Đám mây tiếp tục tăng trưởng và phát triển với những ứng dụng mới
Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây là cốt lõi của hệ thống đường truyền phân phối của gần như tất cả các dịch vụ kỹ thuật số, từ mạng xã hội và giải trí phát trực tiếp đến xe kết nối và cơ sở hạ tầng Internet vạn vật (IoT). Các mạng siêu nhanh mới và sắp ra mắt như 5G và Wi-Fi 6E không chỉ đồng nghĩa với việc sẽ có thêm dữ liệu được phát trực tiếp từ đám mây mà chúng ta còn có thể phát trực tiếp các hình thức dữ liệu mới. Điều này thể hiện qua sự bùng nổ của các nền tảng chơi game trên cloud như Stadia của Google và Amazon Luna. Mức đầu tư vào những nền tảng này sẽ gia tăng trong giai đoạn năm 2022. Chúng ta cũng sẽ chứng kiến sự xuất hiện của VR/AR trên đám mây, mang đến những bộ tai nghe gắn mic nhỏ hơn và kinh tế hơn. Từ góc nhìn của khách hàng, về bản chất, công nghệ đám mây giúp các công nghệ khác trở nên nhẹ hơn, nhanh hơn và truy cập thuận tiện hơn, và điều này sẽ là động lực thúc đẩy chính trong công cuộc chuyển dịch thêm nhiều dịch vụ sang cloud.
Hybrid cloud làm lu mờ sự khác biệt giữa public và private clouds
Từ khi các doanh nghiệp bắt đầu “lên mây”, họ có hai lựa chọn. Họ chọn public cloud dễ truy cập, dùng đến đâu thanh toán đến đó hoặc private cloud tùy chỉnh hơn và linh hoạt hơn. Private cloud (trong đó tổ chức có đám mây của riêng mình và dữ liệu chỉ lưu hành trong nội bộ tổ chức) đôi khi cũng cần thiết vì những lý do quản lý và an ninh. Ngày nay, các công ty như Microsoft, Amazon và IBM đang thúc đẩy việc trình làng các mô hình “hybrid” sử dụng phương pháp tiếp cận vẹn cả đôi đường. Dữ liệu mà khách hàng cần truy cập nhanh chóng và thường xuyên có thể được lưu trữ trên máy chủ public của AWS hoặc Azure và có thể truy cập thông qua các công cụ, ứng dụng và bảng điều khiển kỹ thuật số. Dữ liệu nhạy cảm và quan trọng hơn có thể lưu trữ trên server riêng được giám sát hoạt động truy cập và có thể được xử lý bằng các ứng dụng độc quyền. Một động lực thúc đẩy khác đằng sau sự phát triển phổ biến của hybrid cloud là nhiều công ty đang phát triển vượt quá những bước tiến đầu tiên của mình vào lĩnh vực điện toán đám mây và đã hình thành nên những lợi ích, đang tìm kiếm thêm các ứng dụng mới. Kết quả là, nhiều công ty tham gia vào môi trường “multi cloud”, sử dụng nhiều dịch vụ mà đôi khi thuộc về các nhà cung cấp khác nhau. Hybrid cloud có thể giúp giảm bớt sự phức tạp của điều này nhờ nhấn mạnh vào việc hợp lý hóa trải nghiệm người dùng và duy trì thiết bị phụ trợ.
Xu hướng điện toán đám mây 2022 |
Trí tuệ nhân tạo trong điện toán đám mây
Điện toán đám mây đóng vai trò chủ chốt trong việc cung cấp các dịch vụ trí tuệ nhân tạo (AI) – được Giám đốc điều hành của Google, Sundar Pichai, mô tả tác động đối với xã hội là “có sức ảnh hưởng lớn hơn điện hay lửa”. Các nền tảng machine learning yêu cầu năng lực xử lý và băng thông dữ liệu rất lớn để đào tạo và xử lý dữ liệu, và các trung tâm dữ liệu đám mây đã biến điều này thành khả thi với tất cả mọi người. Hầu hết AI “hằng ngày” mà ta thấy xung quanh mình – từ Google Search đến bộ lọc Instagram – đều sống trong đám mây, và công nghệ dẫn lưu lượng truy cập từ trung tâm dữ liệu đến thiết bị của chúng ta và quản lý cơ sở hạ tầng lưu trữ được xây dựng dựa trên máy học. Sự phát triển và tiến hóa của đám mây và AI gắn bó cực kỳ chặt chẽ và điều này sẽ càng trở nên đúng hơn trong năm 2022 và về sau. Các xu hướng mạnh mẽ của AI sẽ là các thuật toán “sáng tạo” – máy học mô hình phát sinh có thể tạo ra mọi thứ từ dữ liệu nghệ thuật cho đến dữ liệu tổng hợp để đào tạo thêm AI – cũng như mô hình hóa ngôn ngữ – gia tăng độ chính xác với máy móc có thể hiểu được ngôn ngữ của loài người. Điện toán đám mây chắc chắn sẽ đóng vai trò chính yếu trong việc đưa những dịch vụ này đến tay người dùng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng để cung cấp những dịch vụ này.
Sự trỗi dậy của nền tảng serverless
Serverless cloud là một khái niệm tương đối mới đang thu hút sự chú ý trong thị trường từ các nhà cung cấp bao gồm Amazon (AWS Lambda), Microsoft (Azure Functions) và IBM Cloud Functions. Đôi khi được gọi là “functions-as-a-service”, nền tảng serverless có nghĩa là các tổ chức không bị ràng buộc bởi việc cho thuê máy chủ hay chi trả những khoản tiền cố định cho lưu trữ hoặc băng thông. Xu hướng này hứa hẹn một dịch vụ dùng đến đâu trả đến đó đích thực, trong đó cơ sở hạ tầng sẽ mở rộng một cách vô hình khi ứng dụng yêu cầu. Đương nhiên, không hẳn là serverless – vẫn có máy chủ – nhưng sẽ bổ sung thêm một lớp trừu tượng khác giữa người dùng và nền tảng, nghĩa là người dùng không cần liên quan đến cấu hình và chi tiết kỹ thuật. Nền tảng Serverless trong điện toán đám mây sẽ đóng vai trò quan trọng trong xu hướng rộng hơn trên đám mây và toàn bộ bối cảnh công nghệ tạo ra trải nghiệm người dùng mới giúp dễ tiếp cận với đổi mới hơn.
Chuyển đổi số cùng COPE2N của CMC Telecom chỉ với 1 click trong 5 phút |
Đón đầu mọi xu hướng “lên mây” với hệ sinh thái số COPE2N
Được CMC Telecom nghiên cứu, phát triển và xây dựng cùng với các đối tác hàng đầu Việt Nam và thế giới, COPE2N là một hệ sinh thái chuyển đổi số cung cấp những tư vấn chuyên sâu nhất cho các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu như Ngành bán lẻ, Logistic, Ngành hàng tiêu dùng, Tài chính, Chăm sóc sức khỏe, Bất động sản… Bên cạnh chức năng tư vấn và hiểu biết sâu sắc về chuyển đổi số, hệ sinh thái của COPE2N là những sản phẩm của CMC Telecom với các đối tác công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft, Google, Amazon cũng như các sản phẩm Make in Vietnam dành riêng cho đặc thù thị trường Việt. Doanh nghiệp chỉ cần “1 Click” và mất 5 phút để cùng COPE2N thực thi chiến lược chuyển đổi số thông qua những nhóm sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số trong Quản trị doanh nghiệp: quản trị nhân sự, quản trị công nghệ, quản trị giao nhận, quản trị bán hàng, quản trị văn phòng, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tối ưu quản trị, vận hành. Để đưa ra được những lời khuyên, gợi ý phù hợp cho từng nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, COPE2N sở hữu đội ngũ chuyên gia đầu ngành của CMC Telecom có kiến thức và chuyên môn sâu rộng trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và tài chính.
Trong cuộc đua chuyển đổi số, nếu doanh nghiệp đang đi tìm một giải pháp số hóa chuyên nghiệp, toàn diện và đầy đủ thì COPE2N chính là một “địa chỉ” uy tín.
Loạt bài này đăng thông tin khá chi tiết về ngôi nhà như: diện tích 20 x 22m = 426m2, kết cấu 1 trệt 4 lầu sân thượng, địa chỉ ngôi nhà... với giá bán 118 tỷ đồng.
"Một sản phẩm của giới thượng lưu mang lại đẳng cấp cho bất cứ ai sở hữu nó. Một lâu đài như truyền thuyết giữa Sài thành náo nhiệt phồn hoa", tài khoản S.N viết.
Một trong những bài viết chào bán nhà do "em gái Lý Nhã Kỳ" ký gửi. |
Trên mạng xã hội, khán giả chia sẻ những bài viết này cùng nhiều nghi vấn, không ngừng đồn đoán về lý do Lý Nhã Kỳ bán nhà. Tuy nhiên, không ít người dùng mạng không tin về tính xác thực của những bài viết trên. "Bán nhà 118 tỷ, ai lại đăng lên mạng như bán nhà 1,8 tỷ như thế?", một bình luận nhận được nhiều sự đồng thuận.
Có ý kiến thắc mắc vì sao bài đăng bán nhà "chính chủ" lại là em gái Lý Nhã Kỳ thay vì chủ sở hữu là doanh nhân? Bên cạnh đó, khán giả đều biết gia đình lớn hiện tại của Lý Nhã Kỳ chỉ có mẹ và hai chị gái. Cô chưa hề cho biết việc mình từng có em gái.
Nối máy với Lý Nhã Kỳ, doanh nhân chưng hửng: "Tôi đâu có ý định bán nhà bao giờ đâu? Tôi còn đang định đăng lên Facebook cảnh báo mọi người đây nhưng băn khoăn vì không muốn vô hình trung tiếp tay cho những người muốn trục lợi từ tên tuổi của mình. Có lẽ tôi sẽ sớm đính chính việc này. Bên cạnh đó, nhiều người bán sản phẩm còn luôn cố thêm vào câu "Bán nhà ngay bên cạnh nhà Lý Nhã Kỳ/Mua nhà để làm hàng xóm với Lý Nhã Kỳ", thật không hiểu vì sao. Tóm lại là tôi không có bán nhà".
Nối máy với số điện thoại của người phụ nữ tên C., người nhận liên hệ mua bán nhà Lý Nhã Kỳ ở cuối bài đăng trên mạng, thì số này đã khóa.
Lý Nhã Kỳ là doanh nhân nổi tiếng nhiều "duyên nợ" với showbiz Việt. Cô được khán giả quan tâm khi sở hữu nhiều tài sản đắt giá, nhất là căn biệt thự tráng lệ ở phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2 (TP. HCM).
Vị trí đắc địa (gần đảo Kim Cương, cách bờ sông Sài Gòn chỉ vài chục mét), căn biệt thự của doanh nhân ví như tòa lâu đài. Nhìn từ bên ngoài, biệt thự mang sắc trắng, có nhiều chi tiết chế tác, điêu khắc tinh xảo. Diện tích khuôn viên xung quanh căn biệt thự khá nhỏ, chỉ đủ trồng một số loại cây cảnh và đặt hai bộ bàn đá; nhưng bể bơi lại khá rộng.
Bên trong theo tông màu vàng - trắng chủ đạo. Trần và tường bên trong nhà Lý Nhã Kỳ được nhũ vàng đẹp mắt, nội thất theo phong cách hoàng gia.
Lý Nhã Kỳ sống một mình trong biệt thự hơn 400m2, ngoài ra chỉ thuê người giúp việc. Ngoài cổng biệt thự có một bốt gác cho bảo vệ canh giữ; bờ rào cao gần chục mét, lắp đầy camera an ninh. Thỉnh thoảng, cô thuê người chăm sóc cây cảnh trong khuôn viên và xung quanh nhà.
Cẩm Lan
- Quỳnh Nga đã chia sẻ hình ảnh check-in sang chảnh tại cơ ngơi triệu đô này.
" alt=""/>Thực hư chuyện Lý Nhã Kỳ bán biệt thự trăm tỷ bên sông Sài GònKết thúc truyện Nàng Tô Thị là truyện “Ơn đền nghĩa trả”. Đọc qua toàn bộ truyện, ai cũng phải vô cùng bất ngờ. Cốt truyện, ngôn từ sử dụng không phù hợp với sách cho trẻ em.
Nội dung truyện kể về một người phụ nữ sau khi chồng mất quyết thủ tiết thờ chồng. Về già cưu mang một cô gái rồi lại nhận vàng của người đàn ông làm mối cô gái. Một truyện không đáng đọc vì không có một chút giá trị nội dung, nghệ thuật.
Nội dung dung tục
Truyện mở đầu như sau, xin trích nguyên văn để thấy rõ sự dung tục:
“Linh Tiên, người huyện Thiên Hưng, tỉnh Triết Giang, lấy chồng từ năm 16 tuổi. Chẳng may năm ấy trời khô hạn. Chồng đi lấy nước bị xẩy tay mà té... giếng chết, khiến Tiên rầu rầu bảo dạ:
-Vợ chồng hương lửa đang nồng, mà vội sớm lìa xa, ắt kiếp trước có làm chi không phải!
Chị chồng của Linh Tiên là Ngọc Thư, thấy em còn trẻ người thon đẹp, mà sớm tối bao ngày chỉ đặng một mình ên, mặc cho bão rớt mưa tuôn cũng.. ì ra như dzậy, nên nhân lễ mãn tang vừa xong ngay hôm đó mới gọi Tiên vào mà nói nọ nói kia:
-Hôm nay em đã mãn tang chồng, thì đừng... thủ tiết làm chi nữa. Chớ hoa có thời. Em có lứa-mà chẳng chịu bước thêm bước nữa-thì lỡ mai sau muốn phangluôn cũng không làm sao tới được”.
Không dành cho trẻ nhỏ
Cách suy nghĩ, đối đáp của các nhân vật mang tính "chợ búa".
Mẩu đối thoại giữa hai người thiếu phụ vong niên thời phong kiến được xây dựng như thế này:
“-Nàng tên là gì? Ở đâu? Sao lại đến đây trong đêm dài tăm tối?
Linh Tiên vội mời Tiểu Oanh vào nhà. Khêu ngọn đèn lên, thì thấy một thiên hương quá chời là đẹp… (…)
Tiểu Oanh liền đảo mắt một vòng, biết ngay nhà trống vắng, thiếu hẳn bóng đàn ông, nên hớn hở hớn ha trải phơi niềm tâm sự…(…).
Thôi thì sự tình đã ào ra như rứa, ta cũng chơi luôn.
-Ta đã bằng ấy tuổi, mà đứng trước sắc đẹp của con, còn muốn... chết. Huống chi bọn phàm phu tục tử. Háo sắc háo danh thì có thể bán cả... tổ tiên để mong chút duyên may nhỏ xuống đời khô khát...
Tiểu Oanh phì cười, nói: -Nếu mà được như dzầy, thì thiệt là quá đã!”…
Đầy lỗi chính tả, ngôn ngữ gợi dục
Phí Sinh, nhân vật được cho là một danh sĩ nói với phụ nữ:
“Nàng có họ hàng gì với bà này? Sao lại lạc đến đây cho đời thêm... tươi sáng”.
Truyện còn có chi tiết chàng ta còn dùng vàng ba số chín để nhờ người làm mối và nói: “May thì được vợ. Không may thì được ... thú đau thương. Có chi mà hối tiếc…”.
Người xưa cũng được cho là từng nói: “Không có đàn bà xấu. Chỉ có đàn bà không có tiền để làm".
Sách "Vườn cổ tích: Sọ Dừa" |
Một điều khá bất ngờ. Truyện được gọi tên là “Ơn đền nghĩa trả” hoàn toàn… không nằm trong mục lục. Lật trang cuối sách, danh mục 23 truyện được chọn không thấy có tên truyện.