Nhà báo Trần Đăng Tuấn vừa viết thư ngỏ gửi các cấp lãnh đạo của thành phố Nam Định về việc phá bỏ nhà máy Dệt đã tồn tại rất nhiều năm ở đây.
Mấy ngày nay,àbáoTrầnĐăngTuấngửithưngỏvụphánhàmáyDệtNamĐịgirl xinh dư luận và người dân Nam Định đang xôn xao và tiếc nuối về việc Thành phố Nam Định quyết định phá bỏ nhà máy Dệt Nam Định - nhà máy một thời lừng lẫy cả xứ Đông Dương…
Nhà báo Trần Đăng Tuấn từng theo học tại trường Lê Hồng Phong - Nam Định. |
Trên trang cá nhân, hôm qua, 6/7, nhà báo Trần Đăng Tuấn - nguyên PTGĐ Đài THVN đã viết một thư ngỏ rất dài gửi lãnh đạo thành phố Nam Định về việc này. Bức thư ngỏ thu hút gần 3000 lượt like, gần 200 lượt chia sẻ và vô số bình luận.
Ông Tuấn cho rằng, suốt hơn một thế kỷ qua, nhà máy Dệt Nam Định là nơi gắn liền với cuộc sống của hàng triệu người dân Thành Nam, gắn liền với hồi ức về các giai đoạn lịch sử, thời thuộc địa và thời độc lập, thời chiến và thời bình. Trong nhiều thế hệ, cuộc sống của đa số các gia đình người dân Thành phố Nam Định gắn liền với thăng trầm của nhà máy. Lịch sử nhà máy Dệt Nam Định là lịch sử thu gọn của giai cấp công nhân Việt, với tất cả những vất vả, hy sinh, bi tráng, hào hùng. Không chỉ người dân Nam Định mà người dân các vùng khác nhau của đất nước có những hồi ức, kỷ niệm và tình cảm sâu đậm với nhà máy Dệt và Thành phố Dệt.
Theo kiến nghị của nhà báo Trần Đăng Tuấn: "Ngoài nhà bảo tàng nhà máy Dệt và các địa điểm khác có ý nghĩa lịch sử, khi tiếp tục di dời phần còn lại của nhà máy, xin giữ lại một phần các xưởng máy ở trạng thái hiện nay. Khu các xưởng máy này kết nối với nhà bảo tàng và các địa điểm khác sẽ thành quần thể bảo tàng về nhà máy Dệt Nam Định. Khi có điều kiện sẽ gia cố và phục chế, để thành nơi tham quan, tìm hiểu, học tập, làm bối cảnh cho các tác phẩm điện ảnh liên quan đến công xưởng, công nhân Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử trước đây"
Nhà báo Trần Đăng Tuấn tin rằng, tại địa điểm Nhà Máy Dệt cũ, dù có xây dựng khu hành chính, khu đô thị, khu thương mại hay các công trình văn hoá - xã hội khác, thì phần các xưởng máy cũ được giữ lại là điểm nhấn lịch sử quý giá, sẽ trực tiếp và gián tiếp tác động vào hoạt động kinh tế - văn hoá - xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho Thành phố và cho nhà đầu tư. Đó không chỉ là lợi ích tinh thần, mà bao gồm cả lợi ích vật chất.
Bích Ngọc