Ngoài đỉnh Bragg, tia năng lượng gây tổn hại tế bào không đáng kể và giúp giữ các mô khỏe mạnh không bị ảnh hưởng. Đây là lý do phương pháp proton có hiệu quả sinh học tương đối cao hơn so với tia X và tia gamma truyền thống, giúp kiểm soát, giảm các tác dụng phụ trên bệnh nhân.
Nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng được tiến hành bởi Bệnh viện Mount Elizabeth Novena Singapore đã bước đầu chứng minh xạ trị proton phù hợp trong điều trị ung thư nhi khoa. Các khối u ở trẻ em sẽ được hưởng lợi từ PBT vì nó có thể làm giảm đáng kể các tác dụng phụ cấp tính và lâu dài như: bất thường về tăng trưởng, biến chứng thần kinh, giảm chỉ số IQ, tác dụng phụ về tim, phổi và ruột, giảm khả năng sinh sản và các khối u ác tính thứ phát.
Bệnh nhân đang điều trị với máy xạ trị Proton.
Các khối u hệ thần kinh trung ương, khối u mũi - xoang, nền sọ và các khối u xương đã được kiểm chứng thành công khi ứng dụng PBT. Điều trị khối u tái phát ở các vị trí đã xạ trước đó cũng có thể được lợi từ PBT. Đối với những bệnh nhân trên, việc lựa chọn phác đồ cá nhân hóa cho từng trường hợp sẽ phụ thuộc vào thể trạng cũng như đáp ứng của bệnh nhân trong điều trị.
Lợi ích của phương pháp PBT bao gồm: giảm thiểu phơi nhiễm xạ đến các mô lành; giảm liều điều trị, rút ngắn thời gian xạ, điều trị cho trường hợp tái phát đã qua phác đồ xạ trị thường quy; giảm nguy cơ ung thư thứ phát, cải thiện sức khỏe và hồi phục cho bệnh nhân.
Điểm khác biệt giữa xạ Proton và xạ thông thường.
Xạ proton được áp dụng điều trị cho các trường hợp: ung thư não, ung thư đầu - mặt - cổ, ung thư gan, ung thư hạch lympho, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư cột sống và mô mềm - sarcoma.
Các bước tiến hành
Bệnh viện Mount Elizabeth Novena được chọn làm nơi tiên phong đưa vào ứng dụng mô hình tích hợp xạ trị proton. Bệnh viện đã xây dựng một khu xạ riêng biệt, tọa lạc khu trung tâm Novena để cung cấp dịch vụ xạ trị cá nhân hóa chất lượng cao và nâng cao trải nghiệm của bệnh nhân.
Bệnh viện Mount Elizabeth Novena, Singapore.
Các bước bao gồm:
Làm CT định vị: đây là bước đầu tiên giúp xác định tình trạng bệnh nhân. Máy quét sẽ thông qua hình ảnh đa chiều 3D và các chỉ số sinh trắc học để dựng nên mô hình giả lập vị trí chính xác của khối u. Một quy trình đặc biệt sẽ được thực hiện để đảm bảo và điều chỉnh vị trí. Việc thiết lập không chính xác sẽ ảnh hưởng đến đỉnh Bragg, vì vậy bước đầu tiên này mang ý nghĩa rất quan trọng.
Sau đó, bác sĩ xạ tiến hành lập kế hoạch điều trị với đội ngũ các chuyên gia đo liều và chuyên gia vật lý để phân bổ liều tốt nhất nhằm đạt được độ bao phủ tốt nhất đến khối u trong khi giảm liều xạ trị đến các mô bình thường. Điều này giúp đảm bảo chất lượng điều trị cho bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị. Các chuyên gia cũng có thể trao đổi với người bệnh về việc lên kế hoạch dinh dưỡng hoặc những phương pháp điều trị dự phòng.
Quá trình điều trị: sau khi bác sĩ xạ trị thông qua phác đồ và kế hoạch xạ trị, người bệnh sẽ được tiến hành điều trị. Mỗi người có một phác đồ cá nhân hóa, trong đó, lượng tia điều trị, mức năng lượng cũng như vị trí xạ sẽ được thiết kế riêng nhằm đem lại lợi ích điều trị tối ưu. Trong quá trình điều trị, các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế lên kế hoạch theo dõi, tư vấn cũng như ở bên người bệnh từ ngày đầu tiên cho đến buổi xạ cuối cùng.
Máy xạ trị Proton tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena Singapore.
Phương pháp xạ PMT hứa hẹn đem lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân ung thư, nhất là việc giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế rủi ro cũng như các tác dụng phụ đến mức thấp nhất có thể.
Liên hệ văn phòng đại diện tập đoàn y tế IHH Singapore tại TPHCM để được hỗ trợ.
Địa chỉ: tòa nhà Charmington La Pointe, Block B, tầng 3, căn hộ số 311, số 181 Cao Thắng (nối dài), phường 12, quận 10, TPHCM.
Hỗ trợ 24/7: (84) 0983 949 702
Tel: (84) 28. 3636 5991 - 028. 3636 5994
Email: hochiminh.vn@ihhhealthcare.com
" alt=""/>Bệnh viện Mount Elizabeth Novena Singapore ứng dụng công nghệ mới trong điều trị ung thưNhiều năm gắn bó với nghề điều dưỡng ở bệnh viện FV.
Cô học trò sợ máu và kim tiêm bén duyên ngành y
Cuối cấp 3, khi chăm sóc chị gái nhập viện phẫu thuật, chị Hiền từng ám ảnh trước cảnh những người bệnh đau đớn vì bệnh tật. Chị đặc biệt ấn tượng khi chứng kiến từng y bác sĩ dốc sức, dốc lòng chăm sóc chị mình cùng nhiều bệnh nhân khác khỏe lên, và mỗi khi bóng dáng chiếc áo blouse trắng xuất hiện lại nhận được rất nhiều sự tin yêu của bệnh nhân, đã thôi thúc cô học trò nuôi bệnh năm đó vượt qua nỗi sợ kim tiêm, vết máu, quyết định thi vào ngành y sau này.
Có lẽ nghề điều dưỡng đã chọn chị khi thiếu đúng 1 điểm để vào ngành y, song lại dư điểm để học điều dưỡng và được miễn học phí 3 năm. "Không muốn việc học của mình là gánh nặng cho gia đình, tôi đã chọn nghề điều dưỡng như một cơ duyên", chị Hiền chia sẻ.
Vào top 5 sinh viên khoa điều dưỡng có điểm tốt nghiệp cao nhất khóa, ra trường năm 1995, chị Hiền được chọn làm việc tại một bệnh viện công ở TPHCM. Song, bước ngoặt lớn nhất đến với chị Hiền bắt đầu từ năm 2003, khi bén duyên cùng Bệnh viện FV .
Biến thách thức thành cơ hội phát triển sự nghiệp
Khi bước chân vào FV, chị Hiền nhận ra rằng sự chênh lệch về trình độ giữa một điều dưỡng viên được đào tạo trong nước và yêu cầu khác biệt ở môi trường quốc tế như FV là thách thức lớn. Song đó cũng là cơ hội cho bước phát triển nghề nghiệp của một điều dưỡng viên ham học hỏi như chị.
Theo đuổi chính sách chú trọng phát triển sức mạnh nội tại, Bệnh viện FV đã mời nhiều chuyên gia, bác sĩ nước ngoài về đào tạo chuyên môn cho toàn bộ y bác sĩ. Đó là điều may mắn nhất với những nhân viên mới như chị Hiền. Cũng từ những khóa đào tạo đó, chị hiểu rằng ngoài giỏi kỹ năng hành nghề, người điều dưỡng cần phải xem mình như một chuyên gia tâm lý, cần nạp đủ năng lượng lạc quan cho bản thân, từ đó mới truyền cảm hứng tích cực đến người bệnh và người nhà bệnh nhân.
Người truyền năng lượng lạc quan đến bệnh nhân
Trong suốt 20 năm làm việc tại Bệnh viện FV, chị Hiền đã trải qua nhiều khoảnh khắc khó quên với những bệnh nhân mình chăm sóc. Trong đó, có kỷ niệm với một nữ bệnh nhân mà chị gặp từ lúc cô chưa biết bệnh, xinh đẹp và đầy sức sống, đến khi nhận kết quả ung thư, rồi hóa xạ trị, phẫu thuật, di căn và tái phát. Bệnh nhân đã giấu gia đình và âm thầm một mình về Việt Nam điều trị với những nỗi sợ và phải chịu những cơn đau bất thường, khiến chị nhiều lần bật khóc nức nở.
Nhiều lúc bệnh nhân không chịu dùng thuốc, không ăn uống, bỏ mặc bản thân tiều tụy. Là một điều dưỡng cận kề bệnh nhân, chị Hiền xem người bệnh như người thân, người bạn tâm giao; dành thời gian tâm sự, trò chuyện, làm điểm tựa cho cô ấy. Sau nhiều lần được chị Hiền khuyên nhủ, bệnh nhân đã chịu gặp lại chồng và người thân. Bỏ qua mặc cảm vì một bên ngực phải cắt bỏ, mái tóc dài ngày nào đã không còn, bệnh nhân dần vui vẻ hòa nhập lại cuộc sống.
Gắn bó với nghề suốt 30 năm, chị Hiền tâm niệm dù người bệnh có đứng trước cửa tử, điều dưỡng phải luôn truyền được năng lượng lạc quan, giúp bệnh nhân gạt bỏ cảm giác lo lắng, sợ hãi, bình tĩnh đón nhận cuộc sống phía trước. Với chị Hiền, những việc làm như: nhắc nhở giờ uống thuốc, đút từng muỗng cháo, thay quần áo, cắt móng tay, chải tóc gọn gàng cho người bệnh... dù nhỏ nhưng cần thiết, giúp bệnh nhân ấm lòng hơn vì cảm nhận được sự quan tâm ấm áp.
Nguồn cảm hứng để đồng nghiệp nỗ lực làm nghề
Nhắc về đồng nghiệp hơn 20 năm của mình tại FV, nữ điều dưỡng Phạm Thị Thanh cho biết: "Dù đã là quản lý, chị Hiền vẫn dành phần lớn thời gian để thăm hỏi bệnh nhân. Không chỉ theo sát hỗ trợ, chị còn là chỗ dựa, là nguồn cảm hứng để đồng nghiệp nỗ lực làm nghề".
Còn bà Lee Poh Lian, Giám đốc Điều dưỡng, quản lý của chị Hiền chia sẻ: "Khi bệnh nhân ung thư nhiễm Covid-19, nguy cơ đe dọa tính mạng rất cao, khiến họ hoảng sợ. Là điều dưỡng trưởng khi đó, chị Hiền đã khiến tôi phải suy nghĩ nhiều hơn về việc phải tạo ra môi trường sống tích cực cho bệnh nhân ung thư. Chị ấy đã túc trực chăm sóc, trấn an tâm lý, giúp bệnh nhân ung thư cùng các đồng nghiệp sống lạc quan và vượt qua Covid-19".
Gần 3 thập kỷ gắn bó với nghề, trên cương vị mới của mình là Phó giám đốc Điều dưỡng Bệnh viện FV, chị Hiền đã đồng hành cùng đội ngũ quản lý xây dựng quy trình làm việc chuẩn mực, đào tạo chuyên sâu kỹ thuật quản lý giường bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện FV .
Nghiêm khắc nhưng linh hoạt trong xử lý tình huống, khả năng thuyết phục trong quản lý giúp chị trở thành người kết nối đội ngũ mỗi khi có căng thẳng xảy ra trong ca trực. Chị nhận được nhiều tình cảm và sự tôn trọng đặc biệt của đồng nghiệp bởi thái độ làm việc chuyên nghiệp, tận tụy.
"Niềm vui của bệnh nhân khi khỏi bệnh, cái nắm tay cảm ơn của người nhà bệnh nhân; niềm hạnh phúc vỡ òa của đội trực khi cấp cứu bệnh nhân thành công, sự tin tưởng, khích lệ của lãnh đạo bệnh viện… là động lực to lớn để tôi và đồng đội nỗ lực mang đến những điều tốt đẹp nhất có thể cho bệnh nhân và hoàn thành tốt vai trò của mình", chị Hiền xúc động nói.
" alt=""/>Nữ điều dưỡng gần 30 năm truyền cảm hứng, sự lạc quan cho bệnh nhânVấn đề chăm sóc và dinh dưỡng góp một phần rất quan trọng trong cuộc chiến với bệnh tật của người mắc ung thư gan giai đoạn cuối (Ảnh: Getty).
Thực phẩm giàu protein
- Bệnh nhân bị xơ gan và ung thư gan nên có chế độ dinh dưỡng giàu protein, với khoảng 1,2g protein/kg trọng lượng cơ thể. Tốt nhất nên sử dụng lượng protein này từ nguồn gốc thực vật để hạn chế hấp thu chất béo và cholesterol từ động vật.
- Một số loại thực vật chứa protein cao gồm có: súp lơ xanh, ngô ngọt, khoai tây, đậu lăng, măng tây, đậu hà lan, củ cải trắng, đậu bắp… và đặc biệt là các loại nấm.
Thực phẩm giàu axit amin
- Axit amin rất có lợi cho bệnh nhân ung thư gan vì giúp khôi phục khối lượng nạc của cơ thể, cải tạo trao đổi chất, kích thích quá trình tái tạo gan.
- Các loại thực phẩm giàu axit amin như: ngũ cốc, các loại đậu, các loại hạt, các loại tảo biển, sữa, trứng, cá…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
- Cơ thể bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối thường thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, B, C và E.
- Các loại thực phẩm có hàm lượng vitamin A, B, C và E cao như: các loại rau ăn lá, các loại củ: cà rốt, khoai tây, trái cây và các loại hạt.
Thực phẩm chứa magie và trytophan
- Magie và trytophan là các nguyên tố vi lượng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm, qua đó hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị ung thư gan giai đoạn cuối.
- Một số thực phẩm giàu magie là: hoa quả khô, lúa mì, vừng, hẹ, rong biển…
- Một số thực phẩm giàu tryptophan gồm có: thịt gà, sữa, thịt bò, chuối tiêu...
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối nên kiêng một số thực phẩm như:
- Bệnh nhân ung thư gan nói chung và ung thư gan giai đoạn cuối nói riêng không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ động vật. Nếu cần sử dụng trong nấu nướng nên thay thế bằng dầu thực vật.
- Cần hạn chế những loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như: nội tạng động vật, lòng trắng trứng.
- Kiêng thực phẩm giàu chất béo như: khoai tây chiên, thức ăn nhanh vì chúng tạo thêm gánh nặng cho gan trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Không ăn thực phẩm có hàm lượng muối cao vì sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư gan và gây tích tụ dịch trong gan của bệnh nhân.
- Tuyệt đối không tiêu thụ thức uống có cồn vì chúng khiến gan phải làm việc rất căng thẳng.
Chế độ vận độngvà sinh hoạt
- Vận động nhẹ nhàng.
- Luyện tập thể dục vừa sức để tăng cường sức khỏe.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
- Vệ sinh chân sonde dạ dày và chân canuyn hằng ngày ( nếu có).
- Tái khám khi có dấu hiệu sốt cao, đau nhiều, khó thở, nôn nhiều… hay bất cứ dấu hiệu sức khỏe bất thường khác.
" alt=""/>Chăm sóc bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối như thế nào?