Cách đây ít lâu, một thanh niên 30 tuổi (Cà Mau) đã nhập Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng dương vật bị sưng tấy, nhiễm trùng vì tiêm silicone. Người bệnh cho biết đã tự tiêm thuốc do bạn mang về từ Thái Lan, không rõ chất gì, để tăng kích cỡ. Thời gian đầu, bộ phận sinh dục to lên nhưng dần chuyển sang sưng cứng, đau nhức.
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng cho biết, dương vật bệnh nhân đã nhiễm trùng, xơ hóa. Ê-kip phẫu thuật đã cắt lọc toàn bộ mô silicone, tái tạo lại bộ phận sinh dục cho người thanh niên. Silicone là chất cấm dùng trong y khoa. Những biến chứng gặp phải khi tiêm chất này vào dương vật là xơ hóa, co rút dương vật, không thể quan hệ và gây đau đớn…
Vậy khi nào cần tăng kích cỡ “cậu nhỏ”? Bác sĩ Dũng cho biết, theo các nghiên cứu, kích thước cơ quan sinh dục ở nam khi cương tối đa khoảng 11-14cm, chu vi từ 8-9,5cm là bình thường. Nếu kích thước dương vật giảm khoảng 2,5 lần so với tiêu chuẩn mới được xem là dương vật nhỏ. Khi đó, y khoa mới cho phép tân tạo để tăng chiều dài và kích thước dương vật.
Ngoài ra, việc tái tạo còn được chỉ định cho bệnh nhân bị tổn thương, mất đoạn dương vật do ung thư, tai nạn; bệnh nhân bị tai nạn mất hoàn toàn dương vật. Việc tái tạo cơ quan sinh dục nam phải đảm bảo 2 yếu tố: chức năng và thẩm mỹ.
Một số người bệnh lầm tưởng, việc tăng kích thước dương vật có thể khắc phục rối loạn cương, xuất tinh sớm và có thể khiến người phụ nữ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, cơ quan sinh dục của phụ nữ mặc dù có sự co giãn nhất định nhưng chiều dài âm đạo chỉ khoảng 16-18 cm, không phải 20-25cm như nam giới suy nghĩ.
Để tránh các biến chứng nghiêm trọng từ việc "độ hàng", bác sĩ Dũng khuyến cáo, người bệnh nên đến các bệnh viện hoặc cơ sở y tế được cấp phép hợp pháp; danh mục kỹ thuật tạo hình cơ quan sinh dục phải được cơ quan quản lý y tế phê duyệt; bác sĩ phải có chứng chỉ hành nghề. Đặc biệt, chỉ khi Hội đồng khoa học bệnh viện cho phép mới được thực hiện can thiệp cơ quan sinh dục.
Bác sĩ Dũng cho biết, qua quan sát và tìm hiểu, ông nhận thấy truyền thông cũng có vai trò trong trào lưu “độ hàng” ở nam giới. Những quảng cáo trên mạng xã hội, bác sĩ Google, các cơ sở y tế không phép… có thể gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe, chức năng sinh lý, thể chất và tâm lý cho người bệnh.
B.D
Sau đó lực lượng CSGT huyện Bác Ái đã có mặt khámnghiệm hiện trường vụ tai nạn. Nạn nhân được xác định là Thượng sĩ Pi Năng Duẫn(SN 1984), thuộc công an huyện Bác Ái đang trong thời hạn nghỉ công tác để chữabệnh.
Thượng sĩ Pi Năng Duẫn đã được đưa về nhà để lomai tán.
Vợ anh Duẫn là Pi Năng Thị Ngôn (SN 1989) đang làsinh viên Đại học Nông Lâm kể, hai người vừa cưới được 5 tháng và hứa hẹn phảiđợi chị học xong đại học mới sinh con.
Hiện trường vụ tai nạn |
PGS.TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, cho biết hẹp bao quy đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư dương vật - bệnh lý khá thường gặp trong Nam học.
Bệnh về bao quy đầu chia làm 2 dạng: hẹp bao quy đầu (da quy đầu trùm kín phần đầu “cậu nhỏ” và không lộn xuống được hoặc lộn khó khăn, lộn bị chặt, có vòng thắt) và dài da bao quy đầu (da bao quy đầu dài trùm quy đầu, có thể dùng tay lộn được).
Người bệnh rất dễ bị viêm nhiễm vùng quy đầu, viêm niệu đạo, khó khăn trong quan hệ, nghẹt da quy đầu, nguy hiểm hơn là có nguy cơ bị ung thư dương vật cao hơn người bình thường.
Bác sĩ khuyên, ngay khi con trai còn nhỏ, bố mẹ nên lộn phần quy đầu dương vật vệ sinh hằng ngày cho trẻ. Khi phát hiện hẹp bao quy đầu, dài da bao quy đầu gây khó vệ sinh hay viêm nhiễm…, hãy đến gặp bác sĩ Nam khoa ở cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị.
Đau tinh hoàn dữ dội
Theo bác sĩ Nguyễn Đăng Kiên, Trung tâm Nam học, nhiều nguyên nhân dẫn đến đau tinh hoàn như viêm hay chấn thương. Tuy nhiên, nếu đau dữ dội, bệnh nhân đừng quên nghĩ đến xoắn tinh hoàn.
Khi bị xoắn tinh hoàn, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng bìu, thường là đau đột ngột, có thể đau dữ dội ở bên bìu có chứa tinh hoàn bị xoắn. Cơn đau có thể lúc tăng lúc giảm nhưng sẽ không biến mất hoàn toàn.
Các triệu chứng khác của xoắn “hạt cà” như: Sờ vào tinh hoàn cảm thấy đau chói; Sưng một bên bìu; Buồn nôn và nôn; Đau bụng; Một bên tinh hoàn cao hơn tinh hoàn khác; Sốt, chóng mặt; Có lẫn máu trong tinh dịch.
Bệnh thường gặp nhất ở 10 - 25 tuổi. Đây là một cấp cứu nam khoa, bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm để bảo tồn tinh hoàn theo đúng tính chất chạy đua với thời gian.
Nếu được xử lý trước 6 giờ thì tinh hoàn có khả năng phục hồi là 83%, trước 10 giờ tỷ lệ này giảm xuống 70%; sau 10 giờ khả năng giữ lại được tinh hoàn chỉ còn 10%.
Khi xuất hiện đau tinh hoàn, đặc biệt khi có cơn đau tại tinh hoàn đột ngột, hãy tới ngay bệnh viện có chuyên khoa nam học hoặc bệnh viện gần nhất. Hãy nhịn ăn để có thể phẫu thuật cấp cứu khi cần thiết, bác sĩ Kiên khuyên.
Chảy dịch mủ đầu dương vật
Đây là biểu hiện không nên bỏ qua và cần đi khám nam học ngay. Hầu hết biểu hiện này do nhiễm khuẩn gây ra như: lậu, chlamydia, nhiễm khuẩn tiết niệu…
Bệnh thường lây nhiễm do quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung đồ lót với người mắc bệnh. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm bàng quang, nhiễm khuẩn huyết, vô sinh…
Bệnh có thể xuất hiện kèm các triệu chứng như: chảy mủ đầu “cậu nhỏ”; xuất tinh máu; ngứa quanh lỗ miệng sáo, dọc niệu đạo; đau khi dương vật cương cứng.
Bác sĩ Kiên khuyên người bệnh trước khi đi khám nên nhịn tiểu ít nhất 6 giờ để có kết quả xét nghiệm chính xác.
Bầm tím dương vật
Sau quan hệ tình dục hay bị tác động (bẻ, va chạm thể thao, giao thông, sinh hoạt) mà “của quý” tím bầm, rất có thể nam giới đã bị gãy “súng”.
Vỡ vật hang (gãy “súng”) có thể khiến người bệnh mất cương cứng, đau khi cương. Người bị nặng còn có thể không còn khả năng quan hệ tình dục, biến dạng gấp khúc dương vật, hình thành các mảng xơ cứng…
Là một cấp cứu ngoại khoa, khi thấy 4 biểu hiện sau tại “cậu nhỏ”, hãy đến bệnh viện ngay để được xử trí sớm: Bầm tím, sưng nề; đau; bị vẹo lệch, biến dạng; tiểu đau, buốt, rát, tiểu ra máu, xuất tinh ra máu.
Sờ không đủ số lượng tinh hoàn
Chỉ có 1 hoặc không có “hạt cà” nào trong bìu là dấu hiệu bất thường. Ẩn tinh hoàn có thể bị vô sinh, ngay cả khi chỉ bị ẩn tinh hoàn 1 bên. Bên tinh hoàn bị ẩn có nhiều nguy cơ tiềm tàng, thậm chí ung thư.
Sáu tháng sau sinh, nếu sờ tinh hoàn của trẻ mà thấy vẫn chưa xuống bìu, cha mẹ hãy đến nghĩ đến phẫu thuật hạ tinh hoàn cho trẻ, tốt nhất nên điều trị khi trẻ dưới 2 tuổi.
Ở độ tuổi trưởng thành, hạ tinh hoàn không mang nhiều giá trị về mặt chức năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn, mục đính chính chỉ để giảm nguy cơ ung thư và các biến chứng khác.
Thanh Hiền
" alt=""/>5 dấu hiệu bất thường ở 'cậu nhỏ' cần đi khám ngay