ở ổn định. Con trai tôi thi đỗ vào một trường chuyên của thành phố. Cháu rất có ý thức học tập và yêu thương mẹ.
Suốt những năm tháng sau ly hôn, nhiều người đàn ông muốn ngỏ ý giúp đỡ tôi nhưng vì muốn dành điều tốt nhất cho con và quá sợ hãi hôn nhân nên tôi từ chối.
Ly hôn, tôi cũng không còn liên lạc với chồng cũ. Vậy mà cách đây mấy tháng, anh ta chủ động liên hệ với tôi.
Ban đầu, anh ta mời tôi đi uống cà phê như hai người bạn. Nghĩ chuyện cũ qua đã lâu nên tôi cũng đồng ý. Ở buổi gặp, anh ta ngỏ ý cho anh ta được qua lại với con.
Dù ngày xưa anh ta đối xử, hắt hủi với mẹ con tôi nhưng tôi nghĩ mình không thể cấm con được qua lại với bố nên đồng ý.
Vậy mà anh ta được đằng chân lên đằng đầu, sau một thời gian thăm nom con, anh đã đề nghị con về ở hẳn với mình. Anh ta nói, con trai của chúng tôi là cháu nội ở gia đình bên đó. Cháu phải về nhà nội để thực hiện nghĩa vụ của gia đình sau này.
Tôi tìm hiểu thì được biết, anh ta kết hôn với người mới và sinh được 2 con gái. Nhà anh ta vốn quan niệm cổ hủ, muốn có cháu trai để nối dõi và làm vui lòng ông bà nội nên mới tìm đến con trai tôi.
Tôi nghe chuyện căm phẫn vô cùng. Anh ta từng chối bỏ nay tìm lại con cũng chỉ vì lòng tham cá nhân.
Thuyết phục tôi không được, anh ta liên tục gặp, gọi điện cho con trai để thuyết phục. Dù cháu chỉ muốn ở với mẹ nhưng anh ta làm phiền con nhiều, tôi sợ ảnh hưởng đến tâm lý và việc học con.
Không chỉ vậy, chồng cũ tôi còn cho người đe dọa, nếu không cho con về nhà nội sẽ không để mẹ con tôi yên.
Mẹ con tôi bao lâu nay chỉ muốn được yên ổn vậy mà anh ta vẫn không buông tha, mong độc giả cho tôi lời khuyên.
Trước ngày ra tòa ly hôn
Vũ có bồ nơi anh thuyên chuyển tới làm việc. Cô gái đó còn khá trẻ, tính cách phóng túng, cộng thân hình gợi cảm nên dễ làm Vũ mủi lòng trong những ngày tháng không có vợ con bên cạnh.
">Chồng ngoại tình, hắt hủi con, nhiều năm sau quay lại tranh giành
Vụ CSGT xô xát: Sai đâu, xử đó
Trong trận chung kết SEA games 30 gặp Indonesia, Đoàn Văn Hậu lập công lớn, ghi 2 bàn thắng, giúp đội tuyển Việt Nam giành huy chương Vàng với chiến thắng 3-0.
Ở quê nhà anh (thôn Xuân Lôi, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, Thái Bình), không khí vui mừng bao trùm khắp nơi.
Trước đêm chung kết, phóng viên VietNamNet đã có mặt ở nhà Văn Hậu. Tại đây, nhiều câu chuyện về cầu thủ mang áo số 5 được bố mẹ anh chia sẻ.
‘Tôi từng khuyên con bỏ ước mơ bóng đá’
Căn nhà của gia đình Văn Hậu nằm ở cuối xóm, mọi người đi vắng hết, chỉ còn bà Vũ Thị Nụ (SN 1971) - mẹ nam cầu thủ ở nhà.
Bà Nụ chia sẻ, ngay từ nhỏ, con trai đã có niềm đam mê đặc biệt với bóng đá. 5 tuổi, Hậu tự chơi một mình, cả ngày ôm trái bóng nhựa không biết chán.
Lên cấp 1, Hậu chập chững đặt những bước chân đầu tiên vào nghiệp ‘quần đùi, áo số’ khi tham gia giải phong trào ở trường. Từ đây, năng khiếu bóng đá của Hậu được thầy cô phụ trách chú ý.
Năm 9 tuổi, khi được thầy cô đưa đi đá từ cấp huyện, đến cấp tỉnh, Văn Hậu trúng tuyển vào Trung tâm đào tạo trẻ của Thái Bình (Trường Năng khiếu TDTT Thái Bình).
Bà Nụ xem lại ảnh con trai. ‘Ban đầu vợ chồng tôi không đồng ý cho con đi, các thầy về thuyết phục 3 lần. Thương con, tôi khuyên: ‘Nhà có rau ăn rau, cháo ăn cháo’, ở nhà với bố mẹ vẫn hơn. Con lên đó, xa gia đình sẽ cực khổ’. Nào ngờ con cứng rắn đáp: ‘Mẹ cho con đi, con tự chăm sóc bản thân’. Trước sự quyết tâm của con, vợ chồng tôi nén nước mắt, đưa con nhập học.
Một lần thăm con, tôi chứng kiến cảnh sinh hoạt tập thể, 3 học sinh ở chung một phòng, kê giường tầng nằm ngủ, dướt lót lớp áo mưa. Trời mùa đông rét căm căm, mấy đứa nhỏ không có nước nóng tắm rửa.
Tắm xong, con ôm đống đồ đi giặt giũ, tôi ứa nước mắt, định đón con về luôn nhưng con nhất định bám trụ đến cùng, nuôi dưỡng ước mơ của mình’, bà Nụ xúc động nhớ lại.
Đoàn Văn Hậu lúc nhỏ ở Trường Năng khiếu TDTT Thái Bình. Câu chuyện đang dang dở, ông Đoàn Quốc Thắng (SN 1968) - bố cầu thủ Văn Hậu về.
Ông Thắng bộc bạch: ‘Gia đình tôi làm nông, gia cảnh nghèo túng. Năm bà xã sinh Hậu, kinh tế không có, tôi phải đi làm thuê trên xà lan chở cát, con đâu được uống sữa, ăn uống đủ đầy nên thân hình có phần còi hơn các bạn cùng trang lứa. Vì thế, tôi chưa bao giờ dám nghĩ, một ngày con theo nghề cầu thủ.
Ngày xưa, nhà tôi nuôi mấy con bò. Bảy tuổi, Hậu được giao nhiệm vụ chăn bò trên đê. Trong lúc đợi bò ăn cỏ, con mang bóng ra tập cùng bạn. Cứ thế, triền đê là nơi gắn bó với tuổi thơ túng thiếu của Hậu.
Thời điểm con mới xa nhà, làm cha mẹ ai chẳng xót con. Vợ tôi mấy đêm đầu thức trắng, trằn trọc, không biết con ăn ngủ ra sao. Tôi là đàn ông, cứng rắn hơn, đôi lúc nhìn vợ như vậy cũng chạnh lòng nhưng tôi động viện bà xã, ‘con đã quyết tâm như vậy, hai vợ chồng không được mềm lòng’.
Bước hụt đầu đời
Năm 11 tuổi, Văn Hậu được Câu lạc bộ Hà Nội FC tuyển chọn, đưa về Hà Nội. Bố mẹ mua cho Hậu chiếc điện thoại đen trắng để liên lạc nhưng trong tuần các thầy quản lý. Cuối tuần, Hậu mới được dùng điện thoại. Hàng tháng, ông Thắng lên họp phụ huynh, nghe các huấn luyện viên trao đổi về tình hình của con.
Tủ gỗ trưng bày huy chương và bằng khen của Đoàn Văn Hậu ở quê nhà. Ở ngưỡng tuổi 15, Văn Hậu cũng có một số sở thích khác ngoài bóng đá, đó là chơi điện tử. Một lần, do quá ham vui, Văn Hậu bỏ ra ngoài chơi điện tử thâu đêm.
Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt mời gia đình đến gặp. Trước mặt bố, thầy Hồng Việt đưa ra hai lựa chọn: ‘Một là em chọn bóng đá, bỏ chơi game. Hai là em chọn chơi game, bỏ bóng đá. Em chọn con đường nào?’. Văn Hậu bật khóc, xin lỗi bố và thầy, đồng thời xin tiếp tục con đường bóng đá.
‘Sau lần phạm lỗi đó, con cũng từ bỏ điện tử, chuyên tâm tập luyện, không bao giờ để bố mẹ hay thầy giáo buồn phiền thêm lần nào nữa.
Đến giờ, tôi rất tin tưởng vào bản lĩnh của con trai và tự hào khi con là một nhân tố, cùng đội tuyển Việt Nam mang vinh quang về cho Tổ quốc.
Tuy vậy, tôi vẫn nhắc nhở con, không được tự mãn, sa đà vào việc khác mà bỏ bê tập luyện, làm sa sút phong độ. Chiến thắng là của chung mọi người, không phải của riêng ai’, ông Thắng nói.
Bố mẹ cầu thủ Đoàn Văn Hậu. Mặc dù con trai nổi tiếng, được nhiều người tung hô, săn đón nhưng vợ chồng ông Thắng, bà Nụ vẫn giữ nếp sống giản đơn, sống trong căn nhà cấp 4 rộng chưa đầy 60m2, cấy hai sào ruộng, chăn nuôi thêm đàn gà.
‘Trước ông nhà tôi nuôi 5 con bò, ba năm nay, thấy sức khỏe bố yếu, Hậu và anh trai bảo bố mẹ bán đi.
Con xa nhà từ nhỏ nhưng rất tình cảm, trời lạnh, con đều gọi điện nhắc nhở bố mẹ mặc ấm. Mỗi lần con về, tôi mổ gà, nấu đủ món nhưng Hậu chỉ thích ăn cơm dưa cà, rau củ’, bà Nụ kể thêm.
Nhà vườn ngàn m2 của gia đình Tiến Linh ở trung tâm Bình Dương
Từ hai bàn tay trắng, bố mẹ cầu thủ Tiến Linh tạo dựng được cơ ngơi bề thế ngay giữ khu dân cư sầm uất của tỉnh Bình Dương.
">Đoàn Văn Hậu từ cậu bé chăn bò thành người hùng sân cỏ