当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo U20 Australia vs U20 Nhật Bản, 18h30 ngày 26/2: Dắt nhau vào hiệp phụ 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Adelaide United, 16h00 ngày 22/4: Tưng bừng bàn thắng
Với quyền lợi điều trị nội trú mặc định, Sống Khỏe Mỗi Ngày gia tăng giới hạn chi trả cho điều trị nội trú (không phẫu thuật) so với phiên bản trước đó, giúp tháo gỡ âu lo của khách hàng khi điều trị nội trú không có phẫu thuật.. Ngoài ra, khách hàng còn được hỗ trợ các chi phí điều trị đặc biệt khác như: chạy thận, cấy ghép nội tạng, chi phí điều trị hoặc phẫu thuật trong ngày, trợ cấp nằm viện...
Với quyền lợi điều trị ung thư, ngoài các hình thức điều trị thường gặp như điều trị nội trú, hóa trị, xạ trị ngoại trú, sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày còn mở rộng việc chi trả cho điều trị trong ngày. Đặc biệt đối với trường hợp ung thư vú, Sống Khỏe Mỗi Ngày còn chi trả cho chi phí tái tạo tuyến vú sau đoạn nhũ, mang đến phạm vi bảo vệ toàn diện cho khách hàng không may mắc bệnh.
Với các quyền lợi tùy chọn (điều trị ngoại trú, nha khoa, thai sản), khách hàng có thể lựa chọn mức độ bảo vệ khác nhau (Titan, Vàng, Bạch Kim, Kim Cương) theo nhu cầu của mình. Hạn mức chi trả của điều trị ngoại trú từ 6 - 60 triệu/năm, của điều trị nha khoa từ 3 - 25 triệu/năm, của quyền lợi thai sản từ 12-70 triệu cho mỗi lần mang thai.
Đặc biệt, Sống Khỏe Mỗi Ngày mở rộng độ tuổi bảo hiểm đến 75 tuổi (so với 70 tuổi trước đây), giúp giảm thiểu gánh nặng y tế cho người cao tuổi trước những rủi ro sức khỏe thường gặp như ung thư, đột quỵ, tiểu đường, loãng xương, bệnh hô hấp… Ngoài ra, đối với chương trình bảo hiểm từ hạng Vàng trở lên, khách hàng còn được chi trả thêm quyền lợi trợ cấp y tế cho mỗi ngày nằm viện khi điều trị tại các tuyến bệnh viện công lập.
Bà Tina Nguyễn, Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam cho biết: “Trước thực trạng bệnh tật và chi phí y tế gia tăng, bảo hiểm sức khỏe đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các gia đình Việt Nam. Chúng tôi đã lắng nghe và nghiên cứu kỹ nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau khi thiết kế phiên bản mới của sản phẩm Sống Khỏe Mỗi Ngày. Chúng tôi tin rằng những cải tiến và sự khác biệt của sản phẩm lần này sẽ mang lại sự an tâm tối đa cho khách hàng”.
Trước đó, Manulife Việt Nam đã giới thiệu sản phẩm bảo hiểm nhân thọ An Tâm Vui Sống 2.0. Đây là dòng sản phẩm bảo hiểm tử kỳ có sự kết hợp thông minh với quyền lợi tích lũy, với nhiều tính năng nổi bật như thời gian đóng phí ngắn (3/5/10 năm) nhưng được bảo vệ dài (15/20/30 năm). Đặc biệt, khách hàng còn được Manulife Việt Nam cam kết hoàn phí lên đến 110% tại năm hợp đồng có quyền lợi hoàn phí cao nhất.
Là công ty bảo hiểm nước ngoài có vốn đầu tư hàng đầu thị trường nhân thọ, Manulife Việt Nam đang phục vụ gần 1,5 triệu khách hàng với mạng lưới văn phòng hiện đại trải dài khắp cả nước. Trong 9 tháng đầu năm 2024, Manulife đã chi trả hơn 6.000 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng. Trung bình mỗi tháng, Manulife Việt Nam xử lý hơn 41.000 hồ sơ yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm, với thời gian trung bình giải quyết mỗi yêu cầu chỉ mất 1,1 ngày.
Ngọc Minh
" alt="Manulife tạo đột phá với sản phẩm ‘Sống khoẻ mỗi ngày’ phiên bản năm 2024"/>Manulife tạo đột phá với sản phẩm ‘Sống khoẻ mỗi ngày’ phiên bản năm 2024
Hai Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ hai nước sẽ cùng đánh giá những nội dung liên quan đến hợp tác kinh tế, thương mại. Hai bên cũng sẽ trao đổi một số nội dung quan trọng trong ngoại giao, đối ngoại, nhằm góp phần phát triển quan hệ song phương và đa phương.
Năm 2025, Việt Nam và Cuba sẽ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao nên chuyến thăm này sẽ đánh dấu một thời khắc quan trọng với ý nghĩa lịch sử.
Đại sứ điểm lại lịch sử khi Cuba là quốc gia đầu tiên ở Tây Bán cầu thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, Việt Nam và Cuba luôn kề vai sát cánh, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong những thời điểm khó khăn nhất. Đó là những minh chứng hùng hồn về tình hữu nghị anh em đặc biệt trong suốt 65 năm qua giữa hai dân tộc ở cách xa nhau nửa vòng Trái đất.
Thế giới đã trải qua một trận đại dịch để lại những hậu quả vô cùng đau thương, trong thời khắc khó khăn đó, Việt Nam và Cuba đã luôn hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.
Việt Nam đã gửi sang Cuba, một đất nước còn đang bị bao vây cấm vận, nhiều thuốc men và hàng hóa quan trọng phục vụ phòng, chống Covid-19. Cuba cũng gửi cho Việt Nam nhiều loại thuốc được sản xuất với dây chuyền công nghệ cao và hàng triệu liều vắc xin do Cuba sản xuất.
Trong suốt nhiều năm, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng trong đường lối mở cửa nền kinh tế Cuba. Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất châu Á và là đối tác thương mại châu Á lớn thứ 2 tại Cuba. Đại sứ hy vọng rằng trong tương lai sẽ có những khoản đầu tư mới, giúp củng cố hơn nữa những thành quả này.
Với Việt Nam, Cuba đã ký hiệp định duy nhất về ưu đãi thương mại bên ngoài khu vực Mỹ Latinh, góp phần đưa sản phẩm của Việt Nam có mặt tại Cuba, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm y tế, các sản phẩm truyền thống của Cuba đến thị trường Việt Nam.
Hai bên đã ký kết Chương trình nghị sự kinh tế song phương trung hạn, cũng như triển khai hoạt động của Ủy ban Liên Chính phủ, tăng cường trao đổi lĩnh vực chính trị - pháp luật.
Về quan hệ chính trị giữa hai Đảng, hai bên đã tổ chức các hội thảo lý luận nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm và công tác xây dựng Đảng. Việt Nam và Cuba chia sẻ nhiều điểm chung, cùng đang đi trên một con đường phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Đại sứ Cuba Orlando Nicolas Hernandez Guillen chia sẻ, tình hình quốc tế ngày càng trở nên phức tạp, Cuba và Việt Nam đều có chung quan điểm trước những vấn đề cấp bách nhất của thế giới. Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ nhấn mạnh rằng hai nước hỗ trợ lẫn nhau để đối mặt với những thách thức đó.
Cuba chờ đón chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Trong cuộc gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vào chiều 19/9, Đại sứ Orlando Nicolas Hernandez Guillen cho biết, Ban lãnh đạo cấp cao và nhân dân Cuba rất mong chờ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Đại sứ tin tưởng chắc chắn rằng thành công quan trọng của chuyến thăm sẽ góp phần tạo xung lực mạnh mẽ trong quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã cảm ơn lời mời thăm cấp Nhà nước đến Cuba của Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Miguel Diaz-Canel.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ củng cố sự tin cậy, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc; nâng cao hiệu quả hợp tác, đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang một giai đoạn mới, phát triển thực chất và bền vững.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời cảm ơn đến Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel về việc Cuba sẵn sàng cử chuyên gia, bác sỹ sang Việt Nam giúp khắc phục hậu quả nặng nề do bão Yagi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước.
Chuyến thăm Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có ý nghĩa lịch sử
Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định trong triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác mọi mặt với các nước Mỹ Latinh, trong đó Chile giữ vị trí quan trọng. Việt Nam luôn ghi nhớ tình đoàn kết và sự ủng hộ quý báu của nhân dân Chile dành cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc phát triển đất nước ngày nay. Thông qua chuyến thăm lần này, Việt Nam mong muốn đưa mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả và hướng tới nâng tầm quan hệ trong thời gian tới.
Chủ tịch Thượng viện Chile đánh giá quan hệ Việt Nam – Chile nói chung và quan hệ Nghị viện giữa hai nước thời gian qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực chất và hiệu quả trên các lĩnh vực, từ chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, an ninh-quốc phòng, đầu tư, giáo dục, nông nghiệp, tư pháp... Đặc biệt, hai bên duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao thường xuyên.
Chủ tịch Thượng viện Chile bày tỏ vui mừng trước việc kim ngạch thương mại hai chiều tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương, đạt hơn 1,3 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2024; trong đó, Chile tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam tại Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn của Chile tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định việc tăng cường quan hệ Nghị viện là một trong những trụ cột quan trọng của ngoại giao hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam – Chile nói chung cũng như thiết lập và triển khai hành lang pháp lý thuận lợi giữa hai nước nói riêng; mong muốn và ủng hộ Quốc hội hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác thông qua đẩy mạnh hoạt động giao lưu của hai Nhóm Nghị sĩ hữu nghị và trao đổi đoàn đại biểu Quốc hội ở các cấp, phối hợp trong các hoạt động tại các diễn đàn Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APPF)...
Chủ tịch nước Lương Cường đề nghị Quốc hội hai bên tăng cường hợp tác, phát huy vai trò trong việc ủng hộ thông qua các sáng kiến, thỏa thuận và hiệp định hợp tác được ký kết giữa chính phủ, các bộ, ngành và địa phương hai nước nhằm hoàn thiện khuôn khổ hợp tác song phương, qua đó góp phần củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Lương Cường đã chuyển tới Lãnh đạo Thượng viện Chile lời thăm hỏi và lời mời thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vào thời điểm thích hợp cho cả hai bên.
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Hạ viện Chile
Sáng 11/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, tại trụ sở Quốc hội ở thủ đô Santiago, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện, đồng thời là Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Chile - Việt Nam Karol Cariola.
Chủ tịch Hạ viện Karol Cariola nồng nhiệt chào mừng Chủ tịch nước Lương Cường tới thăm chính thức Chile; đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của chuyến thăm lần này của Chủ tịch nước Lương Cường, là chuyến thăm Chile đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam trong 15 năm qua; khẳng định chuyến thăm lần này sẽ tạo động lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân.
Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ vui mừng lần đầu tiên đến thăm chính thức Chile; trân trọng tình cảm đoàn kết và sự ủng hộ của Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Chile dành cho nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng đất nước trước đây và công cuộc xây dựng đất nước ngày nay. Chủ tịch nước khẳng định Chile là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh; theo đó, chuyến thăm Chile lần này nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện ngày càng đi vào thực chất và có hiệu quả, đồng thời thể hiện quyết tâm của lãnh đạo cấp cao và nhân dân Việt Nam trong việc tăng cường quan hệ với Chile nói riêng và khu vực Mỹ Latinh nói chung.
Chủ tịch Hạ viện Karol Cariola bày tỏ ngưỡng mộ lịch sử hào hùng và tinh thần bất khuất của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước; nhấn mạnh việc Chile là một trong hai nước đầu tiên tại khu vực Mỹ Latinh thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (ngày 25/03/1971) và cho rằng đây chính là minh chứng cụ thể về sự chia sẻ và đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Chile đối với nhân dân Việt Nam về những khát vọng tự do, hòa bình, bình đẳng và độc lập dân tộc và là một trong những cột mốc quan trọng của quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Chile.
Chủ tịch nước Lương Cường chia sẻ với Chủ tịch Hạ viện Karol Cariola mục đích chuyến thăm chính thức Chile lần này nhằm trao đổi và thống nhất ở cấp cao về các biện pháp tăng cường quan hệ ở tất cả các kênh, đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, trong đó quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển theo hướng toàn diện hơn.
Hai nhà lãnh đạo đánh giá quan hệ hai nước và Quốc hội hai nước thời gian qua phát triển tích cực, thông qua việc thường xuyên trao đổi các chuyến thăm lẫn nhau và tiếp xúc song phương bên lề các hội nghị đa phương, là minh chứng rõ nét về quan hệ tốt đẹp giữa các cơ quan lập pháp hai nước.
Chủ tịch nước khẳng định việc tăng cường quan hệ nghị viện là một trong những trụ cột quan trọng của ngoại giao hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam – Chile nói chung cũng như thiết lập và triển khai hành lang pháp lý thuận lợi giữa hai nước nói riêng; bày tỏ tin tưởng việc Việt Nam và Chile đều đã thành lập Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị sẽ là một cơ sở quan trọng góp phần xây dựng cầu nối giữa hai Quốc hội để tiếp tục thúc đẩy quan hệ nghị viện.
Bà Chủ tịch Hạ viện nhất trí trong thời gian tới sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng cường hợp tác giữa hai Quốc hội trong trao đổi lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan chuyên môn của Quốc hội hai nước trong đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của cán bộ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động của nghị viện; cũng như tiếp tục phát huy cơ chế phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên nghị viện thế giới (IPU) và các tổ chức nghị viện đa phương khác; ủng hộ lập trường của nhau về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Hai bên cũng trao đổi sâu rộng, chia sẻ lập trường về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Hạ viện nhất trí cho rằng các tranh chấp về chủ quyền và lãnh thổ cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Nhân dịp này, Chủ tịch nước cũng đã chuyển tới Chủ tịch Hạ viện Chile lời thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và lời mời thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vào thời điểm thích hợp cho cả hai bên.
Theo TTXVN
" alt="Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện Chile"/>Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Thượng viện, Chủ tịch Hạ viện Chile
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Công an Hà Nội, 19h15 ngày 22/4: Căng như dây đàn
Dù vậy, trước lịch thi IELTS vài tháng, thấy con chưa tự tin, chị Thành cho con luyện thêm một khóa cấp tốc 3 tháng với giáo viên Việt Nam, chi phí 9 triệu đồng. Dù kết quả chưa như kỳ vọng, cả gia đình chị thở phào khi con đủ điểm để xét tuyển vào đại học tốt.
Có con học lớp 11 tại một trường THPT ở Hoàng Mai, Hà Nội, chị Bích Vân cũng vừa đăng ký cho con một khóa IELTS tại trung tâm gần nhà.
“Con sẽ học một năm, để nâng điểm dần từ 2.0 lên 6.5, với chi phí gốc là hơn 38 triệu đồng nhưng được ưu đãi, chỉ còn chưa đầy 30 triệu”, chị Vân cho biết.
Theo lộ trình, tới giữa lớp 12, con chị có thể thi IELTS đạt 6.5-7.0 nếu cam kết đi học chuyên cần, hoàn thành đủ bài tập, tham gia các đợt thi thử…
Chị Vân kể, con chị từ cấp 2 đã đi học thêm tiếng Anh, 2-3 buổi/tuần, thường là theo các cô giáo gần nhà, bổ trợ chương trình trên lớp hay ôn luyện để thi vào cấp 3.
Theo chị, dù một vài năm tới Bộ GD-ĐT không dùng bằng IELTS để xét tuyển vào đại học, chị cũng không tiếc tiền chi cho con luyện thi vì “kiểu gì cũng giúp trình độ tiếng Anh của con tốt lên, có lợi khi học đại học và sau này đi làm. Như tôi, vì ngoại ngữ kém nên lỡ nhiều cơ hội”.
Cũng như gia đình Vân, chị Thành, hiện nay, nhiều cha mẹ sẵn sàng dốc tiền cho con học các khóa IELTS khi biết chính sách sử dụng kết quả này để xét tuyển vào một số trường đại học và THPT.
Các khóa luyện IELTS trên thị trường khá đa dạng, học trực tiếp hoặc trực tuyến hay kết hợp cả 2, với chi phí từ vài triệu tới hàng trăm triệu đồng, tùy thuộc vào độ nổi tiếng của trung tâm hay thầy cô, số học sinh trong lớp, thời gian học, cam kết điểm đầu ra…
Thầy Phạm Hùng Thuyên, Giảng viên Trường Ngoại Ngữ (Đại học Thái Nguyên) - người từng đạt 8.5 IELTS và tham gia giảng dạy tại trung tâm ngoại ngữ lâu năm cho biết, trong số học trò đăng ký học IELTS, gần 40% là học sinh cấp 3, gần như 99% có mục tiêu lấy chứng chỉ xét tuyển đại học.
Tuy nhiên, theo thầy, phần lớn những học sinh này có nền tảng tiếng Anh thấp, hầu như trước đó chỉ học về từ vựng, ngữ pháp nên không đủ khả năng sử dụng ngôn ngữ, nói kém, chưa biết viết câu đúng…
“Phụ huynh thường kỳ vọng con đạt điểm cao sau các khóa IELTS nhưng hầu hết lại đang đầu tư vào ngọn mà không bồi đắp từ gốc”, thầy Thuyên nói.
Theo ông, việc luyện thi IELTS chỉ phù hợp với học sinh từ 14 tuổi trở lên, đã hình thành nhân sinh quan tương đối; có sự tiếp xúc với các chủ đề xã hội, khoa học và trừu tượng đủ để hiểu hay đoán được khái niệm khoa học hoặc chủ đề các loại câu hỏi… Quá trình học và thi chứng chỉ này sẽ làm nản lòng học sinh nhỏ tuổi hơn, thậm chí khiến các em “sợ” tiếng Anh.
Ông cũng cho rằng, việc đầu tư vào ôn luyện IELTS không giúp ích nhiều cho học sinh, ngoại trừ những em có ý định du học. Với học sinh cấp 3, đạt từ 6.5 trở lên có thể là lợi thế để xét tuyển sinh sớm ở một số trường đại học. Nhưng để đạt điểm số đó ở cuối cấp 3, từ cấp 2 học sinh đã phải học chắc từ vựng (nghĩa và từ loại), ngữ pháp, biết sắp xếp câu và có kỹ năng nghe tốt.
“Học sinh cấp 1, 2 nên học tốt tiếng Anh nền tảng ở cả 4 kỹ năng, rồi cấp 3 mới tập trung vào IELTS nếu có mục tiêu rõ ràng dùng điểm này để xét tuyển đại học hay đi du học. Phụ huynh không nên đổ xô cho con tham gia các khóa luyện IELTS bất chấp trình độ hiện tại thế nào hay ép con học theo chương trình này quá sớm”, giảng viên bày tỏ.
Đồng BNB (Binance Coin) được phát hành lần đầu vào tháng 7 năm 2017 bởi Binance, một sàn giao dịch tiền mã hóa có trụ sở tại Trung Quốc. Đây là một thời điểm mà thị trường tiền mã hóa đang phát triển nhanh chóng và sàn giao dịch Binance muốn cung cấp một đồng tiền riêng để hỗ trợ các hoạt động trên sàn.
Ban đầu, BNB được phát hành dựa trên chuẩn ERC-20 của Ethereum, nghĩa là nó là một token trên blockchain của Ethereum. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm 2019, Binance thông báo chuyển đổi BNB sang mạng lưới riêng của mình, được gọi là Binance Chain. Quá trình chuyển đổi này cho phép BNB trở thành một đồng tiền chủ đạo trên mạng lưới Binance và tận dụng các ưu điểm về tốc độ và phí giao dịch thấp.
Trong quá trình phát triển, BNB đã trải qua nhiều giai đoạn và cải tiến. Một trong những phát triển quan trọng nhất của BNB là việc ra mắt Binance Launchpad vào tháng 1 năm 2019. Đây là một nền tảng cho phép các dự án tiền mã hóa mới thu hút vốn thông qua việc bán token của mình. BNB đã được sử dụng như một phương thức thanh toán để mua các dự án trên Binance Launchpad.
BNB cũng đã trở thành một trong những đồng tiền mã hóa phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Nó đã thu hút sự quan tâm từ cộng đồng đầu tư tiền mã hóa và trở thành một trong những đồng tiền có vốn hóa thị trường cao nhất trong ngành. Giá trị của BNB đã trải qua những biến động mạnh, đạt đỉnh điểm vào tháng 5 năm 2021 khi thị trường tiền mã hóa đạt đỉnh cao, trước khi giảm lại trong giai đoạn sau đó. Tuy nhiên, như với bất kỳ đồng tiền mã hóa nào, giá trị của BNB có thể thay đổi do yếu tố thị trường và sự biến động của ngành công nghiệp tiền mã hóa.
Đồng BNB (Binance Coin) có một số đặc điểm nổi bật sau:
Phí giao dịch giảm trên Binance:Một trong những đặc điểm quan trọng của BNB là khả năng sử dụng nó để trả phí giao dịch trên sàn giao dịch Binance. Khi bạn sử dụng BNB để trả phí giao dịch, bạn sẽ được giảm giá phí giao dịch, giúp tiết kiệm chi phí khi thực hiện giao dịch trên sàn.
Giao dịch và đầu tư vào tiền mã hóa khác:BNB được chấp nhận và giao dịch trên nhiều sàn giao dịch tiền mã hóa khác nhau. Bạn có thể sử dụng BNB để mua, bán và giao dịch với các loại tiền mã hóa khác, cung cấp sự linh hoạt và tiện ích trong việc tham gia thị trường tiền mã hóa.
Sử dụng trong Binance Launchpad:BNB có vai trò quan trọng trong quá trình mua token của các dự án mới trên Binance Launchpad. Nó được sử dụng làm phương thức thanh toán để mua các dự án trong quá trình “Initial Coin Offering” (ICO) hoặc “Initial Exchange Offering” (IEO), giúp người dùng tham gia vào các dự án tiềm năng.
Nền tảng DeFi và DApps:Binance đã phát triển một hệ sinh thái DeFi (Decentralized Finance) trên nền tảng Binance Smart Chain (BSC). BNB được sử dụng trong nhiều ứng dụng DeFi và DApps (Decentralized Applications) trên BSC, bao gồm trao đổi tiền mã hóa, cho vay, giao dịch NFT và nhiều ứng dụng khác.
Tiện ích trong việc mua sắm và thanh toán:BNB cũng có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán trong một số cửa hàng và dịch vụ trực tuyến. Một số đối tác của Binance chấp nhận BNB làm phương thức thanh toán, mở rộng khả năng sử dụng của đồng tiền này.
Chương trình giao dịch hợp tác và sự phát triển của cộng đồng:Binance đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi và sự kiện cho cộng đồng BNB, bao gồm việc chia sẻ phần trăm phí giao dịch cho người dùng BNB và các chương trình giao dịch hợp tác với các đối tác khác. Điều này tạo thêm giá trị cho người sử dụng BNB và thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng BNB.
Dưới đây là một số yếu tố bạn có thể xem xét khi đánh giá việc đầu tư vào BNB:
Xem thêm: BTC là gì? Tìm hiểu chi tiết về đồng Bitcoin
Xem thêm: ETH là gì? Tìm hiểu chi tiết nhất về đồng tiền Ethereum.
"Tin tức và giá tiền ảo Bitcoin cùng công nghệ Blockchain cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan và cập nhật về thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không nên được coi là lời khuyên đầu tư. Người dùng nên tự phân tích và đánh giá kỹ lưỡng, cũng như cân nhắc rủi ro trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào liên quan đến tiền điện tử"
BNB là gì? tìm hiểu về đồng coin của sàn mạnh nhất thế giới.
Anh Vũ Minh Hà (học viên quân sự tại Học viện Lục quân Brazil) chia sẻ trong thời gian học tập tại đây, các lưu học sinh Việt Nam được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến và nhiều thành tựu nghiên cứu hiện đại.
Nhấn mạnh nhiệm vụ của học viên quân sự ở nước ngoài không chỉ là học tập mà còn cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị, anh Hà cam kết không ngừng học tập để trở thành sĩ quan quân đội vừa hồng vừa chuyên, mang kiến thức được học tập ở Brazil về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chị Phạm Hồng Trang (Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil) cho biết, Brazil là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam tại châu Mỹ. Tới nay, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Brazil xếp thứ 2 ở khu vực châu Mỹ, chỉ sau Mỹ.
Vừa qua, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ và Thủ tướng đã góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai nước.
"Dĩ bất biến ứng vạn biến”
Khái quát lại tình hình trong nước, Thủ tướng nhấn mạnh đến 3 đột phá chiến lược: Thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao. “Thể chế phải thông thoáng, hạ tầng phải thông suốt, quản trị phải thông minh”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng thông báo năm nay quy mô GDP đạt 470 tỷ USD, GDP bình quân đầu người 4.700 USD. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo…
Khẳng định với bà con kiều bào về các hoạt động đối ngoại của chúng ta rất cân bằng, Thủ tướng cho hay, vừa qua khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, qua điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm có đánh giá quan hệ Việt Nam - Mỹ rất tuyệt vời.
Thủ tướng cho biết, thời gian tới, nước ta đang quyết tâm thực hiện các giải pháp để đạt 2 mục tiêu trăm năm, tăng trưởng thời gian tới phải đạt 2 con số. Việt Nam đang tập trung làm một số dự án lớn mang tính xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái nhanh như: Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, 3 đường sắt kết nối với Trung Quốc... Đây là các dự án có tính chất biểu tượng. Để thực hiện những việc này đòi hỏi tầm nhìn chiến lược, đột phá; tư duy đổi mới hơn nữa để bay cao; sáng tạo nhiều hơn nữa để vươn xa; hội nhập hơn nữa để phát triển, tiến lên. Vì vậy, Thủ tướng cũng yêu cầu hoạt động ngoại giao phải xa hơn, rộng hơn, đặt vấn đề lớn, hợp tác mạnh mẽ và phải thúc đẩy hội nhập phát triển.Lưu ý chính sách của Mỹ dưới thời ông Trump sẽ có những thay đổi, Thủ tướng cho rằng chúng ta phải thích ứng, "dĩ bất biến ứng vạn biến” để tạo lập môi trường hòa bình, hợp tác phát triển.
Với các nước Mỹ Latinh, trong đó có Brazil, Thủ tướng cho biết hai bên có nhiều điểm tương đồng và là thị trường rất tiềm năng trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng, thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại tự do.
Thủ tướng nhắc lại cơ duyên cách đây 112 năm, Bác Hồ khi đi tìm đường cứu nước đã dừng chân ở Rio de Janeiro, Brazil. Đây cũng là nền tảng cho quan hệ 2 nước.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, trong chuyến công tác lần này, lãnh đạo hai nước sẽ bàn bạc nâng tầm quan hệ, trong đó có việc thúc đẩy ký kết hiệp định thương mại tự do cũng như thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác.
Đây là một trong những việc được thúc đẩy sau chuyến thăm chính thức Brazil của Thủ tướng vào tháng 9 năm ngoái.
Mỗi kiều bào là một đại sứ
Khẳng định quan hệ Việt Nam – Brazil rất tốt, Thủ tướng mong bà con kiều bào tại đây sẽ là cầu nối đưa người nhà, người thân sang đây học tập, làm ăn, sinh sống.
“Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là tài sản của đất nước. Mỗi kiều bào là một đại sứ, là cầu nối quan trọng trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai nước”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Thủ tướng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil thực hiện tốt nhiệm vụ, gắn kết với bà con kiều bào, phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, "tắt lửa tối đèn có nhau", bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài.
Trong đó, Đại sứ quán cần sớm thúc đẩy hình thành Hội Người Việt Nam tại Brazil, xây dựng cộng đồng người Việt tại Brazil đoàn kết, phát triển, luôn hướng về quê hương, đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là luôn quan tâm tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và đồng bào ta ở Brazil nói riêng, bộ phận không tách rời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Báo cáo thêm với Thủ tướng, Đại sứ Bùi Văn Nghị cho biết, khu vực Nam Mỹ còn rất nhiều tiềm năng trên mọi lĩnh vực, trong đó có Suriname (quốc gia có diện tích nhỏ nhất thuộc Nam Mỹ, nói tiếng Hà Lan).
Vừa qua Đại sứ đã trình quốc thư ở Suriname và sang đó "nhìn chỗ nào cũng thấy có thể làm ra tiền" nhưng ít người sang. Đây là vùng đất rất phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam vì họ rất cần lao động.
Hiện có 700 - 800 người Nghệ An, Hà Tĩnh làm nghề đánh cá tại đây và đều đã phát triển rất nhanh thành các ông chủ. Đất nước này cũng rất cần vốn, dân số rất ít nên cần lao động, trong khi tài nguyên phong phú, sông ngòi nhiều. Suriname có tiềm năng về khai thác thủy hải sản rất lớn để xuất khẩu sang Hà Lan do được hưởng cơ chế thuế 0%.
Nước này cũng có rừng rất phong phú, nếu có thể đưa được người Việt và các doanh nghiệp sang để xuất khẩu gỗ đi châu Âu rất thuận lợi.
“Chúng tôi đã trao đổi với phía bạn, trước mắt có thể cung cấp 25 lao động sang thí điểm. Họ cũng hứa có thể đưa cả vợ con gia đình bố mẹ sang để yên tâm an cư lạc nghiệp”, Đại sứ cho hay.
" alt="Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là tài sản của đất nước"/>Thủ tướng: Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là tài sản của đất nước