
Theo ông Đồng, chính sách pháp lý thường đi sau diễn biến thị trường, nhưng gần đây các nhà xây dựng chính sách tại Việt Nam đang hoàn thiện xây dựng chính sách để có khung pháp lý nhằm phát triển lĩnh vực mới là kinh tế số.
Theo các chuyên gia, game (trò chơi trực tuyến), nhất là game mobile là một trong những điểm sáng trong ngành nội dung số. Ông Đồng dẫn một thống kê cho thấy, cứ 25 game mobile được tải lên các kho ứng dụng thì có 1 game của Việt Nam. Còn trong 10 game mobile được chơi nhiều nhất thì có khoảng 5-6 trò chơi đến từ Việt Nam.
 |
Tọa đàm xây dựng chính sách pháp luật thúc đẩy sự phát triển của trò chơi trực tuyến tại Việt Nam trên nền tảng trực tuyến. |
Ông Dương Vi Khoa, Phó Chủ tịch Hội thể thao điện tử giải trí Việt Nam đánh giá, thị trường game Việt Nam đang phát triển nhanh và mạnh, một phần nhờ tác động từ các chính sách và yếu tố hỗ trợ từ cơ quan quản lý, chẳng hạn việc cho phép thể thao điện tử thi đấu chính thức đã thúc đẩy ngành này.
Còn theo ông Nguyễn Thành Trung, CEO Sky Mavis, cha đẻ game blockchain đình đám Axie Infinity, năm 2021 cho thấy những tác động mạnh mẽ của game blockchain tới thị trường và mang đến làn gió mới để đưa game Việt Nam ra toàn cầu.
Theo ông Trung, Việt Nam hiện là quốc gia có phong trào cũng như năng lực mạnh trong game blockchain thế giới. Nhưng ông cho rằng đáng chú ý nhất đó là việc các doanh nghiệp game Việt Nam đã thay đổi cách tiếp cận, bắt đầu tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm và giới thiệu ra thị trường thế giới.
Đồng quan điểm này, ông Dương Vi Khoa nhận định rằng Việt Nam là quốc gia được đánh giá cao trong việc phát hành game trong khu vực, nhiều game hạng A trên thế giới có sự góp mặt của Việt Nam. Tuy nhiên, sự chuyển mình đáng chú ý trong vài tháng qua là các doanh nghiệp startup bắt đầu kết hợp với nhau để phát triển và phát hành các trò chơi điện tử thay vì chỉ gia công cho các hãng game lớn trên thế giới.
“Trong 6 tháng qua, có hơn 100 game ra đời đang được phát hành trên thị trường. Đây là điều đáng mừng”, ông Khoa nói.
Dù có tiềm năng của các ngành game lại đối mặt với nhiều rào cản, trong đó có những vấn đề pháp lý đối với doanh nghiệp. “Khung pháp lý vẫn chưa đủ theo kịp thực tế và rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam phải đăng ký thành lập ở Singapore, đóng thuế ở đây thay vì ở Việt Nam. Đây là một thiệt thòi”, ông Đồng nói.
Ngoài ra, ông Dương Vi Khoa và ông Nguyễn Thành Trung cũng nêu một thực tế khác là các chính sách hiện hành có thể gây ra vấn đề bảo hộ ngược, khi doanh nghiệp Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các quy định để phát hành trong nước, nhưng các trò chơi trực tuyến khác lại không chịu sự ràng buộc trên nền tảng số.
Với tiềm năng và những hiệu quả mà ngành này mang lại, các chuyên gia cho rằng việc xây dựng hệ thống chính sách với trò chơi trực tuyến là cần thiết, có thể phát triển các doanh nghiệp và thị trường game tại Việt Nam.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Quang Đồng, sức nóng của tài sản số trong thời gian qua cũng tạo ra nhiều lo lắng khi chưa có hành lang pháp lý rõ ràng liên quan đến việc phát hành tài sản số, tiền số. Điều này sẽ nảy sinh tranh chấp, lừa đảo người dùng, nhất là những người mới có thể sập bẫy chiêu trò dưới dạng phát hành đồng tiền số nhằm thu hút nhà đầu tư không có kinh nghiệm cùng hàng loạt vấn đề gian lận tài chính trên môi trường số.
Duy Vũ

Địa điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài phải lắp camera giám sát 24/24
Từ tháng 2/2022, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng phải có thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong điểm kinh doanh 24/24h và lưu trữ dữ liệu 180 ngày.
" alt="Nhiều doanh nghiệp game Việt Nam phải thành lập và đóng thuế ở Singapore"/>
Nhiều doanh nghiệp game Việt Nam phải thành lập và đóng thuế ở Singapore
Số liệu: Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc giai đoạn tháng 8/2017 đến tháng 7/2019.Trong các chỉ số thành phần, Việt Nam có cải thiện vượt bậc ở Chỉ số Hạ tầng viễn thông (tăng 31 bậc), cải thiện ở Chỉ số Nhân lực (tăng 3 bậc) và tụt hạng đáng kể ở Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (giảm 22 bậc).
Ở các chỉ số thành phần, Việt Nam hiện được đánh giá cao ở Chỉ số Tham gia điện tử (xếp hạng 70/193 quốc gia) cùng những nỗ lực của ngành Thuế khi thực hiện kê khai thuế điện tử, thanh toán điện tử và hải quan điện tử.
Với Chỉ số Dịch vụ trực tuyến của địa phương và Chỉ số Dữ liệu mở (xếp hạng 97/193 quốc gia), Việt Nam chỉ thuộc nhóm quốc gia ở mức trung bình.
Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), báo cáo trên chưa phản ánh đầy đủ những nỗ lực của Việt Nam trong khoảng thời gian từ tháng 8/2019 tới nay. Mục tiêu của Bộ TT&TT là đưa Việt Nam tăng 10 bậc trên bảng xếp hạng về Chính phủ điện tử trong giai đoạn tới.
Tình hình phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam
Đối với xếp hạng chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2019, top 5 cơ quan dẫn đầu hiện đang là Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ TT&TT, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước.
 |
Xếp hạng chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, cơ quan ngang Bộ năm 2019. Số liệu: Bộ TT&TT |
Ở khối các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhóm các địa phương dẫn đầu gồm có Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Bình Dương, Quảng Ninh và TP.HCM.
Tính đến tháng 7/2020, Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước (TSLCD) đã kết nối đến 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 96% quận, huyện, thị xã.
Với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP), đến tháng 7/2020, đã có 21 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 55 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có LGSP, đạt tỷ lệ 82,61%.
 |
Xếp hạng 8 tỉnh dẫn đầu về chỉ số đánh giá tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019. Số liệu: Bộ TT&TT |
Tính từ đầu năm 2019 đến hết tháng 7/2020, đã có tổng cộng 4,4 triệu giao dịch được thực hiện thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP). Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 7,6 nghìn giao dịch.
Theo ước tính của Bộ TT&TT, việc vận hành nền tảng NGSP đã giúp tiết kiệm 30.500 đồng với mỗi thủ tục hành chính được thực hiện. Nếu chỉ tính riêng dịch vụ liên thông khai sinh và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi, mỗi năm NGSP giúp tiết kiệm cho xã hội 48,8 tỷ đồng.
 |
Mục tiêu của Việt Nam là đến hết năm 2020, tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên cả nước đạt 30%. Số liệu: Bộ TT&TT |
Ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước trên toàn quốc đạt 88,53%. Tỷ lệ Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4 trung bình cả nước đạt 15,91%. Hiện có 9 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 11 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ DVCTT mức độ 4 trên 30%, trong đó Bộ Y tế và Bộ TT&TT đạt tỷ lệ 100% DVCTT mức độ 4.
Về An toàn, an ninh mạng, đến tháng 7/2020, 44% bộ, ngành, địa phương đã triển khai bảo vệ 4 lớp. Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã kết nối tới 38 SOC (Trung tâm Giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng) của các bộ, ngành, địa phương.
Các đề xuất để xây dựng Chính phủ số
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, trong năm qua, Chính phủ điện tử tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ. Một số nội dung của Chính phủ số như Trung tâm điều hành đô thị thông minh, Hệ thống báo cáo, phân tích số liệu cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh đã được triển khai thí điểm và bước đầu mang lại kết quả.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 diễn ra, nhiều nền tảng chuyển đổi số Việt Nam đã ra đời. Nhờ vậy, nhiều hoạt động họp tập, làm việc, mua sắm, khám chữa bệnh được đưa lên môi trường số, góp phần hình thành nên trạng thái bình thường mới.
 |
Sự xuất hiện của các nền tảng số Việt Nam trong nửa đầu năm nay đã giúp đưa cuộc sống bước vào trạng thái bình thường mới trong đại dịch Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt |
Người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân. Công cụ cho chuyển đổi số chính là các nền tảng. Mỗi tuần, Bộ TT&TT sẽ ra mắt các nền tảng Việt Nam để phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia.
Sau cùng, để biết việc chuyển đổi này có đi đúng hướng không, Bộ TT&TT sẽ ban hành bộ tiêu chí về chuyển đổi số, đo đạc tính hiệu quả và công bố xếp hạng chuyển đổi số.
Để thúc đẩy chuyển đổi số, Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hành chiến lược và chương trình chuyển đổi số năm 2020. Các nội dung Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử, Chính phủ số, Chính quyền số, Đô thị thông minh, Kinh tế số sẽ được đưa vào trong chiến lược này.
Về xây dựng hạ tầng số, Bộ TT&TT cho rằng nên kết hợp cả đầu tư và thuê dịch vụ. Bộ TT&TT sẽ chủ trình đề xuất trình Chính phủ ban hành hoặc ủy quyền cho Bộ TT&TT ban hành Bộ chỉ số chuyển đổi số Quốc gia cho các bộ, ngành, địa phương trong năm 2020. Bộ cũng đề nghị Thủ tướng cho phép xây dựng chiến lược Chính phủ số và chương trình hành động Chính phủ số.
 |
Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý về việc cần đạt mục tiêu hầu hết các DVCTT đều được cung cấp ở mức độ 4 vào năm 2021. Ảnh: Trọng Đạt |
Bộ TT&TT mong muốn Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đề nghị các bộ, ngành, địa phương dành ít nhất 1% ngân sách hàng năm chi cho ứng dụng CNTT. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị Chính phủ tăng thêm nhiệm vụ chuyển đổi số ngành và đổi tên đơn vị phụ trách CNTT của các bộ, ngành thành cục hoặc trung tâm chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, theo kiến nghị của Bộ TT&TT, các vùng kinh tế trọng điểm nên có một trung tâm chuyển đổi số cho khu vực. Đây sẽ là nơi đào tạo nhân lực chuyển đổi số, phát triển và giới thiệu các nền tảng chuyển đổi số, thí điểm chính sách mới, giới thiệu các mô hình thành công và là nơi tập trung các doanh nghiệp chuyển đổi số cho cả khu vực.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng mong muốn Chính phủ thống nhất nguyên tắc và giao Bộ TT&TT chủ trì các nền tảng dùng chung. Trên cơ sở đó, Bộ TT&TT đề nghị Thủ tướng giao cho Bộ việc kết nối hệ thống thanh toán hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến.
 |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về Chính phủ điện tử. Ảnh: VGP |
Tại buổi họp của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về Chính phủ điện tử. Với những vấn đề về thể chế còn chậm, còn thiếu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành cần sớm có biện pháp khắc phục ngay trong thời gian tới.
Trong số những vấn đề được Thủ tướng Chính phủ lưu ý, có việc xây dựng Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, Nghị định về định danh và xác thực điện tử, Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025. Thủ tướng cũng muốn có quy hoạch pháp luật về việc chia sẻ công khai, minh bạch các cơ sở dữ liệu hiện có.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý về việc cần đạt mục tiêu hầu hết các DVCTT đều được cung cấp ở mức độ 4 vào năm 2021. Để làm được điều này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT hàng tháng thống kê dữ liệu cung cấp DVCTT của từng bộ, từng tỉnh để có biện pháp triển khai.
Trọng Đạt

Bàn giải pháp đưa Việt Nam vào Top 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử
Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 có chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến hướng đến Chính phủ số - Mô hình và giải pháp công nghệ” sẽ diễn ra ngày 17/9 tại TP.HCM.
" alt="Việt Nam được đánh giá cao về phát triển Chính phủ điện tử"/>
Việt Nam được đánh giá cao về phát triển Chính phủ điện tử