Nguồn gốc của ngày lễ hiến chương Nhà giáo Việt NamTháng 1/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie – Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.
Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
|
“Hiến chương các nhà giáo” |
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.
Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
|
Một lớp học trong kháng chiến. Ảnh tư liệu. |
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
|
Bác Hồ đến thăm lớp Bình dân học vụ phường Lương Yên (Hà Nội). Ảnh tư liệu. |
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.
Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
|
Ảnh tư liệu. |
Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.
Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam, thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ - Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà…
Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam.
|
Một lớp học đơn sơ của học sinh người Dao tại Đà Bắc - Hòa Bình. Ảnh tư liệu. |
Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.
Vì sao ngày 20/11 trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam?
Khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em…, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Quyết định ghi rõ:
“Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày 20/11 có ý nghĩa thiết thực, hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấn tiếp tục làm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20/11 hàng nǎm do Ủy ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức ngày nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20/11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương”.
|
Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam |
Và 20/11/1982 là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta.
Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, với truyền thống hiếu học và tôn sự trọng đạo. Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
`Đây cũng là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Phương Chitổng hợp
Tại sao Ngày Nhà giáo Việt Nam diễn ra vào 20/11?
Năm 2022 này là vừa tròn 40 năm kể từ khi ngày 20/11 hàng năm trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam." alt="Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11"/>
Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử và ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh nhiều cây xanh ở trong sân Trường THCS xã Cát Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An) bị cắt trụi, chỉ còn trơ lại thân và gốc cây.Sự việc khiến nhiều học sinh và người dân bày tỏ tiếc nuối bởi hàng cây xà cừ hơn chục năm tuổi đang xanh tốt, không có dấu hiệu bị mục rỗng.
|
Nhiều cây xà cừ trong sân Trường THCS Cát Văn bị chặt hết cành, lá |
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Hiệu trưởng Trường THCS Cát Văn - cho biết từ ngày 20/8, nhà trường cho cắt tỉa các cây cổ thụ trong sân trường để phòng cây gãy đổ trong mùa mưa bão sắp tới.
"Cây xà cừ cành lá sum sê rất dễ gãy đổ nếu có gió lớn. Hai năm trước, một cây xà cừ trong trường từng đổ nhưng rất may không có thiệt hại. Để bảo đảm an toàn cho học sinh, trước mùa mưa bão chúng tôi đã cho chặt tỉa cành cây", bà Hoàn nói thêm.
Theo bà Hoàn, việc cắt tỉa cành cây được Ban Giám hiệu và Hội phụ huynh bàn bạc, thống nhất để đảm bảo cây phát triển. Trong 2-3 năm tới, cây sẽ tỏa bóng mát trở lại.
|
Hiệu trưởng Trường THCS Cát Văn giải thích việc cắt tỉa cành cây để phòng gãy đổ trong mùa mưa bão |
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Hoàn - Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An - cho biết việc chặt cây được diễn ra khi học sinh nghỉ hè, trước mùa mưa bão.
Nhà trường chặt các cây mục rỗng, dễ đổ, tuy nhiên nên nên giữ những cây mới được khoảng 15 năm trở lại để lấy bóng mát. Sở đã giao cho Phòng GD-ĐT huyện Thanh Chương làm việc với Trường THCS Cát Văn.
Thông tin ban đầu cho thấy, trường đã thuê đội ngũ nhân công không chuyên nghiệp, dẫn đến cây xanh bị cắt trụi, trông phản cảm.
Trước đó, vào tháng 6, Trường THPT Nghi Lộc 2 (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) cũng cho cắt, tỉa hàng loạt cây xà cừ cổ thụ trong thời điểm nắng nóng, gây bức xúc trong dư luận.
Lãnh đạo nhà trường giải thích vì lo lắng cho sự an toàn của học sinh, giáo viên nên cắt bỏ cành cây nhưng hơi nóng vội và xin rút kinh nghiệm
Chặt cây cổ thụ đang tươi tốt, trường học ở Nghệ An bị kiểm điểm
Liên quan đến việc một trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An chặt cây cổ thụ còn tươi tốt, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An đã cử các đoàn thanh tra xuống làm việc, và xử lý nghiêm.
" alt="Trường cấp 2 ở Nghệ An chặt trụi nhiều cây xà cừ trong sân"/>
Trường cấp 2 ở Nghệ An chặt trụi nhiều cây xà cừ trong sân
Dù đã quá thời hạn được Sở xây dựng Hà Nội yêu cầu được hơn 2 ngày, nhưng phía Keangnam Vina vẫn chưa bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư Keangnam cho Ban quản trị nhà chung cư Keangnam. Thông tin trên được một thành viên trong Ban quản trị chung cư tiết lộ hôm 17.3.Theo công văn Sở Xây dựng Hà Nội gửi Chủ đầu tư nêu rõ: trước ngày 15.3, yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Keangnam-Vina phải khẩn trương bàn giao khoản kinh phí bảo trì khoảng 160 tỉ đồng cho Ban quản trị tòa nhà theo yêu cầu của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trong văn bản số 1040/UBND-XDGT ngày 23.2.2016 và theo nội dung đã thống nhất tại buổi làm việc ngày 12.1.2016 tại Sở Xây dựng.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị Công ty Keangnam-Vina và Ban quản trị nhà chung cư Keangnam thực hiện quyết toán số liệu và bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 và Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngoài ra, Sở cũng đề nghị Ủy ban Nhân dân quận Nam Từ Liêm tiếp tục chủ trì kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc thực hiện cho các bên liên quan, đồng thời có báo cáo Thành phố (thông qua Sở xây dựng) trong trường hợp Chủ đầu tư không thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Theo phản ánh từ đại diện Ban quản trị tòa nhà Keangnam, tới nay, phía Keangnam-Vina mới chỉ hoàn thành chuyển giao 40 tỉ đồng trong khoảng 160 tỉ đồng quỹ bảo trì.
Trước đó,Ban quản trị nhà chung cư Keangnam từng có công văn gửi tới nhiều sở ban ngành báo cáo về quỹ bảo trì 2%, trị giá khoảng 160 tỷ đồng, bị Chủ đầu tư chiếm dụng. Theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28.5.2008 của Bộ Xây dựng, ban hành quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư, quy định rõ khoản phí bảo trì 2% của nhà chung cư sẽ phải chuyển lại cho BQT sau khi được thành lập để duy tu, bảo trì tòa nhà.
Mặc dù đã cam kết sẽ bàn giao dần quỹ bảo trì 2% cho ban quản trị nhà chung cư với lộ trình 20 tỉ/tháng bắt đầu từ tháng 7.2015, tuy nhiên, trong một thời gian dài, Keangnam Vina vẫn “phớt lờ” lời hứa này. Họ cho rằng, cam kết trên chỉ là quyết định đơn phương của công ty đặt tại Việt Nam và chưa được cấp trên phê duyệt.
Theo Lao động
- AON Holdings mua lại Keangnam Landmark Tower 72 với giá nào?
- Keangnam Hanoi Landmark Tower- Tòa nhà cao nhất Hà Nội chính thức về tay chủ mới
- Keangnam thua kiện, phải trả lại người mua nhà hàng trăm triệu
- Nóng trong tuần: Keangnam Vina kinh doanh bết bát, âm vốn lấy gì trả kinh phí bảo trì?
- Keangnam Vina: Kinh doanh bết bát, âm vốn lấy gì trả kinh phí bảo trì cho dân?
- Keangnam chưa thực hiện lời hứa trả quỹ bảo trì
- Chậm bàn giao quỹ bảo trì, Keangnam “đá bóng” cho cấp trên
" alt="Chủ đầu tư Keangnam vẫn chưa bàn giao đủ phí bảo trì dù đã quá thời hạn"/>
Chủ đầu tư Keangnam vẫn chưa bàn giao đủ phí bảo trì dù đã quá thời hạn