Những chiếc máy bay hiện nay đều được trang bị những công nghệ tinh vi - điều mà cách đây ít năm thôi chúng ta vẫn nghĩ chúng chỉ là khoa học viễn tưởng. Trong vài năm tới đây,áybaychiếnđấusẽlàmthayđổicáchthứcchiếntranhtươlịch thi đấu champion league những chiếc máy bay có thể nằm gọn trong bàn tay (hay còn gọi là drones - thiết bị bay không người lái), cho tới những chiếc phi cơ khổng lồ có khả năng phóng vệ tinh vào không gian, được áp dụng vào thực tế. Đồng thời, những thiết bị drone, máy bay chiến đấu với công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ giới hạn ở Mỹ và các nước châu Âu, mà còn là cuộc chơi của Nga, Trung Quốc và Iran. Sau đây là 11 loại máy bay có thể làm thay đổi cục diện quân sự thế giới trong tương lai gần:
1. Lockheed Martin F-35 Lightning II:
F-35 được coi là khí tài quân sự đắt đỏ nhất từ trước tới nay của quân đội Mỹ. Tổng chi phí vận hành và sử dụng trong vòng đời của một chiếc F-35 có thể lên tới 1,5 tỉ USD. Đây là thế hệ máy bay chiến đấu mang trong mình những công nghệ tiên tiến nhất của quân sự. Chiếc máy bay này là dòng chiến đấu cơ với nhiều biến thể khác nhau. Chúng có thể đảm nhận nhiệm vụ không chiến, hỗ trợ trên không, thực hiện các vụ đánh bom. Tất cả các biến thể F-35 đều có khả năng tàng hình, có thể cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng vô cùng cơ động.
Một vài sự cố liên quan đến hệ thống phần mềm và động cơ phản lực nên dự án F-35 bị trì hoãn ít nhiều và chi phí cho dự án này có chiều hướng tiếp tục tăng. Tuy nhiên, quân đội Mỹ đã đặt tổng cộng 2443 chiếc F-35. Dù muốn hay không thì Lockheed Martin F-35 sẽ là máy bay chiến đấu chủ lực của Mỹ trong nhiều thập kỷ tới.
2. Lockheed Martin F-22 Raptor:
F-22 Raptor thực chất hiện đang là máy bay chiến đấu chủ lực của quân đội Mỹ. Nói một cách khác nó chính là người tiền nhiệm của F-35 đã kể trên. Đây vẫn là một trong những chiếc tiêm kích hiện đại và có sức mạnh đáng sợ nhất. F-22 có 2 động cơ phản lực và một chỗ ngồi duy nhất. F-22 thật sự là một đứa "con cưng" của quân đội nước này, vì luật liên bang Mỹ cấm xuất khẩu loại máy bay này.
195 chiếc F-22 Raptor cuối cùng được Lockheed Martin bàn giao cho quân đội Mỹ vào tháng 5 năm 2012. Lần xuất hiện chiến đấu gần đây nhất của những chiếc F-22 là chúng đã tham gia ném bom nhà nước hồi giáo IS. Mặc dù sẽ được thay thế dần bởi F-35 nhưng chắc chắn thế hệ máy bay chiến đấu F-22 này sẽ tiếp tục là con bài chủ lực của quân đội Mỹ trong một vài năm tới.
3. Su-50 (T-50):
Máy bay chiến đấu của Nga, Su-50, còn được biết đến dưới cái tên nguyên mẫu T-50 PAK-FA. Đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của điện Kremlin, và là phản ứng của Nga đối với F-35. Mặc dù vẫn còn là nguyên mẫu, Moscow cho rằng Su-50 sẽ có thể làm tốt hơn F-35 ở các số liệu quan trọng như tốc độ và khả năng cơ động. Tuy nhiên khả năng tàng hình của máy bay Su-50 được cho là thấp hơn so với F-22 và F-35.
Điện Kremlin có kế hoạch đưa Su-50 vào phục vụ chính thức từ năm 2016. Sau khi dòng máy bay này sẵn sàng chiến đấu, nó sẽ phục vụ như là một mô hình cơ sở cho việc xây dựng các biến thể dành cho xuất khẩu. Ấn Độ đã nhận được bản thiết kể của một biến thể Su-50 từ Nga. Iran và Hàn Quốc cũng là những ứng cử viên có thể mua các mô hình tương lai của loại máy bay chiến đấu này.
4. Chengdu J-20:
Chengdu J-20 là máy bay chiến đấu do Trung Quốc tự việc phát triển, với tham vọng thay đổi cuộc chơi trong khu vực Đông Nam Á. Thiết kế J-20 khá giống với F-35, nguyên nhân có thể do có cáo buộc cho rằng Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu về F-35 trước đây.
J-20 được cho là có khả năng tàng hình, cùng khả năng hoạt động trong phạm vi tới Nhật Bản, Philippines, và Việt Nam từ Trung Quốc đại lục. Tính đến tháng Giêng vừa qua, Bắc Kinh đã phát triển tổng cộng 6 nguyên mẫu chức năng của máy bay J-20. Các nguyên mẫu mới được tung ra với tốc độ ngày càng nhanh. Thế hệ máy bay này dự kiến sẽ được vào biên chế quân đội nhân dân Trung Hoa và sẵn sàng chiến đấu vào khoảng năm 2018.
5. Eurofighter Typhoon:
Eurofighter Typhoon là dòng máy bay chiến đấu đa chức năng 2 động cơ. Chúng ban đầu được phát triển để trở thành máy bay chiến đấu chính của châu Âu và NATO. Eurofighter Typhoon là chương trình quân sự lớn nhất của châu Âu, được thành lập bởi 4 quốc gia cốt lõi: Đức, Tây Ban Nha, Ý, và Anh.
Năm 2011, Eurofighter đã được triển khai nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên của mình - thực thi một vùng cấm bay ở Libya trong chiến dịch ném bom của NATO. Ngoài ra, có tổng cộng 402 máy bay phản lực Eurofighter được thiết kế cho Áo, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Anh, Oman, và Ả Rập Saudi. Eurofighter còn được gọi là phiên bản châu Âu của F-35 Lightning II - hệ thống vũ khí đắt nhất của Mỹ.
6. MH-X Silent Hawk:
Chương trình chế tạo và phát triển trực thăng MH-X Silent Hawk chỉ được tiết lộ công khai chỉ sau khi một trong những máy bay trực thăng bị rơi trong cuộc đột kích của SEAL, trong vụ truy quét trùm khủng bố Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan, vào ngày 01 tháng 5 năm 2011.
Vẫn chưa có thông tin cụ thể khi nào chương trình trực thăng tối mật này của quân đội Mỹ sẽ đưa vào sử dụng và có tổng số bao nhiêu máy bay trực thăng tàng hình này. MH-X Silent Hawk dường như là một phiên bản sửa đổi của UH-60 Black Hawk đã được biết đến trước đây. Hiện không có chi tiết phân loại nào về máy bay trực thăng bí mật này.
7. X-47B:
Máy bay chiến đấu thuộc hải quân Mỹ, X-47B là một máy bay tiêm kích chiến đấu không người lái, với khả năng thay đổi cục diện chiến đấu trên không.Máy bay không người lái X-47B, do hãng Northrop Grumman chế tạo, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và triển khai vũ khí tấn công. Nó thực hiện việc tự động tiếp nhiên liệu trên không - lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử hàng không thế giới. X-47B bay với tốc độ đạt một nửa tốc độ của âm thanh, nó có sải cánh dài 20m - cũng như tầm hoạt động gần 4000km.
8. Stratolaunch:
Stratolaunch sẽ là một trong những chiếc máy bay vận tải đáng kinh ngạc nhất từng được chế tạo nhất từ trước tới nay. Bây giờ Stratolaunch mới đang trong giai đoạn phát triển. Dòng máy bay này sẽ phục vụ như là một nền tảng khởi động trên không cho các phương tiện có khả năng mang theo vệ tinh vào quỹ đạo. Stratolaunch có sải cánh dài khoảng 35m - kích thước lớn hơn bất kỳ chiếc máy bay nào từng được xây dựng trước đây. Chúng sẽ bay lên độ cao hơn 9000m, sau đó sẽ hướng mũi lên để phóng vệ tinh vào không gian.
Máy bay Stratolaunch sẽ là bệ phóng tương đối rẻ nếu so sánh với cách dùng tên lửa đẩy truyền thống do khả năng tái sử dụng. Đây sẽ là một cuộc cách mạng hóa về cách thức đưa vệ tinh lên không gian, và có thể thậm chí con người có thể bay vào không gian theo cách này trong tương lai. Stratolaunch có thể bay vào đầu năm 2016.
9. X-37B:
X-37B là máy bay không gian,không người lái trong một dự án bí mật của quân đội Mỹ. Một chiếc X-37B đã trở về từ một nhiệm vụ kéo dài trong 2 năm vào tháng 10 năm ngoái. Hiện chưa rõ chính xác những gì X-37B đã làm trên quỹ đạo, nhưng nó đã cho thấy khả năng hoạt động trên 20 tháng liên tục ngoài không gian.
Thực chất về cơ bản, không quân gọi X-37B là một vệ tinh có thể tái sử dụng - có thể kiểm soát và gọi trở lại trái đất bất kỳ khi nào. X-37B chứng minh khả năng tái trang bị một nền tảng quỹ đạo cho các loại nhiệm vụ cụ thể - sự linh hoạt chưa từng có trong quân đội Mỹ. X-37B có thể hoạt động thời gian dài trong quỹ đạo và nó được gọi là kỳ công kỹ thuật ấn tượng để áp dụng trong tương lai không xa.
10. Nano Hummingbird:
Nano Hummingbird là những chiếc máy bay giám sát siêu nhỏ (drone) do trung tâm Darpa của quân đội Mỹ phát triển, có thể trở thành thiết bị hỗ trợ quân sự chủ lực trong tương lai. Nó đủ nhỏ để tránh sự phát hiện của địch. Nano Hummingbird có thể nằm gọn trong lòng bàn tay và khả năng ghi lại hình ảnh.
Hầu hết các máy bay giám sát quân đội hiện nay, chẳng hạn như Global Hawk RQ-4, là máy bay lớn, bay ở độ cao 18000m và việc điều khiển cũng rất phức tạp. Do đó, máy bay tàng hình kích thước nhỏ như Nano Hummingbird ra đời, chúng dễ dàng để khởi động và điều khiển, có thể là một phần của trang bị dành cho một người lính chiến đấu trong tương lai.
11. Hệ thống máy bay không người lái của Iran:
Iran đang chịu lệnh trừng phạt và cấm vận vũ khí của phương Tây. Đây là lí do Tehran bị từ chối những cơ hội để mua được những khí tài của Châu Âu hoặc Mỹ. Nhưng đây cũng là cơ hội buộc Iran xây dựng khí tài quân sự bằng năng lực trong nước của chính mình. Năm 2013, Iran đã ra mắt một chiếc drone được vũ trang, nó giống đến kỳ lạ chiếc drone Reaper của Mỹ. Người Iran gọi drone quân sự của họ là Fotros và Ababil-3. Chưa rõ liệu các Fotros đã sẵn sàng tham gia chiến đấu hay chưa, nhưng Iran và Hezbollah, dân quân Tehran tại Lebanon - cùng với quân đội Sudan - đã sử dụng Ababil-3 cho các nhiệm vụ giám sát.
Máy bay không người lái của Iran không chỉ chứng minh được sự ổn định và chất lượng cao, mà còn đại diện cho ý chí quốc gia của họ. Họ vẫn có thể phát triển những công nghệ không người lái của riêng mình dù bị lệnh trừng phạt và cấm vận của phương Tây. Các Fotros và Ababil-3 cho thấy một kỷ nguyên của việc phổ biến rộng rãi bay không người lái không chỉ là cuộc chơi của riêng Mỹ hay các nước Châu Âu.
Theo GenK