Tác động của bệnh thận
Thận là cơ quan nội tạng có hình như hai hạt đậu, kích thước bằng nắm tay. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, thận lọc chất thải dư thừa trong máu và tạo ra nước tiểu.
Bệnh thận có thể cấp tính hoặc mạn tính. Tổn thương thận cấp tính là tình trạng tạm thời, thường do bệnh tật hoặc chấn thương gây ra, làm gián đoạn chức năng thận. Trong khi đó, bệnh thận mạn tính liên quan đến tổn thương thận vĩnh viễn và có thể dẫn đến suy giảm chức năng lâu dài.
Ví dụ về tổn thương thận ngắn hạn là viêm thận kẽ - tình trạng phát sinh khi một số loại thuốc cản trở khả năng của thận và viêm bể thận do nhiễm trùng đường tiết niệu lan lên thận.
Bệnh thận mạn tính bao gồm các tình trạng làm suy giảm dần chức năng thận. Bệnh thận đa nang - một rối loạn di truyền, gây ra các u nang làm gián đoạn quá trình lọc của thận, có khả năng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian. Viêm thận lupus - bệnh tự miễn dịch, dẫn đến tổn thương thận vĩnh viễn.
Bệnh thận và kali
Một trong các vai trò của thận là điều hòa cân bằng nội môi kali, hay lượng kali được hấp thụ và bài tiết khỏi cơ thể qua máu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ nhấn mạnh rằng bệnh thận mạn tính đồng nghĩa thận bị tổn thương đến mức không thể lọc máu như bình thường nữa. Điều này dẫn đến tích tụ chất thải và chất lỏng dư thừa trong cơ thể, tăng kali máu.
Tổ chức Thận Quốc gia Mỹ thông tin tăng kali máu thường ít có triệu chứng đáng chú ý. Các biểu hiện có thể bắt đầu từ từ, phát triển dần sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Tuy nhiên, tăng kali máu cũng có thể xảy ra đột ngột và nghiêm trọng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong những trường hợp như vậy, người bệnh gặp các triệu chứng cấp tính bao gồm khó thở, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn và đau ngực.
Tăng kali máu có thể là kết quả của chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu kali, như chuối, ở những người bị tổn thương thận. CDC Mỹ giải thích nhiều trường hợp không biết mắc bệnh thận mạn tính. Cách chính xác để chẩn đoán là thông qua các xét nghiệm đánh giá lượng protein trong nước tiểu và nồng độ creatinin trong máu.
Theo quy định quản lý không gian ngầm mới bổ sung, đối với nhóm nhà ở thấp tầng, nhà ở riêng lẻ thì được cho phép xây dựng tối đa 1 tầng hầm để bố trí tầng kỹ thuật, bãi đậu xe.
Trường hợp nhà ở riêng lẻ kết hợp chức năng khác, nếu có nhu cầu xây dựng từ 2 tầng hầm trở lên thì phải lập quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng, tức quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn.
Đối với nhóm nhà cao tầng như chung cư, các công trình dịch vụ, công cộng và trụ sở; công trình trong các khu chế xuất, khu công nghiệp và công trình xây dựng khác… cho phép xây dựng tầng hầm phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Số lượng và vị trí tầng hầm của những công trình này được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch chi tiết, bản vẽ xin phép, thiết kế cơ sở.
Quyết định bổ sung của UBND TPHCM lưu ý, việc xây dựng các công trình ngầm đô thị phải tuân thủ các nội dung như: Ranh giới xây dựng không được vượt quá phạm vi sử dụng đất, nếu vượt quá phải được cơ quan thẩm quyền cho phép; đảm bảo an toàn cho cộng đồng, không ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Ngoài ra, tầng hầm phục vụ nhu cầu đậu xe và hệ thống kỹ thuật sẽ không tính vào hệ số sử dụng đất. Trường hợp tầng hầm được sử dụng ngoài các chức năng này thì việc tính toán các diện tích sàn hầm vào hệ số sử dụng đất phải đảm bảo không vượt hệ số theo quy hoạch cho phép.
Cùng với quyết định nói trên, UBND TPHCM công bố danh mục 375 đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 đang áp dụng sẽ được bổ sung nội dung quy định quản lý quy hoạch không gian xây dựng ngầm đô thị.
Trong đó, những địa phương có nhiều đồ án quy hoạch như huyện Củ Chi (82 đồ án), huyện Bình Chánh (38), huyện Nhà Bè (36), huyện Hóc Môn (36), quận 12 (26)…
Để công dân có tài khoản ĐDĐT mức độ 2 kích hoạt ứng dụng VNeID, Công an TP.Quảng Ngãi đã đẩy mạnh việc thu nhận hồ sơ cấp tài khoản ĐDĐT cho công dân.
Trung tá Trương Quang Nghĩa - Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP.Quảng Ngãi cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, công an thành phố đã thu nhận gần 20 nghìn hồ sơ và đã có gần 17 nghìn trường hợp kích hoạt tài khoản ĐDĐT mức độ 2.
Anh Trương Thanh Bình, quê xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi), hiện sinh sống và làm việc tại TP.Hồ Chí Minh cho biết, tôi làm việc trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên thường xuyên sử dụng VNeID để đăng nhập vào cổng dịch vụ công thực hiện các giao dịch hành chính.
Vì vậy, khi căn cước công dân sắp hết hạn, tôi tranh thủ về quê và đến Công an TP.Quảng Ngãi nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ căn cước mới để không bị gián đoạn trong thực hiện các giao dịch hành chính.
Được ví như “chìa khóa” kết nối dữ liệu điện tử, tài khoản ĐDĐT mang lại nhiều lợi ích cho người dân và tạo thuận tiện trong công tác quản lý nhà nước.
Thời gian qua, Công an huyện Tư Nghĩa cũng đã đẩy mạnh việc thu nhận hồ sơ cấp căn cước, tài khoản ĐDĐT và kích hoạt tài khoản ĐDĐT cho người dân.
Cán bộ, chiến sĩ công an huyện và công an các xã, thị trấn tổ chức các điểm cố định và lưu động thu nhận hồ sơ cấp tài khoản ĐDĐT nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân.
“Đến nay, công an huyện đã thu nhận hơn 105 nghìn hồ sơ cấp tài khoản ĐDĐT và có gần 100 nghìn trường hợp đã kích hoạt tài khoản ĐDĐT mức độ 2; thu nhận hồ sơ cấp căn cước cho công dân đủ 14 tuổi với hơn 125 nghìn trường hợp”,Thượng tá Trương Quang Rân- Phó Trưởng Công an huyện Tư Nghĩa cho biết.
Theo Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh), tính đến ngày 12/11/2024, lực lượng công an toàn tỉnh đã thu nhận hơn 958 nghìn hồ sơ đề nghị cấp tài khoản ĐDĐT mức độ 2 và đã kích hoạt ĐDĐT cho gần 873 nghìn trường hợp, đạt hơn 91%. |
Theo BÁ SƠN(Báo Quảng Ngãi)
" alt=""/>Tăng cường cấp và kích hoạt tài khoản định danh điện tử