Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: VOV)
"Kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính", Tổng Bí thư nêu rõ những cán bộ thuộc diện không được để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV.
Cùng với việc xác định rõ và nắm vững yêu cầu, tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, theo Tổng Bí thư, phải tính toán, quy định rõ cơ cấu, số lượng Ban Chấp hành Trung ương, giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng.
Tổng Bí thư cho rằng, trong cơ cấu của Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV cần chú ý bảo đảm tỷ lệ hợp lý đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; một số nhà khoa học, văn nghệ sĩ, lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Ban Chấp hành Trung ương.
Theo Tổng Bí thư, sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới và sau hơn 25 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII về chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp ở nước ta đã có bước trưởng thành, phát triển nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế...
Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng cho rằng, đội ngũ cán bộ của ta hiện nay đông nhưng chưa thật mạnh; tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ vẫn xảy ra ở nhiều nơi; sự liên thông giữa các cấp, các ngành còn hạn chế.
Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, thậm chí có người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Tổng Bí thư chỉ rõ, không ít cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu tính Đảng, lợi dụng sơ hở trong cơ chế, chính sách, luật pháp, cố ý làm trái, trục lợi, làm thất thoát lớn vốn, tài sản của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, bị xử lý kỷ luật đảng và xử lý theo pháp luật.
"Chỉ tính từ đầu nhiệm kỳ khoá XIII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã phải thi hành kỷ luật gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý; một số cán bộ đã bị xử lý hình sự", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Nhận định tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội... trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng Tổng Bí thư cho rằng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi.
Tổng Bí thư khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển của đội ngũ cán bộ trong mấy chục năm qua là nhân tố hàng đầu quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.
Tổng Bí thư nêu rõ, những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của chúng ta, làm suy giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
"Tình hình đội ngũ cán bộ hiện nay, nhất là cán bộ cấp chiến lược, như đã nói ở trên, có ảnh hưởng nhất định đến việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng", Tổng Bí thư nói.
Anh Văn" alt=""/>Không để lọt vào Trung ương người nhiều nhà, nhiều đất không rõ nguồn gốcCơ sở giáo dục hàng đầu này của Singapore vẫn giữ vị trí đầu bảng trong bảng xếp hạng châu Á năm 2018 sau khi những chỉ số về môi trường nghiên cứu và giảng dạy đã tăng lên, có số lượng trích dẫn nhiều hơn và đảm bảo mức thu nhập ngành cao hơn.
Trong khi đó, lần đầu tiên ĐH Tsinghua đã vượt qua ĐH Bắc Kinh để trở thành cơ sở giáo dục hàng đầu Trung Quốc trong lịch sử 6 năm bảng xếp hạng. Năm nay, Tsinghua có lượng bài báo xuất bản cao hơn Bắc Kinh, đồng thời thu nhập của các nghiên cứu viên cũng tăng với tốc độc nhanh hơn đối thủ.
Tổng thể, Trung Quốc có 63 trường đại học có mặt trong bảng xếp hạng hơn 350 trường đại học châu Á. Nhiều trường trong số đó đã có những tiến bộ trong năm nay.
Nhật Bản một lần nữa trở thành quốc gia có nhiều đại diện nhất, với 89 trường đại học.
Hồng Kông cũng có những thành công nhất định, với 3 trường đại học nằm trong top 10 và 6 trường nằm trong top 60.
Ở khu vực Đông Nam Á, lần đầu tiên ĐH Malaysia nằm trong top 50. Indonesia có số đại diện tăng lên gấp đôi – 4 trường so với năm ngoái 2 trường.
Hầu hết các trường trong số 10 đại diện của Thái Lan đều rớt hạng khi quốc gia này đang chật vật với dân số già và nguồn cung giáo dục đại học bị dư thừa. Đài Loan cũng bị suy giảm vị trí vì những lý do tương tự.
Các quốc gia khác cũng đang cảm nhận được sự cạnh tranh ở lục địa lớn nhất thế giới này. Trong khi đó, Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đều tăng số đại diện trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên, một vài trường trong số đó lại bị tụt vị trí.
Bảng xếp hạng năm nay có hơn 350 trường tới từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam không có đại diện nào trong bảng xếp hạng.
Nguyễn Thảo (Theo THE)
" alt=""/>Xếp hạng đại học châu Á: Singapore dẫn đầu, Việt Nam không có tênPhó Thủ tướng Trần Lưu Quang. (Ảnh: quochoi.vn)
Cụ thể, theo Phó Thủ tướng, cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, triển khai thi hành pháp luật, cán bộ pháp chế còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều công việc, năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc tham gia công tác xây dựng pháp luật, triển khai thi hành pháp luật còn ở chừng mực nhất định.
Bên cạnh vấn đề nhân lực, Phó Thủ tướng cho rằng, kinh phí dành cho công tác xây dựng pháp luật đang được quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và một số thông tư còn chưa tương xứng với khối lượng công việc phải thực hiện trong công tác xây dựng và triển khai thi hành pháp luật.
Ví dụ, "Chi phí cho soạn thảo nghị định của Chính phủ với văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 11.000.000 đồng/dự thảo văn bản. Chi cho soạn thảo quyết định của Thủ tướng với văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 9.000.000 đồng/dự thảo văn bản. Chi cho soạn thảo thông tư với văn bản ban hành mới hoặc thay thế: mức chi 6.000.000 đồng/dự thảo văn bản", báo cáo của Chính phủ nêu.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho rằng, nhiều vấn đề khó, phức tạp không thể quy định trong luật, giao xuống Chính phủ, Thủ tướng để quy định chi tiết dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức soạn thảo, ban hành.
Ngoài ra, Chính phủ cũng thừa nhận hoạt động phổ biến các luật, pháp lệnh, nghị quyết mới tại một số Bộ, ngành, địa phương còn triển khai chưa kịp thời. Công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức phổ biến các luật, nghị quyết mới thông qua ở một số thời điểm chưa thường xuyên, chặt chẽ.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác triển khai thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết, ông Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ, Thủ tướng sẽ ban hành theo thẩm quyền kế hoạch triển khai thi hành các luật, nghị quyết, trong đó xác định rõ những công việc phải thực hiện, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, tiến độ thực hiện và kết quả cần đạt được.
Đồng thời, Chính phủ sẽ đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể; chú trọng tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức được giao tham mưu, tổ chức thi hành luật, nghị quyết, nhất là những luật có nhiều nội dung mới, phức tạp như: Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Viễn thông, Luật Căn cước…
Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ sẽ tổ chức soạn thảo ban hành 56 văn bản quy định chi tiết đúng tiến độ, chất lượng nhằm sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống.
"Quan tâm bố trí hợp lý các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, biên chế và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thi hành luật, nghị quyết bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm. Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc triển khai thi hành luật, nghị quyết của các Bộ, ngành, địa phương; kịp thời khen thưởng, biểu dương những nơi làm tốt, kiểm điểm, phê bình và có biện pháp chấn chỉnh những cơ quan, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ được giao", Phó Thủ tướng nêu giải pháp.
Cập nhật tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao theo các nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6, ông Trần Lưu Quang cho biết, Chính phủ đã xây dựng, trình Quốc hội thông qua Nghị quyết số 111/2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Trong đó, quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Chính phủ đã thông qua đề nghị xây dựng: Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Trong đó Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và thông qua tại Kỳ họp thứ 8).
Đối với 2 dự án luật còn lại, Chính phủ đang đề xuất bổ sung vào Chương trình năm 2024 (trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và thông qua tại Kỳ họp thứ 9).
Theo Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chính phủ đang xem xét Đề án về dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 - 2025. Sau khi xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định...
Anh Văn" alt=""/>PTT Trần Lưu Quang: Kinh phí dành cho công tác xây dựng pháp luật còn hạn chế