Nhà hàng gây tranh cãi chỉ phục vụ khách nước ngoài, từ chối khách bản địa
作者:Thể thao 来源:Kinh doanh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-16 03:45:30 评论数:
Yaeyama Style,àhànggâytranhcãichỉphụcvụkháchnướcngoàitừchốikháchbảnđịxôi lạc bóng đá hôm nay một nhà hàng nhỏ chuyên bán mỳ ramen ở tỉnh Okinawa, nằm trên đảo Ishigakijima, Nhật Bản, vừa đưa ra quyết định gây nhiều tranh cãi trong dư luận nước này. Không hài lòng với cách cư xử của khách nội địa, nên người chủ quyết định chỉ phục vụ khách nước ngoài.
Theo ông Akio Arima, chủ sở hữu nhà hàng Yaeyama Style, dù chỉ phục vụ số lượng mỳ ramen có hạn trong ngày, nhưng không phải ai muốn tới đây ăn cũng được. Bắt đầu từ đầu tháng 7, trên trang chính thức của quán mỳ đưa ra thông báo với những khách hàng quen, cho biết, họ sẽ không còn được chào đón ở Yaeyama Style nữa do “cách cư xử tệ”.
Và dưới đây là nội dung thông báo “gây sốc”:
“Các khách hàng Nhật Bản thân mến. Trong những năm gần đây, thực khách người Nhật đang cư xử ngày một tệ hơn. Bởi vậy, chúng tôi sẽ không tiếp khách Nhật ăn tại Yaeyama Style, cho đến sau thời điểm tháng 9 tới đây”.
“Chúng tôi sẽ chỉ phục vụ du khách nước ngoài. Nhà hàng xin gửi lời xin lỗi tới thực khách Nhật Bản, những vị khách quen đã đồng hành cùng Yaeyama Style nhiều năm qua, và mong sự hợp tác từ quý khách. Hiện chúng tôi đang cân nhắc có tiếp tục phục vụ thường xuyên hay không, sau tháng 10 tới đây”.
Dù bản thông báo đang “gây bão” trong dư luận Nhật Bản, nhưng ông Akio Arima vẫn cho rằng đã quyết định đúng đắn. Ông cho biết không muốn đón tiếp những vị khách đồng hương có hành vi thô lỗ, đơn giản như việc từ chối tuân thủ nguyên tắc của nhà hàng. Trong khi đó, khách nước ngoài khi tới đây lại chưa xảy ra sự cố nào tương tự.
Theo tờ SoraNews24, quán mỳ Yaeyama Style có không gian ngồi khá hạn chế. Một số khách Nhật Bản mang theo đồ uống từ bên ngoài tới đây thưởng thức, hoặc đưa thêm trẻ em vào quán – điều mà Yaeyama Style không cho phép, khiến chủ quán không hài lòng.
'Cây cầu sống' đan bằng rễ cây, tồn tại cả trăm năm vẫn dùng tốt
Những cấu trúc từ rễ cây đại thụ kết lại thành 'cây cầu sống' treo lơ lửng bằng ngang qua sông, tạo thành kiệt tác nghệ thuật của thiên nhiên. Tồn tại hàng trăm năm nay, cầu vẫn dùng tốt.