Giải trí

Xòe Thái trở thành di sản tiếp theo của Việt Nam được UNESCO ghi danh

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-02-22 06:00:52 我要评论(0)

Đúng 17h11phút (Giờ Việt Nam) ngày 15/12/ 2021,òeTháitrởthànhdisảntiếptheocủaViệtNamđượgia vang ngaygia vang ngay hom naygia vang ngay hom nay、、

Đúng 17h11phút (Giờ Việt Nam) ngày 15/12/ 2021,òeTháitrởthànhdisảntiếptheocủaViệtNamđượgia vang ngay hom nay tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 16 của UNESCO diễn ra tại Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp, di sản Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là 1 trong 48 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này.

Thay mặt Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch và cộng đồng thực hành Nghệ thuật Xòe Thái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương và Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy, đại diện cộng đồng và chính quyền các cấp đã phát biểu đáp từ và cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của Nghệ thuật Xòe Thái, cám ơn Hội đồng thẩm định, các thành viên của Uỷ ban Liên Chính phủ, Ban thư ký đã làm việc tận tình để ghi danh di sản này của Việt Nam.

Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị hồ sơ tốt.

{ keywords}
 

Xòe là một loại hình vũ đạo của Việt Nam với những động tác biểu tượng cho các hoạt động của con người và được thực hành trong nghi lễ, văn hóa, đời sống, và công việc. Xòe được trình diễn trong các nhi lễ, đám cưới, lễ hội bản mường truyền thống và các hoạt động của cộng đồng.

Có ba loại Xòe: Xòe nghi lễ, Xòe vòng và Xòe trình diễn. Xòe nghi lễ và Xòe trình diễn được gọi theo tên các đạo cụ sử dụng, như Xòe khăn, Xòe nón, Xòe quạt, Xòe sạp, Xòe nhạc, Xòe gậy, và Xòe hoa. Xòe vòng phổ biến nhất, là màn đồng diễn mà người Xòe nối thành vòng tròn trong sự hòa đồng với tất cả mọi người.

Các động tác múa cơ bản của Xòe là tay giơ lên cao, mở ra, hạ xuống, nắm lấy tay người bên cạnh cùng bước chân nhịp nhàng. Người hơi ưỡn ngực, lưng ngả về phía sau. Mặc dù các động tác múa đơn giản, nhưng biểu trưng cho khát vọng về sức khỏe và hòa hợp của cộng đồng. Những động tác múa uyển chuyển hòa với âm nhạc của các nhạc cụ như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính.

Những nhạc cụ cùng với bài hát, trang phục áo cóm, âm thanh phát ra từ trang sức bạc đeo quanh thắt lưng của người phụ nữ Thái. Xòe được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình, các đội văn nghệ, trường học. Xòe trở thành biểu tượng của lòng hiếu khách và như là một dấu ấn văn hóa quan trọng của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam.

Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam đáp ứng những tiêu chí sau để ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại:

1.Di sản Xòe Thái đi kèm cùng với âm nhạc của các nhạc cụ như tính tẩu, kèn loa, khèn bè, trống, chiêng, chũm chọe, pí pặp, bẳng bu, mák hính. Cộng đồng người Thái cùng nhau gánh vác trách nhiệm và có vai trò khác nhau trong việc tổ chức thực hành Xòe. Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể là nhạc công trong các cuộc Xòe. Xòe được chuyển giao từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng tới tất cả mọi người với mọi lứa tuổi và giới tính khác nhau. Trẻ em học Xòe từ ông bà, cha mẹ. Các thầy cúng truyền dạy Xòe cho các con nuôi. Các nghệ nhân và những người thực hành Xòe còn truyền dạy trong các đội văn  nghệ, các trường phổ thông và trường nghệ thuật. Xòe phản ánh thế giới quan và vũ trụ quan của người Thái, được trình diễn vào dịp Tết đến xuân về, trong lễ hội, các cuộc vui, liên hoan. Xòe Thái cởi mở cho tất cả mọi người không kể tuổi tác, giới tính, địa vị xã hội, nghề nghiệp và tộc người. 

2.Ở cấp độ địa phương, sự ghi danh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Xòe Thái, cũng như về di sản văn hóa nói chung của cộng đồng. Sự ghi danh sẽ thúc đẩy trách nhiệm trao truyền di sản giữa các thể hệ và thực hành di sản trong đời sống đương đại. Ở cấp độ quốc gia, sự ghi danh sẽ nâng cao nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của những truyền thống vũ đạo tương tự trong các vùng khác ở Việt Nam. Sự ghi danh cũng sẽ tăng thêm niềm tự hào về bản bản sắc văn hóa và phát huy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam. Sự ghi danh khẳng định chính sách bảo vệ và tôn trọng các biểu đạt văn hóa. Ở cấp độ quốc tế, sự ghi danh sẽ nâng cao tầm nhìn về di sản văn hóa phi vật thể nói chung. Sự ghi danh tăng cường đối thoại giữa các đội văn nghệ và cộng đồng người Thái. Sự ghi danh cũng góp phần làm cho nhiều biểu đạt sáng tạo văn hóa được chú trọng.

3.Các biện pháp bảo vệ được cộng đồng người Thái tiến hành một cách sâu rộng tại bốn tỉnh, nỗ lực của họ trong việc thành lập các đội văn nghệ và đóng góp cho công tác nghiên cứu và xuất bản sách về di sản. Các nghệ nhân truyền đạt tri thức về Xòe cho người học và nỗ lực khôi phục một số điệu Xòe. Chính phủ đã thông qua và sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa, có cả một chương về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Chính phủ vinh danh các nghệ nhân và hỗ trợ về mặt tài chính, hợp tác tổ chức ngày hội văn hóa, hội diễn, và hội thi. Nhiều biện pháp bảo vệ được đề xuất, bao gồm truyền dạy thông qua hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy, nghiên cứu, kiểm kê và tư liệu hóa. Tất cả các biện pháp đều có sự hợp tác với các nghệ nhân và người thực hành. Những người đại diện cộng đồng cũng tham gia vào quá trình xây dựng hồ sơ ghi danh và nhận diện, đề xuất các biện pháp bảo vệ.

4.Hồ sơ đề cử thể hiện sự tham gia rộng rãi của cộng đồng trong nghiên cứu, tư liệu hóa và kiểm kê vào năm 2017-2018 và sau đó sửa lại hồ sơ vào năm 2019 và có sự tham gia của cộng đồng trong việc chỉnh sửa. Quá trình làm hồ sơ có sự tham gia của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, kết hợp với đại diện của các đội văn nghệ ở các làng bản, huyện, thị trấn trong bốn tỉnh. Bản cam kết đồng thuận của cộng đồng được triển khai  rộng rãi, phản ánh sự tham gia đông đảo của các cộng đồng, nhóm người và cá nhân liên quan.

5.Những thành tố khác nhau của di sản Xòe được đưa vào trong Danh mục kiểm kê quốc gia vào những năm 2014 và 2016. Di sản được đưa vào Danh mục kiểm kê của Ngân hàng dữ liệu của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam vào năm 2016. Ngân hàng dữ liệu được cập nhật hàng năm dựa vào những số liệu của các dự án di sản văn hóa phi vật thể trong Chương trình mục tiêu quốc gia với sự tham gia của cộng đồng địa phương.

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. 

Hiện tại, Việt Nam có 8 Di sản thế giới được UNESCO ghi danh. Trong số đó có 5 Di sản văn hoá, 2 Di sản tự nhiên và 1 Di sản hỗn hợp.

Các di sản thiên nhiên gồm: Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long. Các di sản văn hóa gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ. Di sản hỗn hợp duy nhất là Quần thể danh thắng Tràng An.

 

Tình Lê

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất chiêm trũng, nghèo túng, bố mẹ chạy ăn từng bữa mới đủ nuôi con học hành.

Bù lại, ông trời phú cho tôi nhan sắc nổi bật, nước da trắng hồng. Năm 15 tuổi, tôi được nhiều trai làng dập dìu tán tỉnh.

Có nhà sang đánh tiếng, đặt cơi trầu, đợi tôi đủ tuổi là cưới về cho con trai. Tất nhiên gia đình tôi khéo léo từ chối.

{keywords}
 

Bố mẹ muốn con gái sớm thoát ly được cảnh bần hàn bằng con đường học vấn. Dù cực nhọc đến đâu, hai người chưa bao giờ để tôi phải nghỉ học 1 ngày.

Sớm hiểu tâm tư đó, suốt 12 năm phổ thông, tôi luôn đứng đầu lớp, đạt được nhiều thành tích và học bổng ở trường. Năm đó tôi đỗ đại học với số điểm cao nhất nhì khóa. Chuyên ngành tôi học là nhà hàng, khách sạn.

Ngày tiễn con lên Hà Nội, bố mẹ làm mâm cơm, kính cáo tổ tiên, dặn dò tôi gắng phấn đấu, đừng để cuộc sống nơi phố thị phồn hoa làm sao nhãng việc học.

Đến năm thứ 3, mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Tôi dần bị những thứ hào nhoáng lôi cuốn. Thay vì nghiên cứu bài vở trên giảng đường, tôi ngày đêm mơ tưởng đến cuộc sống phú quý, nghĩ cách kiếm tiền mua son phấn, quần áo làm đẹp.

Biết mình có nhan sắc, tôi chăm chút ngoại hình, hi vọng kiếm được tấm chồng giàu có. Tôi lên các tụ điểm ăn chơi, nơi nhóm con nhà giàu hay lưu tới.

Tôi quen Đức - con trai duy nhất của một công ty lớn chuyên về đá quý. Anh tỏ ra ga lăng, săn đón tôi hết mực. Một số người rỉ tai tôi về quá khứ thay người yêu như thay áo của Đức vì vậy tôi khá dè dặt, không vồ vập khi được vị thiếu gia quan tâm.

Những bó hoa, món quà đắt tiền Đức tặng đều được tôi gửi lại. Có lẽ chính sự kiêu kỳ, lạnh lùng của tôi khiến Đức càng quyết tâm cưa đổ đối phương. Trước sự tấn công dồn dập của Đức, tôi tìm cách né tránh.

Sau lần bị tai nạn, nằm viện gần 1 tháng, anh khiến tôi xiêu lòng khi nhiệt tình chăm sóc.

Đức thổ lộ, anh từng chơi bời nhưng đến độ tuổi này, anh khao khát có mái ấm gia đình và tôi chính là người anh muốn gắn bó.

Yêu nhau 3 tháng, Đức không hề đòi hỏi tôi vượt quá giới hạn. Đôi lúc tôi thấy xấu hổ vì trước đã hiểu lầm con người anh.

Đưa anh ra mắt bạn bè, ai cũng khen tôi giỏi, lựa chọn được chồng tương lai ấm áp lại chu đáo. Anh chưa bao giờ tiếc tôi bất cứ thứ gì, túi xách, quần áo cho đến nữ trang…

Ngày sinh nhật tôi, Đức bí mật sắp xếp một không gian lãng mạn, đưa tôi đến. Đức tặng tôi chiếc nhẫn kim cương và thủ thỉ cầu hôn. Trái tim tôi như vỡ òa vì hạnh phúc.

Tôi thầm nghĩ, vậy là ngày mình bước chân vào gia đình giàu có bề thế đã thật gần. Đêm đó, tôi không giữ gìn, trao thân cho anh.

Tỉnh giấc vào sáng hôm sau, tôi vòng tay ôm lấy anh nũng nịu. Bất ngờ Đức đẩy tôi ra, rút trong ví xấp tiền và vỉ thuốc.

“Em dễ dàng thế này từ đầu có phải tốt hơn không? Để anh mất mấy tháng hao tâm tổn sức. Bình thường anh chỉ mất 2 ngày để tán 1 cô gái, em làm anh phải mất 5 tháng.

Anh mua sẵn thuốc tránh thai khẩn cấp, em uống đi. Số tiền kia là thù lao cho đêm qua”, Đức trơ trẽn nói.

Nghe những lời đó từ miệng Đức thốt ra, tôi xây xẩm mặt mũi. Hóa ra, anh chưa bao giờ từ bỏ tật xấu phong lưu. Tôi chỉ như món đồ, anh sẵn sàng dùng đủ mọi cách mua về.

Tất cả những gì anh thể hiện chỉ là màn kịch, đưa tôi vào bẫy tình. Đạt được mục đích, Đức sẵn sàng rũ bỏ không thương tiếc.

Đau đớn, tôi ném xấp tiền vào mặt kẻ bỉ ổi. Đức quay lưng bỏ đi, mặc tôi bẽ bàng với giấc mộng làm dâu nhà hào môn.

Sự lừa dối của Đức là cú sốc lớn, giờ tôi bi quan cùng cực. Xin hãy cho tôi lời khuyên?

Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt="Tâm sự của gái trẻ sau đêm trao thân cho thiếu gia Hà thành" width="90" height="59"/>

Tâm sự của gái trẻ sau đêm trao thân cho thiếu gia Hà thành

{keywords}Luật sư Đỗ Hải Bình, Đoàn luật sư TP.HCM

Cuối năm 2017, ông Erik đưa đơn ra toà ly hôn. Theo ông, Loan chỉ thích tiền của chồng chứ không có tình yêu. “Cô ta xem tôi như một cái máy ATM, thích rút tiền lúc nào thì rút”, người chồng ngoại quốc nói.

Ông dẫn chứng, Loan nói mất xe bốn lần để được mua mới nhưng không mua. Chuyện làm ăn đang thuận lợi thì bảo hụt vốn để được chồng đưa tiền. Người vợ này còn nói đặt vé đi du lịch cho hai vợ chồng và xin tiền mua nhà nhưng đều là nói dối.

“Vợ chồng phải hỗ trợ nhau tài chính nhưng cách cô ấy làm là lừa dối và để moi tiền của tôi”, ông Erik bức xúc.

Loan cũng đồng ý ly hôn và tìm đến luật sư Đỗ Hải Bình, Đoàn luật sư TP.HCM để được tư vấn cách phân chia tài sản. Cô cho biết, ban đầu ông Erik chiều vợ, đầu tư tiền cho chị làm ăn, chi tiêu trong gia đình và thường xuyên tặng vợ những món đồ đắt tiền.

Sau đó, ông cắt hết, chuyển hết lương của mình vào tài khoản cá nhân. Loan muốn tiêu gì, làm gì phải trình bày lý do và phải hợp lý mới được chấp nhận.

“Lương ông ấy hơn 100 triệu đồng/tháng nhưng không đưa cho tôi giữ. Trước đám cưới, ông ấy nói sẽ đưa tiền để tôi gửi về cho ba mẹ ở quê mà không làm”, người vợ quê Trà Vinh chia sẻ.

Để đối phó, Loan nghĩ đến việc mất xe, mua nhà, đi du lịch hay chuyện làm ăn... để chồng đưa tiền. Sau hơn một năm phải nghĩ cách để chồng đưa tiền cô cảm thấy chán nản, nhưng nếu ly hôn lại sợ bị cắt tài chính.

Luật sư Bình cho biết, câu chuyện ly hôn của vợ chồng Loan nhanh chóng được toà chấp nhận, vì cả hai đồng thuận và không có gì ràng buộc nhau.

Sau ly hôn, Loan tìm đủ cách níu kéo chồng để được cấp hộ chiếu qua Pháp và có thêm tiền, còn ông Erik thì muốn ở Việt Nam và muốn có người bầu bạn, chở đi đây đó. 

Vì vậy hiện nay, dù trên giấy tờ họ không phải là vợ chồng, nhưng vẫn hẹn hò, gặp gỡ nhau. 

Nam kỹ sư quyết ly hôn vì vợ cai sữa sớm cho con

Nam kỹ sư quyết ly hôn vì vợ cai sữa sớm cho con

Ban đầu, biết lý do chồng muốn ly hôn, chị Hiền tìm luật sư nhờ hiến cách hàn gắn. Sau đó, chính chị lại là người đưa đơn ra tòa.

" alt="Kỹ sư hàng không tâm sự khi bị vợ xem như máy ATM" width="90" height="59"/>

Kỹ sư hàng không tâm sự khi bị vợ xem như máy ATM

Bảo tàng là nơi tốt nhất để mọi người có thể đến để học hỏi, tự trang bị cho mình những kiến thức phổ thông nhưng mấy lần bạn gặp các ngôi sao,  thương gia, chính khách... ở đó?

Xem lại Bài 1: Người Việt ưa giao lưu bằng nắm đấm

Vẫn biết rằng phát triển kinh tế thì nhanh và dễ hơn phát triển văn hóa nhưng chẳng nhẽ người ta cứ mải làm giàu mà không cần xây dựng cho mình những kiến thức tối thiểu về văn hoá nghệ thuật, hình như họ không có nhu cầu tự nâng mình lên.

Sự chênh lệch của khoảng cách giàu nghèo thì ai cũng nhìn thấy nhưng sự chênh lệch giữa tiền bạc và văn hóa thì ít người biết đến. 

Giảm bớt điều này chắc chắn cũng là một yếu tố tạo ra sự ổn định xã hội. Chả lẽ người ta cứ làm giàu, cứ giàu, cứ sôi sục chạy theo vật chất, cứ sống mà không cần quan tâm đến chất lượng sống. Sống không chỉ là chuyện thọ yểu và có bao nhiều tiền mà là sống thế nào.

{keywords}Học Sinh tham quan bảo tàng. Ảnh: Đại học văn hóa

Con người luôn có 2 phần hồn và xác, thân và tâm, thân thể và tâm hồn. Thân thể cần được nuôi dưỡng ngày 3 bữa cơm, mệt mỏi ốm đau thì thuốc men, đói ăn khát uống. Tâm hồn cũng vậy, cũng cần nuôi dưỡng, tâm hồn cũng đói khát nhưng chỉ khác với thân thể ở chỗ tâm hồn cần thức ăn tinh thần chứ không thể mổ tim, cắt não ra rồi đổ bát phở tái nạm gầu gân 2 trứng hoặc cao lương mỹ vị vào để cho tâm hồn no nê được.

Để làm đẹp, làm giầu có tâm hồn thì phải đọc sách, xem tranh, nghe nhạc, kho tàng cổ nhạc của dân tộc cũng như thế giới.  Phải có niềm vui khi đi thư viện, khi tới bảo tàng. Phấn đấu để có một đời sống tinh thần vương giả mới khó chứ còn chỉ lao theo vật chất, hùng hục kiếm tiền, coi tiền là lẽ sống, tôn thờ chủ nghĩa vật chất, luôn dán đồng tiền lên đỉnh đầu thì thật tội nghiệp. Hình như những người có tiền ở Việt Nam không hề có nhu cầu tự học hỏi để nâng tầm văn hóa của mình lên thì phải. Mà xin lỗi khi họ tự học hỏi để nâng văn hóa của họ lên, họ có một đời sống tinh thần đẹp hơn lên thì ấm vào thân họ trước.

Nhìn những người có tiền ở Việt Nam thật đáng thương, cũng uống rượu  nhiều tuổi, cũng phì phèo xì gà, xe hơi đời mới, nhà cao to lênh khênh kiểu cách kiến trúc lẩu thập cẩm, 5 cha 3 mẹ  tí Pháp tân cổ điển lai tí Ý, tí Ả rập…thế mà chơi toàn gỗ lũa, sư tử đá theo mẫu Lion King, đồ gốm Tầu rởm, nghe nhạc sến, treo tranh chép tranh nhái hoặc tranh đá quý (thực ra là đá rải đường nhuộm phẩm màu).

Còn một số những người rất rất nhiều tiền, những chủ doanh nghiệp to thì sao? Thử hỏi những ông bà chủ buôn đất, chủ resort hotel, chủ gỗ, chủ gạch, chủ sữa, chủ nhà băng ấy mấy đời nữa mới biết chia sẻ cho xã hội thông qua sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật, tài trợ in sách kinh điển, tài trợ cho những tài năng âm nhạc, các chương trình âm nhạc, sân khấu thể nghiệm, xây dựng bảo tàng…

{keywords}
Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh: dantri

Bảo tàng là nơi tốt nhất để mọi người có thể đến để học hỏi, tự trang bị cho mình những kiến thức phổ thông nhưng giả sử  bạn có mặt ở các  bảo tàng, Bảo tàng Lịch Sử, Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Dân tộc học trong một ngày thì thử hỏi có mấy lần bạn gặp các nghệ sỹ, các ngôi sao,  các thương gia, các chính khách ở đó. Huống hồ là người lao động bình thường. Các bảo tàng ở Việt Nam vẫn chỉ là điểm cho khách du lịch nước ngoài.

Tại sao lại chỉ đặt ra chỉ số tăng trưởng về kinh tế mà không có chỉ số tương tự về văn hóa. Một số hội thảo quốc tế gần đây có đề cập đến chỉ số Hạnh phúc quốc gia– Gross National Happiness ( GNH) trong đó giá trị văn hóa là một yếu tố.

Văn hóa không chỉ là phương tiện để phát triển kinh tế bền vững mà suy cho đến cùng thì nó là mục đích của phát triển kinh tế. Từ một cá nhân, một gia đình, một doanh nghiệp cho đến một quốc gia cũng vậy. Người ta lao động vất vả, kiếm tiền, giàu hơn và cuối cùng là để đạt được, phải đạt được một đời sống tinh thần giàu có hơn, vương giả hơn, một mặt bằng văn hoá cao hơn, một cuộc sống chất lượng hơn và đẹp hơn.

Gần 40 năm đổi mới, kinh tế đất nước đã phát triển lên một bậc nhưng để văn hoá phát triển lên dù nửa bậc thì có lẽ gấp đôi, gấp ba khoảng thời gian đó cũng chưa chắc đã đủ nhưng dẫu sao thì cũng phải bắt đầu.

Ấy là chưa kể được là về kinh tế nhưng lại mất môi trường, mất di sản, mất văn hóa thì có bõ được không? có nhất thiết phải được theo kiểu đó không? có nên đánh đổi như vậy không? Mất vật chất thì còn hy vọng có lại nhưng mất tinh thần, mất văn hóa, mất truyền thống là mất hết.

Lê Thiết Cương  

Chương trình hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" sẽ trở lại với công chúng yêu nhạc vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Trong suốt 7 năm bền bỉ đến với công chúng yêu nhạc, dù một năm duy nhất (năm 2014) bị gián đoạn, "Điều còn mãi" sẽ lại tiếp tục đến với công chúng yêu nhạc thông qua các tác phẩm khí nhạc, thanh nhạc của các nhạc sỹ gạo cội trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.

Trở lại năm 2016, hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi 2016" dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn do báo VietNamNet tổ chức với sự đồng hành của Tổng đạo diễn, NSƯT Nguyễn Trí Dũng, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi, người nhiều năm qua sống và chỉ huy dàn nhạc tại Macedonia.

Các ca sĩ như Đăng Dương, Tùng Dương, Hồng Vy, Lê Anh Dũng, Thành Lê, Dàn hợp xướng ĐHSPNT Trung ương sẽ đồng hành cùng "Điều còn mãi 2016".

Các tác phẩm được lựa chọn biểu diễn trong chương trình bao gồm: Quốc ca Việt Nam (Tác giả: Văn Cao; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Chào mừng (Tác giả Trọng Bằng; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam; Đàn bầu: Bùi Lệ Chi); Người là niềm tin tất thắng (Tác giả Chu Minh; Biểu diễn: Tùng Dương); Cảm xúc Tháng Mười (Tác giả Nguyễn Thành & Tạ Hữu Yên; Biểu diễn: NSƯT Hồng Vy); Bốn bức tranh (Tác giả Đặng Hữu Phúc; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Tình ca Tây Bắc (Tác giả Bùi Đức Hạnh; Biểu diễn: Lê Anh Dũng); Hồ trên núi (Tác giả Phó Đức Phương; Biểu diễn Tùng Dương); Bạch Đằng Giang (Tác giả Trần Mạnh Hùng; Biểu diễn: Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Chào sông Mã anh hùng (Tác giả Xuân Giao; Biểu diễn: Đăng Dương); Quảng Bình quê ta ơi ( Tác giả Hoàng Vân; Biểu diễn: Thành Lê); Tình yêu của Biển (Tác giả Phú Quang; Biểu diễn: Solo Flute NSƯT Diệu Hồng & Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam); Dáng đứng Việt Nam (Tác giả Nguyễn Chí Vũ; Biểu diễn: Lê Anh Dũng).

Kết thúc chương trình sẽ là bài Đất nước trọn niềm vui (tác giả Hoàng Hà), Dàn hợp xướng ĐHSPNT TW – các Ca sỹ và Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam.

                                                   " alt="Đại gia Việt thích 'chém gió' hơn đi nhà hát, bảo tàng?" width="90" height="59"/>

Đại gia Việt thích 'chém gió' hơn đi nhà hát, bảo tàng?