当前位置:首页 > Công nghệ

Ngôn ngữ truyền hình vay mượn nhiều từ tiếng Anh

Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi: Tại sao lại sử dụng nhiều từ vay mượn tiếng Anh trong các chương trình truyền hình như vậy?ônngữtruyềnhìnhvaymượnnhiềutừtiếarsenal vs brighton Phải chăng kho từ vựng tiếng Việt quá nghèo nàn nên phải vay mượn nhiều đến thế?

Show, gameshow, thank you, style (xì - tai), teen, dancer, clip (cờ - líp), stress (xì – chét), ok…,đó là những từ mà chúng ta vẫn thường gặp khi theo dõi các chương trình truyền hình thực tế Việt Nam. Và dù muốn hay không thì khán giả truyền hình vẫn chấp nhận điều đó như một thực tế hiển nhiên.

{ keywords}
Các từ ngữ tiếng Anh có thể xuất hiện ở tên chương trình như Vietnam next top model, Vietnam Idol, The Voice, The Voice Kids, The Remix, The Face…, hoặc do người dẫn chương trình và ban giám khảo sử dụng

Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi: Tại sao lại sử dụng nhiều từ vay mượn tiếng Anh trong các chương trình truyền hình như vậy? Phải chăng kho từ vựng tiếng Việt quá nghèo nàn nên phải vay mượn nhiều đến thế?

Vẫn biết tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, việc vay mượn tiếng Anh là một điều tất yếu. Tuy nhiên, sử dụng các từ ngữ vay mượn như thế nào cho hợp lí lại là một vấn đề cần phải được quan tâm.

Trên báo đài và các phương tiện truyền thông đại chúng, ta vẫn thường được nghe đến vấn đề “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Thế nhưng, truyền hình – công cụ truyền thông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất - lại đang sử dụng số lượng từ ngữ vay mượn tiếng nước ngoài (đặc biệt là tiếng Anh) tương đối lớn.

Không khó để liệt kê ra các từ ngữ vay mượn tiếng Anh trên các chương trình truyền hình Việt Nam. Các từ ngữ đó có thể xuất hiện ở tên chương trình như Vietnam next top model, Vietnam Idol, The Voice, The Voice Kids, The Remix, The Face…, hoặc do người dẫn chương trình và ban giám khảo sử dụng.

Đành rằng, có những chương trình phải mua bản quyền nước ngoài, nên bên cạnh cái tên Việt, ta vẫn phải giữ tên bản quyền của chúng. Nhưng ngay cả ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình cũng bị “Anh hóa” như tên chương trình vậy.

Thay vì nói “cảm ơn”, họ lại nói “thank you”. Không sử dụng từ “vũ công”, họ dùng từ “dancer”. Và một loạt các từ ngữ khác như sexy, top, fashion, baby, fighting...

Đâu phải trong kho từ vựng tiếng Việt không có từ ngữ để thay thế.

Câu hỏi đặt ra là việc sử dụng những từ ngữ vay mượn như vậy có ảnh hưởng gì tới khán giả truyền hình hay không? Câu trả lời chắc chắn là “”.

Một trong những đặc trưng của truyền hình là tính đại chúng. Khán giả truyền hình rất phong phú và đa dạng, bao gồm mọi lứa tuổi, trình độ, nghề nghiệp khác nhau. Hãy thử tưởng tượng những người nông dân xem chương trình và họ bắt gặp quá nhiều từ vay mượn mà không hiểu nghĩa như thế này, họ còn muốn xem chương trình hay không? Còn giới trẻ và những người ở trình độ học thức cao hơn, xem và hiểu hết, nhưng một thực tế đang diễn ra là đôi khi chúng ta xem nhiều thành quen, sử dụng các từ tiếng Anh theo quán tính, thậm chí quên mất nghĩa của nó trong tiếng Việt.

Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng diễn tả bằng một từ bằng tiếng Anh rất dễ nhưng không biết gọi tên nó trong tiếng Việt như thế nào, và phải mất một khoảng thời gian nhất định để nhớ lại? Đơn giản như từ “xì chét” (stress), chắc hẳn bạn sẽ sử dụng và bắt gặp nó nhiều hơn là những từ “căng thẳng, mệt mỏi”.

Cứ theo xu hướng này, người Việt (đặc biệt là giới trẻ) sẽ sử dụng các từ ngữ vay mượn tiếng Anh nhiều hơn và công cuộc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Truyền hình vốn là một công cụ truyền thông mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng rất lớn trên mọi lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, xã hội… Bởi thế, truyền hình nên trở thành nơi đi đầu trong việc này - sử dụng các từ ngữ vay mượn tiếng nước ngoài nói chung và tiếng Anh nói riêng một cách hợp lý, chỉ những từ không thể thay thế bằng tiếng Việt mới sử dụng nhiều.

Sinh viên Lê Thị Mai Trang

分享到: