Nhận định Lyon vs Dijon, 2h00 ngày 29/8
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Inter Milan vs Bologna, 2h45 ngày 16/1 -
Chưa địa phương nào ban hành đủ văn bản triển khai 3 luật bất động sản mớiPhương Liên Chưa địa phương nào ban hành đủ văn bản triển khai 3 luật bất động sản mới(Dân trí) - Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, đến nay chưa có địa phương nào ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Một số địa phương chưa ban hành văn bản nào để triển khai thực hiện.
Làm rõ trách nhiệm trong việc chậm ban hành văn bản triển khai Luật Đất đai
Chiều nay (8/10), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Phó Thủ tướng đánh giá, 3 luật trên có liên quan chặt chẽ, mật thiết đến việc triển khai các nhiệm vụ, dự án cụ thể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng. Mục tiêu tháo gỡ khó khăn, đề ra một số chủ trương, chính sách mới để tạo nguồn lực phát triển, trong đó có thị trường bất động sản, bảo đảm chế độ chính sách về nhà ở.
Chính phủ đã cùng với các địa phương xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản theo thẩm quyền 15 nghị định và 2 quyết định của Thủ tướng, không có thông tư nào bị chậm ban hành.
Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, đến ngày 7/10, chưa có địa phương nào ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Một số địa phương chưa ban hành văn bản nào để triển khai thực hiện.
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các địa phương làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm ban hành các quyết định theo thẩm quyền, mức độ ảnh hưởng ra sao đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, việc huy động nguồn lực đất đai, vận hành của thị trường bất động sản, việc thực hiện cơ chế, chính sách về nhà ở...
Phó Thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần đề xuất rõ những khó khăn, vướng mắc cần Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng tháo gỡ, giải quyết. Các bộ, ngành, cơ quan phải có trách nhiệm chung tay hướng dẫn các địa phương tháo gỡ, giải quyết.
Mục tiêu cuối cùng là tăng tốc để hoàn thành việc ban hành các văn bản thi hành 3 luật đáp ứng yêu cầu hết sức cấp bách, cần thiết của cuộc sống nhằm tháo gỡ khó khăn, đưa ra những chính sách tốt hơn.
50 địa phương chưa ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở
Đối với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức thi hành hai luật này, nhất là việc ban hành các văn bản quy định chi tiết.
Thời gian qua, Bộ Xây dựng cũng có nhiều văn bản hướng dẫn đôn đốc các bộ, ngành, địa phương khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 2 luật theo thẩm quyền.
Bộ đã có 7 văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao tại Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.
Theo ông Sinh, báo cáo mới nhất của các địa phương cho thấy đã có 13 địa phương ban hành các văn bản quy định chi tiết Luật Nhà ở. Hiện còn 50 địa phương chưa ban hành. Trong đó, 10 địa phương đã hoàn thiện việc xây dựng và đang trình UBND tỉnh xem xét, ban hành và 40 địa phương đang trong quá trình xây dựng hoặc đang trình lấy ý kiến thẩm định của sở tư pháp.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tập trung xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều văn bản chủ động đôn đốc, hướng dẫn địa phương tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai.
Theo ông Ngân, đến nay đã có 50/63 tỉnh, thành phố đã ban hành một số văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Tuy nhiên, chưa có địa phương nào ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Một số địa phương chưa ban hành văn bản nào để triển khai thực hiện.
Trong 50/63 tỉnh, thành phố đã ban hành văn bản, chỉ có tỉnh Hải Dương ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong luật. Các địa phương còn lại nội dung ban hành chủ yếu liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quy định về hạn mức giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, điều kiện tách thửa hợp thửa…
Có 13 tỉnh, thành chưa ban hành văn bản gồm Cao Bằng, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Nông, Tiền Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau, Phú Yên, Bình Phước và An Giang.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá sau thời gian 2 tháng thi hành, với các quy định mới của Luật Đất đai, bước đầu cho thấy các chính sách mới đã mang lại hiệu quả như phân cấp, phân quyền về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, xác định giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… đã tạo được sự đồng thuận của đa số người dân, cộng đồng doanh nghiệp và sự thống nhất của các cơ quan từ trung ương đến địa phương.
"> -
Những điều ít biết về nữ ứng viên tổng thống sáng giá của đảng Dân chủThanh Thành Những điều ít biết về nữ ứng viên tổng thống sáng giá của đảng Dân chủ(Dân trí) - Bà Kamala Harris đã nổi lên như một ứng cử viên hàng đầu cho cuộc đua tranh cử tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ sau quyết định lịch sử rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 của Tổng thống Joe Biden.
Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ tuyên bố rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 vào ngày 21/7, chấm dứt nhiều tuần áp lực từ bên trong nội bộ đảng Dân chủ ngay sau màn trình diễn gây thất vọng của ông tại cuộc tranh luận đầu tiên với đối thủ Donald Trump hôm 27/6.
Và điều gây chú ý hơn nữa là Tổng thống Biden nhanh chóng tuyên bố ủng hộ "phó tướng" - Phó Tổng thống Kamala Harris trở thành ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ.
Theo một cuộc thăm dò không chính thức về các đại biểu của hãng tin AP,bà Harris đã giành được hơn 2.500 sự ủng hộ của đại biểu đảng Dân chủ, vượt xa con số 1.976 phiếu cần thiết để giành vé ứng cử tổng thống của đảng trong những tuần tới.
Về mặt kỹ thuật, các đại biểu này vẫn có thể thay đổi quan điểm, nhưng không ứng viên nào khác nhận được bất kỳ phiếu ủng hộ nào trong cuộc khảo sát của AP; 54 đại biểu nói vẫn chưa quyết định.
"Hôm nay tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ và tán thành hoàn toàn của mình để Kamala trở thành ứng cử viên của đảng chúng tôi năm nay. Các nhà dân chủ - đã đến lúc đoàn kết lại và đánh bại ông Trump. Hãy làm điều này", ông Biden nhấn mạnh.
Động thái này của ông Biden mở ra cơ hội lớn nữa cho bà Harris, người phụ nữ da màu và là người gốc Nam Á đầu tiên giữ chức phó tổng thống Mỹ. Nếu trở thành ứng cử viên đảng Dân chủ và đánh bại ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, bà sẽ là người phụ nữ đầu tiên giữ chức tổng thống Mỹ.
Nữ Phó Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử Mỹ
Bà Harris sinh ngày 20/10/1964 tại Oakland, bang California, Mỹ. Trong tiếng Phạn, "Kamala" có nghĩa là "hoa sen" và bà luôn tự hào với nguồn gốc Ấn Độ đó của mình.
Cả cha mẹ bà đều hoạt động trong phong trào dân quyền. Người mẹ, bà Shyamala Gopalan, là người Ấn Độ và cha của bà, Donald Harris, một người gốc Jamaica, đã gặp nhau tại Đại học California và kết hôn. Họ ly hôn năm 1972 khi Harris và chị gái còn nhỏ. Sau đó, bà Harris được mẹ nuôi dưỡng và người mẹ được coi là người có ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc đời của bà. Bà Shyamala đã nuôi dạy các con gái rằng thế giới sẽ luôn coi họ là phụ nữ da màu, và đó cũng là cách bà tạo dựng hình ảnh của mình hiện nay.
Năm 1986, bà Harris tốt nghiệp cử nhân Khoa học Chính trị và Kinh tế tại Đại học Howard, một trường đại học đầu tiên được thành lập dành cho phụ nữ da màu ở Washington. Năm 1989, bà tốt nghiệp trường Luật Hastings của Đại học California.
Một năm sau, bà thi đậu và gia nhập văn phòng công tố quận Alameda với tư cách trợ lý luật sư quận. Kể từ đó, bà bắt đầu dấn thân vào con đường chính trị, từng bước trở thành người phụ nữ đầu tiên và cũng là người da màu đầu tiên giữ chức tổng chưởng lý California - luật sư hàng đầu và quan chức thực thi pháp luật tại tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ.
Năm 2014, bà kết hôn với ông Doug Emhoff, một người đàn ông Do Thái sinh ra ở Brooklyn, New York, và cùng nhau nuôi dưỡng 2 con riêng của ông Douglas là Cole và Ella.
Bước ngoặt chính trị lớn nhất đến với bà vào năm 2020 khi bà được ông Biden lựa chọn là người đồng hành tranh cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng, một sự lựa chọn mang tính lịch sử đã đưa bà trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên được chọn làm ứng viên phó tổng thống cho một đảng lớn.
Từ đó, bà từng bước giúp ông Biden đánh bại ông Trump lên nắm quyền ở Nhà Trắng. Và cái tên Harris tiếp tục làm nên lịch sử khi trở thành nữ phó tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Với chiếc ghế phó tổng thống, bà Harris được giao nhiệm vụ giám sát các vấn đề khó khăn bao gồm vấn đề di cư ở biên giới phía nam, quyền bầu cử và phá thai. Bà đã có mặt thường xuyên trong chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Biden, thường xuyên cảnh báo cử tri về những tác động mà một tổng thống đảng Cộng hòa sẽ gây ra đối với việc tiếp cận phá thai.
Với tư cách là Chủ tịch Thượng viện, bà Harris đã phá kỷ lục gần 200 năm qua với lần thứ 32 bỏ phiếu phá vỡ thế hòa phiếu tại Thượng viện Mỹ và chủ trì buổi xác nhận lịch sử về vị trí thẩm phán tòa án tối cao cho bà Ketanji Brown Jackson, người phụ nữ da màu đầu tiên trong lịch sử của Tòa án Tối cao Mỹ.
107 ngày đếm ngược
Giờ đây, ở tuổi 60, bà Harris đang được nhiều người coi là ứng viên tổng thống sáng giá nhất của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2024 sau những gì đã làm trên cương vị phó tổng thống Mỹ dưới thời ông Biden.
Trong một tuyên bố hôm 21/7, bà Harris cho biết "rất vinh dự khi nhận được sự tán thành của Tổng thống và đặt mục tiêu giành được đề cử này".
"Trong năm qua, tôi đã đi khắp đất nước, nói chuyện với người Mỹ về sự lựa chọn rõ ràng trong cuộc bầu cử quan trọng này", bà Harris nói. "Và đó là những gì tôi sẽ tiếp tục làm trong những ngày và tuần tới. Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đoàn kết đảng Dân chủ và đoàn kết đất nước chúng ta để đánh bại ông Trump và chương trình nghị sự cực đoan của Dự án 2025 của ông ấy", bà Harris nói.
Bà Harris cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Tổng thống Biden, gọi quyết định từ bỏ cuộc đua năm 2024 của tổng thống là "hành động vị tha và yêu nước".
Nhưng theo các chuyên gia, vấn đề đặt ra là khi chỉ còn chưa đầy 4 tháng nữa là đến cuộc bầu cử, bà Harris thực sự cảm thấy mình ở vào tình thế khốc liệt và đường đến Nhà Trắng với bà được dự đoán sẽ rất gian nan.
"Chúng ta có 107 ngày cho đến ngày bầu cử. Chúng ta sẽ chiến đấu cùng nhau và sẽ cùng nhau giành chiến thắng", bà nhấn mạnh.
Theo CBS News, AFP"> -
Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ việc người nước ngoài ở nhà ở xã hộiDương Tâm Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ việc người nước ngoài ở nhà ở xã hội(Dân trí) - Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ việc nhiều người nước ngoài thuê và sinh sống lâu dài trong khu nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp tại 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.
Cụ thể, Bộ này vừa có Văn bản 5524 và Văn bản 5526 gửi UBND tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh đề nghị kiểm tra, làm rõ và giải quyết vụ người nước ngoài thuê và sinh sống lâu dài trong nhà ở xã hội, loại hình nhà ở ưu đãi dành cho người thu nhập thấp.
Văn bản nêu rõ, Khoản 15, Điều 75, Nghị định số 100 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ và giải quyết, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật và báo cáo kết quả giải quyết trước ngày 3/10.
Trước đó, có thông tin phản ánh về tình trạng nhiều người nước ngoài sống trong các dự án nhà ở xã hội tại Bắc Giang, Bắc Ninh - nơi theo quy định là dành cho công nhân, người thu nhập thấp.
Ngày 13/8, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn ký Quyết định số 946 điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024. Theo quyết định, UBND tỉnh Bắc Ninh bổ sung 2 cuộc kiểm tra do Sở Xây dựng Bắc Ninh thực hiện vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024.
Cụ thể là nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Quế Võ - Golden Park do Công ty TNHH MTV Công trình Kim Xương Trí là chủ đầu tư và Dự án Khu nhà ở xã hội siêu thị bán lẻ hàng điện máy và đồ điện gia dụng, tạp hóa tại thị trấn Phố Mới, thị xã Quế Võ do Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản và Thương mại Kinh Bắc làm chủ đầu tư.
Đoàn kiểm tra tập trung kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản; đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà; quản lý sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư. Thời kỳ kiểm tra từ khi khởi công xây dựng công trình đến ngày công bố quyết định kiểm tra. Thời gian kiểm tra dự kiến trong quý III và quý IV.
Trước đó, theo kế hoạch được chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, trong năm 2024, ngành Thanh tra Bắc Ninh thực hiện 71 cuộc thanh tra tại 184 đơn vị. Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm.
Ngày 26/9 UBND tỉnh Bắc Giang cũng đã có văn bản giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bên liên quan xem xét, kiểm tra, xử lý vi phạm nếu có.
">