当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc Cangzhou Mighty Lions vs Dalian Pro, 14h30 ngày 31/12 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Nữ Puebla vs Nữ Club Leon, 08h00 ngày 16/1: Sểnh nhà ra… mất điểm
Honda City phiên 2017 là phiên bản đã ra mắt thành công tại các thị trường Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Phillippines và Australia.
Thiết kế ngoại thất tổng thể của Honda City 2017 được trau chuốt hơn với ốp mặt ca-lăng mạ chrome hình đôi cánh vững chãi được thiết kế mới, kết nối với cụm đèn trước mạnh mẽ.
Phần đầu xe đã được tái thiết kế mang cảm giác vuông vắn, góc cạnh và mạnh mẽ hơn với lưới tản nhiệt mạ crôm cỡ lớn.
Phiên bản cao cấp Honda City 1.5TOP còn được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, đèn sương mù, đèn định vị ban ngày dạng LED.
Honda City 2017 chính thức ra mắt thị trường Việt, rẻ hơn bản cũ 15 triệu đồng
Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/5/2018, Thông tư 29 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành tại Quyết định 10 ngày 3/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình). Thông tư này áp dụng với cơ quan quản lý Chương trình, các đơn vị chủ trì thực hiện đề án thuộc Chương trình và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình.
Cùng với việc nêu rõ nguyên tắc sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ, Thông tư 29 của Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể các điều kiện để được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đáp ứng đủ các điều kiện gồm: Nội dung nhiệm vụ, đề án phù hợp với nội dung quy định khoản 2 Điều 10 Quyết định 10 ngày 3/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Nhiệm vụ, đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Bộ Công Thương đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp trung ương; UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cấp địa phương);
Đơn vị đã đầu tư vốn hoặc cam kết đầu tư đủ kinh phí thực hiện đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (sau khi trừ số kinh phí được ngân sách nhà nước hỗ trợ); Cam kết của đơn vị thực hiện đề án công nghiệp hỗ trợ chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí nào của nhà nước cho cùng một nội dung và thẩm định của cơ quan phê duyệt đề án; Trong 2 năm tính từ thời điểm nộp hồ sơ không thuộc một trong các trường hợp: đã chủ trì đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ có kết quả nghiệm thu ở mức “không đạt”; giao nộp sản phẩm không đúng hạn và không có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương; sử dụng kinh phí đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ không theo quy định hiện hành.
Về nội dung chi và mức chi, theo quy định tại Thông tư 29 của Bộ Tài chính, đối với nội dung kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, mức hỗ trợ tối đa 100% các khoản chi phí gồm: chi xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; đánh giá và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu quốc tế.
" alt="Cấp tới 50 triệu đồng để quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ"/>Cấp tới 50 triệu đồng để quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Khoảng một năm trở lại đây, mô hình cho vay ngang hàng (Peer to Peer – P2P Lending, một dạng kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực cho vay) bắt đầu phổ biến ở Việt Nam với sự ra đời của hàng loạt công ty cho vay trực tuyến.
Cho vay P2P đang phát triển mạnh mẽ
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), tại Việt Nam, cứ trong 3 người thì chỉ có ít hơn 1 người tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng và có xấp xỉ 53 triệu người lao động gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay tiêu dùng cá nhân hoặc phục vụ vốn kinh doanh nhỏ. Đây cũng chính là cơ hội của cho vay tiêu dùng thông qua hình thức trực tuyến của P2P Lending.
Trên thế giới, các mô hình cho vay ngang hàng đang phát triển bùng nổ. Mô hình này lần đầu tiên xuất hiện ở Anh (Zopa, Funding Circle), sau đó thành công tại thị trường Mỹ (Lending Club, Prosper, SoFi, OnDeck, Avant) và đạt đỉnh tại Trung Quốc (Lufax, JimuBox, Dianrong, PPdai, Renrendai).
Theo thống kê năm 2015 của Prime Meridian Capital Management và China News, thị trường cho vay ngang hàng tại Mỹ đạt khoảng 18 tỷ USD, tại Trung Quốc là 150 tỷ USD về quy mô giao dịch. Một báo cáo của PricewaterhouseCoopers dự báo quy mô giao dịch tại thị trường Mỹ có thể tăng lên đến 150 tỷ USD vào năm 2025.
Nền tảng cho vay ngang hàng giúp người có nhu cầu vay tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung gian. Đây là phương thức hoàn toàn khác biệt với mô hình vay truyền thống bằng việc tăng khả năng kết nối thành công người có vốn và người cần vốn thông qua nền tảng trực tuyến mới cùng với hệ thống công nghệ tài chính tiên tiến.
Các khoản vay ở đây thường là nhỏ (từ 5 triệu đến 300 triệu đồng) từ nhiều người cho vay khác nhau, với thời hạn trung bình từ 1 tháng đến 2 năm. Các chuyên gia kinh tế nhận định mô hình cho vay ngang hàng có nhiều lợi ích vượt trội so với các phương thức truyền thống như thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch trực tuyến thuận tiện, lãi suất cho vay cạnh tranh…
“Với nhiều ưu thế phù hợp, mô hình P2P Lending chắc chắn sẽ thay đổi thói quen tài chính của người Việt và bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới. Hiện nay trong nước đã có một số đơn vị triển khai dịch vụ này ở những bước ban đầu, nhưng quy mô thị trường rất lớn và cơ hội đang chào đón các đơn vị mới tham gia. Công ty nào có thể đột phá tiên phong về công nghệ, nghiên cứu hành vi đặc thù của khách hàng, công nghệ tự động thẩm định tín dụng (credit scoring, social scores) nhờ các thuật toán phân tích dữ liệu lớn (big data, matching algorithms), AI (trí tuệ nhân tạo) với các thông tin khách hàng có nhu cầu vay và cho vay sẽ có cơ hội vươn lên dẫn đầu thị trường”, ông Trần Việt Vĩnh, nguyên Giám đốc ví điện tử Ngân Lượng, đồng sáng lập Công ty thẻ khám bệnh & thanh toán thông minh OneLink, hiện là CEO một công ty Fintech khẳng định.
Ông Trần Việt Vĩnh nhận định AI, Big data sẽ thống trị thị trường cho vay cá nhân trực tuyến
" alt="Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn sẽ thống trị thị trường cho vay cá nhân trực tuyến"/>Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn sẽ thống trị thị trường cho vay cá nhân trực tuyến
Nhận định, soi kèo KF Tirana vs Bylis, 19h00 ngày 14/1: Đối thủ yêu thích
Sẽ là điên rồ nếu cho rằng sản phẩm mang tính biểu tượng của Apple sẽ bị khai tử, nhưng đó chính xác là những gì Apple cho người dùng thấy trên sân khấu WWDC 2017 vừa qua.
iPhone 8 sẽ là mẫu iPhone kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 của sản phẩm này. Nó có thể là model đầu tiên cách tân về thiết kế sau 3 năm. Chưa ra mắt nhưng có vẻ như Apple đã sẵn sàng cho một năm bội thu doanh số với iPhone 8.
Mặc dù vậy, thông qua bài keynote hôm 5/6, chúng ta biết được rằng ngày tàn của iPhone không còn quá xa.
Đến một ngày nào đó, cả thế giới xung quanh chúng ta đều là iPhone. Và “một ngày nào đó” ấy đang ở gần hơn bao giờ hết so với suy nghĩ của nhiều người.
Nhiều người sẽ nhớ đến Google Glass và hình dung ra nó tệ hại ra sao. Thất bại của nó một phần vì chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được người dùng, phần khác là vì nó ra đời quá sớm, hoàn toàn không phù hợp với thời của mình. Tuy nhiên, ý tưởng của Google Glass thực sự là hướng đi cho ngành điện toán trong tương lai.
Tại WWDC và iOS 11, người ta thấy được tương lai đó đã bắt đầu thành hình.
Hiện tại, khi muốn điều hướng đến đâu đó, bạn sẽ lôi iPhone từ túi áo mình, mở ứng dụng Maps, gõ điểm đến và nhìn xem tấm bản đồ điện tử đó đưa bạn đến đâu. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn nữa, chiếc kính thông minh bạn đeo (thứ Apple đang bí mật phát triển) sẽ đọc vanh vách tên đường, hướng đi và những thông tin liên quan trước mặt bạn.
Điều hướng chỉ là một ví dụ nhỏ, nhưng đó là thứ Apple đang hướng tới. Công nghệ thực tế ảo trên iPhone sẽ trưởng thành, trở thành thực tế ảo trên kính thông minh, thậm chí trên những chiếc kính áp tròng thông minh.
Tính năng nhận diện giọng nói với “Hey, Siri” trên iPhone, Apple Watch hay HomePod sẽ trở thành cách thức chính để người dùng giao tiếp với thiết bị. Đó là tương lai của điện toán di động. Ở tương lai đó, người ta không cần bất cứ một loại “smarthphone” nào cả.
Những thiết bị như Microsoft HoloLens đã cho người ta thấy thực tế ảo thú vị ra sao. Nỗ lực của Apple với iOS 11 trên iPhone cho người ta thấy cái AR trên thực tế là như thế nào. Thật thú vị khi hình dung về một tương lai, nơi mọi thứ đều là một loại màn hình.
Những công nghệ AI và máy học tiên tiến sẽ xác nhận con người bằng giọng nói và cho phép chúng ta điều khiển nó một cách tự nhiên. Công nghệ sạc không dây ở khoảng cách xa cho phép mọi thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng, không cần cắm điện bất cứ mọi nơi.
iPhone đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng lại cuộc sống kỹ thuật số của người dùng. Tuy nhiên, không thứ gì tồn tại mãi mãi. Tương lai của điện toán di động không dừng ở thiết bị nhỏ bé hình hộp chúng ta đút trong túi hoặc cầm trên tay. Nó là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta.
Theo Zing
" alt="Với iOS 11, ngày iPhone bị khai tử không còn xa"/>Theo Honda Việt Nam, tổng dung lượng thị trường xe máy Việt Nam đạt gần 3,14 triệu xe trong năm tài chính 2017, tăng khoảng 8% so với thời kỳ trước.
Trong năm qua, Honda đã bán ra tại Việt Nam 2,17 triệu xe tại thị trường Việt, tầng 7% so với năm 2016. Dù thị phần có giảm nhẹ so với năm ngoái, những Honda vẫn là thương hiệu xe máy lớn nhất Việt Nam khi nắm giữ 69,3% thì phần.
Trong danh mục sản phẩm có mặt tại thị trương Việt, Honda Vision trở thành mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam với tổng số 450.000 chiếc xe đã được tiêu thụ.
Như vậy, cứ trung bình có khoảng 37.500 chiếc Vision đã được bán ra tại thị trường Việt Nam trong mỗi tháng. Một doanh số khó mẫu xe nào có thể vượt qua.
" alt="37.500 chiếc Honda Vision được bán ra tại Việt Nam mỗi tháng"/>37.500 chiếc Honda Vision được bán ra tại Việt Nam mỗi tháng
Một khu vực năng động và tăng trưởng mạnh
ASEAN vốn từng hàm chứa vô vàn yếu tố phức tạp vào thập kỷ 60 của thế kỉ 20, giờ đây đã trở thành khu vực phát triển hết sức năng động, là điển hình của môi trường hòa bình, an ninh, và những nỗ lực tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, vượt qua mọi dự đoán.
Là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, ASEAN giờ đây đang thẳng tiến tới vị trí thứ 4 vào năm 2030. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định, kinh tế ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định khoảng 5,2% hằng năm từ nay tới năm 2022, đồng nghĩa với việc là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, với những mũi nhọn chính là Việt Nam, Lào và Campuchia.
Tuy nhiên, bên cạnh phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế, ASEAN cần sẵn sàng ứng phó với những thay đổi nhanh chóng của thế giới, mà trước mắt chính là sự hình thành của nền kinh tế kĩ thuật số, cùng với sự phát triển chóng mặt của công nghệ. Sở hữu dân số trẻ và sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu, ASEAN đang thuận lợi hơn bao giờ hết trong việc nắm bắt những cơ hội “vàng” của mình.
Thực tế, theo những thống kê mới nhất về kinh tế kĩ thuật số do Google và Temasek (Singapore) thực hiện, ASEAN hiện là khu vực có tốc độ phát triển Internet hàng đầu thế giới. Số người dùng Internet đang tăng nhanh, từ khoảng 260 triệu vào năm 2016, sẽ lên tới 480 triệu vào năm 2020. Song song với đó, nền kinh tế Internet của ASEAN từ chỗ chỉ chiếm 2% GDP toàn khối vào năm 2017, được dự đoán sẽ tăng gấp 3 lần, lên 6% - tương đương 200 tỷ USD, vào năm 2025.
Diễn ra trong bối cảnh ấy, không lạ khi Hội nghị AMRI-14 đã đề ra ba mục tiêu cụ thể: phát triển nền kinh tế kĩ thuật số thông qua việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp tận dụng tối đa công nghệ số trong việc tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới; xây dựng một cộng đồng kĩ thuật số đầy đủ thông tin, thông qua việc tạo điều kiện để người dân ASEAN truy cập và khai thác thế giới số một cách dễ dàng nhất; xây dựng hệ sinh thái kĩ thuật số đủ tin cậy nhằm cung cấp thông tin đầy đủ cho người dân.
Xây dựng nền kinh tế số hóa hội nhập và hiện đại
Mục tiêu thứ nhất này đang hết sức cấp thiết, trong bối cảnh công nghệ đang biến đổi kinh tế toàn cầu một cách nhanh chóng. Một điều đáng mừng là nhiều quốc gia ASEAN cũng đã sẵn sàng các kế hoạch nhằm nâng cao năng lực kĩ thuật số của mình.
Trong đó, một số ví dụ nổi bật có thể điểm tới như: Brunei với “Chiến lược chính phủ kĩ thuật số” bao gồm các đề án phát triển các dịch vụ số, cung cấp định danh điện tử duy nhất cho mọi công dân và các đơn vị kinh doanh, cải thiện công cụ và quy trình quản lý thông tin; hay dự thảo Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế kĩ thuật số của Myanmar, quốc gia vốn có tới 90% dân số đã kết nối internet băng thông rộng trong 3 năm qua. Về phần mình, Campuchia cũng đã vạch ra lộ trình xây dựng nền kinh tế kĩ thuật số, tập trung đầu tư cho các đơn vị khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, tăng cường đào tạo kĩ năng kĩ thuật số.
Không chỉ đánh giá cao động thái riêng của từng quốc gia, AMRI-14 còn kêu gọi các thành viên ASEAN tích cực hợp tác nhằm xây dựng một nền kinh tế số năng động và mạnh mẽ. Trong đó, một số lĩnh vực khả thi như tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc trao đổi thông tin xuyên biên giới; kết nối cơ sở dữ liệu nhận diện ky thuật số giữa các quốc gia; hay tích hợp các cơ chế kiểm soát hải quan.
Thực tế, các cuộc họp chung gần đây đã xây dựng được nhiều tiền đề quan trọng, như “Hàng lang băng thông rộng ASEAN” nhằm nâng cấp các mạng viễn thông, đưa kết nối internet tới nhiều khu vực xa xôi với mức giá dịch vụ ngày càng rẻ hơn. Hồi năm ngoái, các nước thành viên cũng đã thống nhất theo đuổi kế hoạch hành động nhằm nâng cao năng lực quản lý dữ liệu của các doanh nghiệp, khuyến khích sáng tạo dữ liệu và truyền tải thông tin trong nền kinh tế số.
Tăng cường hợp tác nội khối trong lĩnh vực TT&TT
Bước qua năm thứ 14, AMRI đã xây dựng thành công nhiều tiền đề quan trọng, hướng tới xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật số mạnh mẽ và dễ tiếp cận. Trong những cuộc họp gần đây nhất, ASEAN đã thảo luận và đưa ra định hướng chuyển đổi sang mô hình phát sóng truyền hình sử dụng tiến hiệu số tới năm 2020. Động thái này sẽ giải phóng các dải tần, tạo điều kiện cải thiện năng lực của các mạng viễn thông hiện có, cũng như dành tài nguyên đầu tư cho các công nghệ tiên tiến hơn (như 5G), từ đó tạo điều kiện phát triển cho những sản phẩm và dịch vụ hết sức mới mẻ, đầy tính sáng tạo.
Trong năm 2017, Việt Nam cũng đã ngừng phát sóng tín hiệu tương tự (analog) tại thêm 15 tỉnh thành, trong khi tới đầu năm 2018, Malaysia đã số hóa việc phủ sóng truyền hình trên khoảng 85% lãnh thổ. Tại Singapore, chính phủ cũng đưa ra mốc ngắt hoàn toàn loại tín hiệu cũ kĩ này kể từ ngày 31/12/2018 tới, đồng thời tích cực hỗ trợ khoảng 400.000 hộ gia đình chuyển sang sử dụng TV kĩ thuật số đời mới.
" alt="Hội nghị AMRI"/>