|
Zhu xem mặt 20 chàng trai trong một ngày. Ảnh: 163.com. |
Hẹn hò mù quáng
Zhu cho biết vì 2023 là năm hạn của cô nên cha mẹ hy vọng năm nay con gái có thể hoàn tất việc kết hôn. Những anh chàng tham gia buổi hẹn hò đều đến từ các ngôi làng gần đó, cả hai bên đều chưa từng biết mặt nhau.
Ngày xem mắt, cô dậy từ 7h sáng để tắm rửa, trang điểm nhẹ nhàng. Cô cho rằng đó là sự tôn trọng đối với những người mình sẽ gặp.
Từ 8h, những người đàn ông đầu tiên được bà mối đưa đến. Cuộc xem mắt kéo dài đến tận 17h chiều. Bà mối là người quyết định chàng trai nào sẽ đến và gặp vào thời gian nào.
Ngày hôm đó, cô đã gặp tổng cộng 20 chàng trai. Đến tối, khi gia đình Zhu đang ăn cơm, bà mối dắt đến thêm 2 chàng trai nữa nhưng cô từ chối nói chuyện.
Theo phong tục địa phương, cha mẹ của nhà trai cũng sẽ đến cùng. Vì cha mẹ hai bên đều có mặt nên những cuộc trò chuyện diễn ra khá ngượng ngùng.
"Chúng tôi chỉ trao đổi những thông tin cơ bản như tuổi tác, công việc, sở thích... Trừ một số người tôi cảm thấy có cảm tình sẽ nói chuyện lâu hơn, những cuộc nói chuyện khác thường kết thúc sau 10 phút", Zhu cho hay.
Sau cuộc trò chuyện, nếu có ấn tượng với chàng trai nào, cô nàng 23 tuổi sẽ chủ động xin số điện thoại và hẹn liên lạc để tìm hiểu thêm về nhau.
|
Những chàng trai được bà mối dẫn đến nhà Zhu. Ảnh: 163.com. |
"Tôi không có tiêu chuẩn cụ thể nào khi tìm kiếm đối tượng hẹn hò. Quan trọng là hai bên cảm thấy hợp nhau", Zhu nói.
Trước nhiều bình luận trái chiều trên mạng xã hội, cho rằng hình thức mai mối này không khác gì "tuyển phi" thời phong kiến, Zhu cố gắng không để tâm lý mình bị ảnh hưởng tiêu cực.
Cô nói rằng không phải vì muốn "làm giá" hay coi mình là cao sang hơn người khác, cô chỉ gặp mặt nhiều người để tiếp xúc và có cơ hội tìm được nửa kia phù hợp.
"Những buổi hẹn hò mù quáng như thế này không phải hiếm ở quê tôi, đều do phụ huynh và bà mối sắp xếp. Tôi không thích kiểu xem mặt này lắm, tuy nhiên cũng hiểu tâm lý của cha mẹ mong con sớm thành thân nên tôi không có ý định phản đối".
Áp lực hôn nhân
Tỷ lệ chênh lệch nam nhiều hơn nữ đang gây sức ép lớn đối với những nam giới ở vùng nông thôn Trung Quốc khi họ khó tìm được bạn đời. Càng lớn tuổi, nam giới càng có ít lựa chọn nên nhiều gia đình hối thúc con kết hôn càng sớm càng tốt. Những cuộc mai mối, xem mắt chóng vánh cũng trở nên phổ biến hơn.
Theo China Youth Daily, những năm gần đây, việc kết hôn ở các vùng nông thôn ngày càng được các gia đình thúc đẩy sớm. Nhiều cô gái chỉ mới tốt nghiệp cấp 3 đã được bà mối đến hỏi kế hoạch học tập, rằng muốn học lên cao hay tính chuyện lấy chồng.
Áp lực "quà thách cưới" cũng khiến ngày càng nhiều đàn ông nông thôn ở Trung Quốc ngán ngẩm khi nói đến chuyện kết hôn. Nhà cô dâu thách cưới quá cao, cùng với yêu cầu về gia cảnh, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tình yêu và hôn nhân ở đất nước tỷ dân.
|
Cả nam và nữ giới ở Trung Quốc đều bị áp lực kết hôn đè nặng. Ảnh: Andrew Ho. |
Bên cạnh nghề nghiệp và địa vị xã hội, xe hơi, nhà, quà cưới đã trở thành 3 điều nam giới gần như không thể thiếu nếu muốn kết hôn. Ngoài ra, một số nơi còn những yêu cầu thách cưới như "10.000 tờ tím, 1.000 tờ đỏ" (chỉ các tờ tiền mệnh giá 5 và 100 nhân dân tệ).
Trước tình trạng đàn ông nông thôn không thể lấy được vợ, chính phủ Trung Quốc đã liên tục ban hành các quy định nhằm cải thiện tình hình kết hôn ở các thanh niên vùng quê.
Ngoài tuyên truyền nâng cao nhận thức, chấn chỉnh các hủ tục không lành mạnh, chính quyền nhiều tỉnh còn đưa ra mức trần thách cưới để đàn ông lấy được vợ.
Thậm chí, chính quyền nhiều địa phương còn đứng ra làm cầu nối, giúp người độc thân tìm được bạn đời.
Mới đây, thành phố Loan Châu (tỉnh Hà Bắc) bắt đầu thu thập thông tin cá nhân của nam và nữ giới chưa kết hôn, nhập dữ liệu vào cơ sở lưu trữ trung tâm. Đây được coi là động thái giải quyết vấn đề giới trẻ ngại hẹn hò, kết hôn của chính quyền nơi này.
"Thanh niên độc thân điền thông tin cá nhân, bao gồm tên, giới tính, tuổi, công việc, tình trạng kinh tế, hoàn cảnh gia đình để thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ họ tốt hơn trong việc tìm kiếm bạn đời", quan chức đại diện cho thành phố cho biết.
Ngoài ra, chính quyền thiết lập thêm 3 “góc mai mối” tại nơi đông người qua lại như công viên, sở thú. Đây là nơi cha mẹ có con chưa kết hôn thường đến và dán các áp phích ghi hình ảnh, thông tin cá nhân của con mình để quảng cáo.
Theo Zing
Tìm chồng thu nhập hơn trăm triệu, cô gái thất vọng sau 5 cuộc hẹn
Yêu cầu bạn trai phải cao hơn mình và có thu nhập 134 triệu đồng/tháng, người phụ nữ Singapore thất vọng sau 5 buổi hẹn hò.
" alt="Cô gái đi xem mặt 20 chàng trai trong một ngày"/>
Cô gái đi xem mặt 20 chàng trai trong một ngày
Vượt qua nhiều sự kiện nổi tiếng của thế giới Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019 và Chương trình cộng đồng của năm – cho màn Đại Xòe lớn nhất Việt Nam- hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc cộng đồng cho điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái nhận giải Vàng của tổ chức Stevie Awards tại Mỹ. Cả 2 chương trình do nữ đạo diễn Lê Hải Yến là tác giả kịch bản và tổng đạo diễn. |
Màn xoè thu hút 5.000 nghệ nhân tham gia. |
Đây cũng là lần thứ 2 Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019 được vinh danh tại giải thưởng Quốc tế uy tín. Ngày 12/5/2020, tại Giải thưởng Global Eventex Awards lần thứ 10 sự kiện Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019 cũng đã được vinh danh giải Bạc ở hạng mục Sự kiện – văn hóa của năm dành cho những sự kiện, chiến dịch marketing xuất sắc nhất của năm 2019, đề cao yếu tố sáng tạo, mang đến các trải nghiệm độc đáo với chất lượng dịch vụ tuyệt vời.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thay vì sẽ mời các đơn vị đoạt giải tới Mỹ nhận giải trong đêm gala trao giải thường niên, năm nay giải thưởng sẽ được trao trực tuyến ngày 9/12/2020.
Sự kiện đạt giải Vàng Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá Danh thắng Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019 được diễn ra tại Mường Lò - vùng đất cổ được mệnh danh là thánh địa thờ phụng tổ tiên, của người Thái đen trong truyền thuyết. Chương trình với chủ đề Tinh hoa từ huyền thoại là một chương trình nghệ thuật quy mô, được dàn dựng công phu, nghiên cứu và luyện tập trong nhiều tháng trời của toàn bộ ekip hàng trăm con người, để kết hợp giữa sự sáng tạo của những của các nghệ sĩ với những công nghệ trình diễn hiện đại.
Toàn bộ chương trình là môt câu truyện được kể bằng âm nhạc và vũ đạo, được dẫn dắt từ Nơi huyền thoại bắt đầu kể về nguồn gốc của đồng bào các dân tộc thông qua ẩn dụ về sự tích Quả Bầu mẹ”– kết tinh của Trời và Đất, được xuất hiện ngay từ đầu chương trình bằng công nghệ trình diễn 3D mapping trên vật thể chuyển động cùng sự xuất hiện của các dân tộc anh em "tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Đến Cuộc thiên di huyền thoại về vùng đất tổ của người Thái đen là Mường Lò trong truyền thuyết.
|
Màn múa nghệ thuật. |
Đó là cuộc gặp gỡ giữa những dòng người thiên di từ phương Bắc xuống và từ đồng bằng lên, là bản sắc đặc trưng của vùng đất lành Yên Bái - nơi Hội tụ và giao thoa các giá trị văn hóa đặc sắc của 30 dân tộc anh em quần cư, lập nghiệp tạo thành một vùng văn hóa giao thoa đặc trưng mà ít nơi nào có được được thể hiện bằng các tác phẩm âm nhạc dân gian được dàn dựng phối khí mới lạ kết hợp với nghệ thuật múa bóng, vũ đạo, âm nhạc và hoạt cảnh trên sân khấu
Đặc biệt và ấn tượng nhất trong chương trình là màn Xòe Thái – Tinh hoa dân tộc. Đây là màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái - một biểu tượng tinh thần mang giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, thể hiện sức sống mãnh liệt và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, thu hút sự tham gia của 5 nghìn nghệ nhân, diễn viên quần chúng đến từ Thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn (Tỉnh Yên Bái).
Tình Lê
Màn đại Xòe với 5.000 người đăng ký kỷ lục Guiness Thế giới
Lần đầu tiên, màn đại Xòe của Việt Nam sẽ đăng ký xác lập kỷ lục Guinness Thế giới với sự tham gia của 5.000 nghệ nhân dân gian và diễn viên quần chúng.
" alt="Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò 2019 lần thứ hai nhận giải quốc tế"/>
Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò 2019 lần thứ hai nhận giải quốc tế
|
Vụ tai nạn ở hầm Kim Liên (Hà Nội) do lái xe Lê Trung Hiếu uống bia rượu gây ra, khiến 2 phụ nữ tử vọng |
Và gần đây nhất, vụ tai nạn khiến cả xã hội phẫn nộ xảy ra đêm ngày ngày 1/5, Lê Trung Hiếu sau khi uống 6 chai bia và rượu, đã lái xe Mercedes đâm vào 2 phụ nữ ở khu vực hầm Kim Liên khiến hai người này tử vong tại chỗ.
Các vụ tai nạn nghiêm trọng trên đều có nguyên nhân chính từ việc lái xe trong tình trạng sau các bữa “nhậu”, uống bia rượu, say xỉn, không làm chủ được tay lái.
Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ số rượu bia cao nhất Đông Nam Á với 3,4 tỉ lít bia/năm. 45% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do lái xe sử rượu bia. Tai nạn do rượu bia cũng gây thiệt hại 250 tỷ đồng mỗi ngày (tương đương 2,9% GDP mỗi năm).
Trước xu hướng gia tăng của các vụ tai nạn giao thông xuất phát từ nguyên nhân sử dụng rượu bia, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã đề xuất sửa đổi Nghị định 46 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt theo hướng tăng mức phạt với vi phạm nồng độ cồn, ma tuý khi lái xe.
|
Lái xe uống bia rượu, Việt Nam nên tước bằng lái 2 năm hay vĩnh viễn? |
Theo đó, đối với người vi phạm có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam /1 lít khí thở, Tổng cục Đường bộ đề xuất nâng mức phạt tiền lên từ 18-20 triệu đồng thay cho mức 7-8 triệu đồng và tước bằng lái xe 14 đến 18 tháng thay cho thời gian tước bằng lái từ 3-5 tháng như quy định hiện hành.
Đối với người có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở, Tổng cục Đường bộ đề xuất tăng mức phạt tiền từ 16-18 triệu đồng lên 34 -40 triệu đồng, tước bằng lái từ 22 -24 tháng (kịch khung theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính) thay cho 4-6 tháng như hiện nay.
Đề xuất này của Tổng cục đường bộ Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn nữa với những người sử rượu bia khi tham gia giao thông.
Ông Vũ Đăng Khoa (Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội) cho rằng: "Đây là một chủ trương đúng đắn. Cần tăng mức xử phạt để nâng tính răn đe. Theo tôi, ở mức vi phạm cao nhất, ngoài việc xử phạt 40 triệu đồng, cần tước bằng vĩnh viễn và bắt lao động công ích một tháng. Bởi khi đã quá say rồi mà vẫn cố leo lên xe lái là hành động vô trách nhiệm không thể chấp nhận được."
Với anh Nguyễn Xuân Thuỷ (Hiệp Hoà - Bắc Giang), cần phải tăng nặng hơn nữa hình phạt. Anh cho rằng: "Nếu sau khi uống rượu lái xe và gây tai nạn, theo tôi nên áp dụng khung hình phạt tương đương như tội Giết người. Bởi lái xe ý thức được sự nguy hiểm của việc lái xe trong tình trạng say rượu nhưng vẫn lái xe là hành động cố ý giết người."
Có khá nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm cần tang nặng hình phạt so với đề xuất của Tổng cục Đường bộ, đặc biệt là việc tước bằng vĩnh viễn được chia sẻ trên cộng đồng những ngày qua.
Bạn có góc nhìn ra sao về đề xuất chỉ tăng hình phạt cho lái xe sau bia rượu tước bằng lái 2 năm và phạt 40 triệu đồng hay cần tước bằng vĩnh viễn, đi lao động công ích và đi tù?
Trân trọng mời bạn đọc gửi bài viết chia sẻ góc nhìn về vấn đề này đến Chuyên trang Ô tô xe máy qua email: [email protected]
Quốc Khánh
Bỏ mặc nữ sinh: Xe bạc tỉ, đạo đức 1 xu
Tài xế xe Range Rover đâm nữ sinh bỏ chạy hôm 7/12 vẫn trốn biệt. Nhiều vụ việc đau lòng tương tự đã xảy ra. Tình trạng đạo đức lái xe đang xuống cấp nghiêm trọng.
" alt="Lái xe uống bia rượu: Tước bằng lái 2 năm hay vĩnh viễn?"/>
Lái xe uống bia rượu: Tước bằng lái 2 năm hay vĩnh viễn?
Sau khi bị tra tấn, đánh đập dã man tại sở Mật thám, bà Phấn quyết định cắt mạch máu tay phản kháng. Sau đó, bà bị đưa về nhà tù Hỏa Lò và tiếp tục chịu đựng những thử thách khác…Khoảng thời gian cuối tháng 10, đầu tháng 11 với bà Đỗ Hồng Phấn (SN 1933, Đống Đa, Hà Nội) luôn là khoảng thời gian đặc biệt.
Nó gợi nhớ cho bà những kỷ niệm về quãng đời học sinh, bà tham gia hoạt động kháng chiến và bị bắt nhốt tại nhà tù Hỏa Lò.
|
Bà Đỗ Hồng Phấn thăm lại nhà tù Hỏa Lò vào một buổi sáng cuối tháng 10. |
Bà Phấn bị bắt giam ngày 7/11/1950, cách đây hơn 68 năm. Khi đó, bà đang là học sinh lớp 2B đệ nhị chuyên khoa toán trường Chu Văn An, Hà Nội (lớp 11 trung học phổ thông ngày nay).
Nhớ về khoảng thời gian này, bà Phấn cho biết, Hà Nội khi đó đang bị chiếm đóng bởi thực dân Pháp. Bà là học sinh trường Chu Văn An nhưng được Thành đoàn phân công làm bí thư chi đoàn học sinh kháng chiến trường Trưng Vương. “Vì trường Trưng Vương lúc ấy chỉ có cấp cơ sở, học sinh còn ít tuổi”, bà Phấn nói.
Đầu năm học 1950 - 1951, thấy chiến thắng biên giới đang vang dội, chi đoàn Học sinh Kháng chiến Trưng Vương của bà Phấn hân hoan đưa ra kế hoạch mừng chiến thắng bằng các hoạt động: Treo lá cờ đỏ sao vàng bằng vải, đốt pháo, rải truyền đơn… vào ngày 7/11/1950. Cuộc chào mừng đã thành công trọn vẹn nhưng hàng loạt học sinh Trưng Vương đã bị bắt ngay tại trường.
“Tôi học bên trường Chu Văn An nên không biết. Tan học, tôi đạp xe đến nhà một ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn trường Trưng Vương để hỏi tình hình. Chưa chuyện trò được gì nhiều thì mật thám xuất hiện.
Họ khám nhà người bạn này, phát hiện mớ vải đỏ và vàng còn nguyên vết cắt sao vàng năm cánh nên bắt cả hai về sở Mật thám.
Tại sở Mật thám, chúng khám cặp sách của tôi và phát hiện trong cặp tôi có một hộp ảnh chiến thắng biên giới. Chúng tát tôi tối tăm mặt mũi. Sau đó, chúng dồn chúng tôi xuống nhà giam”, bà Phấn nhớ lại.
|
Bà Phấn (đứng thứ 4 hàng trên từ phải qua) chụp cùng Lớp 3B trường Nữ trung học Trưng Vương năm học 1948-1949 (ảnh tư liệu). |
Trong nhà giam của sở Mật thám, bà Phấn cũng như nhiều người bị bắt giam khác phải trải qua những cuộc tra tấn.
“Chúng tra máy điện vào người và đánh tôi búi bụi, bắt tôi phải khai ra cấp trên của mình… Tôi không thể làm việc đó nên sẵn bát cơm, tôi đập vỡ ra, cắt mạch máu tay để kết thúc việc bắt bớ…”, người phụ nữ sinh năm 1933 nhớ lại.
Sau khi phát hiện sự việc, sở Mật thám đưa bà Phấn vào bệnh viện Phủ Doãn. Tại đây, bà Phấn được bố trí nằm phòng riêng, có hai nhân viên canh gác ngày đêm. Mẹ bà Phấn vào cũng chỉ nói được vài câu thăm hỏi.
“Sau đó, trong tình trạng tôi nửa tỉnh nửa mê, một nhân viên đưa cho tôi tờ giấy gì đó, bảo tôi ký thì được thả ngay. Tôi gạt đi.
Rồi một nhân viên khác lại tiếp cận tôi, to nhỏ với tôi mấy tiếng đồng hồ như thể anh ta là cán bộ nằm vùng được cấp trên của tôi giao cho việc liên lạc . Nhưng sau đó, chỉ một câu nói: “Có nhắn gì anh Thủy (cấp trên của tôi) thì tôi sẵn sàng giúp”. Tôi choàng tỉnh ra, nhẹ nhàng cảm ơn”, bà Phấn nhớ về những ngày nằm trong bệnh viện nhưng liên tục phải đối phó với kẻ địch.
Sau đó, bà bị đưa sang nhà tù Hỏa Lò (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
|
Toàn cảnh nhà tù Hỏa Lò nhìn từ trên cao. (Ảnh tư liệu) |
Tại nhà tù Hỏa Lò, bà Phấn được đưa vào trại phụ nữ. “Tôi nhớ, trại dài hun hút, ở giữa là lối đi, hai bên là hai dãy bệ xi măng đầy tù nhân. Mọi tù nhân phải nằm sát vào nhau mới đủ chỗ. Cuối dãy, chúng để một thùng đựng nước tiểu. Tất cả mọi người trong dãy xi măng đều đi tiểu ở đó nên rất hôi hám”, bà Phấn kể.
Ở trại giam này được một thời gian thì bà Phấn lại bị chuyển vào buồng biệt giam.
“Trong buồng, chúng tra tấn tù nhân bằng cách thắp đèn cả ngày cả đêm. Thứ ánh sáng này khiến đầu tôi ong ong khốn khổ, hai mắt thì nhức nhối mà không thể ngủ được. Tôi phải đậy cả mớ quần áo lên mắt, mãi mới tạm quen.
|
Máy quay điện nhà tù thực dân dùng để tra tấn bà Phấn và các tù nhân nữ khác. |
Thế rồi một hôm, tên chúa ngục người Pháp đi qua buồng giam hỏi tôi: “Có biết tiếng Pháp không”. “Biết”, tôi trả lời.
Hắn lại hỏi: “Có muốn đọc truyện không?". "Có", tôi nói.
Thế là ông ta đưa cho tôi mấy tờ báo và quyển truyện “Cuốn theo chiều gió”. Truyện hay, tôi đọc liền một mạch cả ngày lẫn đêm, cũng là nhờ thứ ánh sáng khủng khiếp kia”, bà Phấn kể tiếp.
Hôm trả sách, chúa ngục hỏi bà Phấn: “Truyện thế nào?”, “Hay”, bà Phấn trả lời, “Hay thế nào?”, gã hỏi tiếp.
“Thứ nhất, nhân vật chính trong truyện là người phụ nữ can trường đầy bản lĩnh, vượt lên mọi cái thường tình để theo đuổi ước mơ của mình. Thứ hai, chế độ nô lệ ở Mỹ đã tan rã, không sao cứu vớt được thì chế độ nô lệ nào rồi cũng thế”, bà Phấn trả lời dõng dạc, ánh mắt đầy tự tin.
Gã chúa ngục lặng bỏ đi. Hôm sau, gã đưa cho bà Phấn 3 quyển truyện khác.“Tôi hí hửng mở ra xem, nào ngờ toàn truyện khiêu dâm. Tôi trả lại ngay”, người phụ nữ sinh năm1933 nhớ về những ngày đã cũ nhưng khiến bà không thể nào quên.
Ngày 21/1/1951, địch thả bà Phấn. 8/1952, Thành đoàn gọi bà ra vùng tự do.
“Lúc đó ở nội thành, phong trào học sinh kháng chiến tuy bị khủng bố hết đợt này đến đợt khác nhưng không hề tan vỡ. Nhiều đoàn viên nối tiếp nhau vào Sở Mật Thám và Hỏa Lò nhưng phong trào vẫn lan rộng khắp các trường, liên tục cho đến ngày 10/10/1954, Thủ đô được hoàn toàn giải phóng”, bà kể lại.
Câu chuyện sau đó được khép lại vì đã quá trưa, tuy nhiên trước khi chia tay, bà nhắc lại câu hỏi mà trong một lần giao lưu với thanh niên Hà Nội bà đã đặt ra khiến nhiều người trong số chúng tôi bối rối.
Bà bảo: "Ngày nay, nước nhà độc lập rồi, động lực vươn lên của các bạn là gì? Là cuộc sống ổn định, là âm nhạc, là du lịch… hay còn điều gì nữa cho đất nước mình?".
Nữ trinh sát xinh đẹp kể phút đấu trí nghẹt thở với trùm buôn lậu
Vừa bước chân xuống cầu để nắm tình hình buôn lậu thuốc lá, trinh sát Trịnh Thị Hà và một đồng chí nữa đã bị 4 chiếc xe máy rồ ga lao đến, đẩy xuống sông Vàm Cỏ…
" alt="Cô nữ sinh trong phòng biệt giam của nhà tù Hỏa Lò"/>
Cô nữ sinh trong phòng biệt giam của nhà tù Hỏa Lò