Cục An toàn thông tin cho biết,đặttạiViệtNambịlợidụngđểthựchiệntấncôtin bong đa qua thu thập, theo dõi, trích xuất từ hệ thống kỹ thuật đã ghi nhận có ít nhất 60 trang web đặt tại Việt Nam bị lợi dụng để thực hiện tấn công Phishing trong tuần qua. Mạng botnet Conficker được phát hiện từ tháng 10/2008. Mã độc này được thiết kế nhằm vào hệ điều hành Microsoft Windows. Khi mã độc này lây nhiễm vào một máy tính, thì máy tính này tham gia vào mạng botnet và có thể bị điều khiển để gửi thư rác (spam) và tấn công các hệ thống khác. Những máy tính bị lây nhiễm đều không truy cập được các website liên quan đến phần mềm diệt virus hay dịch vụ cập nhật của hệ Windows (Windows Update).
Mặc dù mạng botnet Conficker xuất hiện từ năm 2008, lợi dụng lỗ hổng cũ (MS 08-067), đã có bản vá bảo mật, tuy nhiên tại Việt Nam, số lượng máy tính nằm trong mạng botnet Conficker vẫn còn rất nhiều trong tuần mà Cục An toàn thông tin đang theo dõi.
Cục An toàn thông tin cho biết, trên thế giới có nhiều các trang web giả mạo các tổ chức, doanh nghiệp, nhà cung cấp, dịch vụ lớn như Facebook, PayPal, Dropbox .v.v... Việt Nam có nhiều người dùng các dịch vụ, ứng dụng nước ngoài (cả miễn phí và có phí) như Facebook, Dropbox ... vì vậy người dùng cần phải hết sức cảnh giác với những trang web giả mạo để ăn trộm tài khoản.
Nhằm bảo đảm an toàn thông tin trong hệ thống mạng của các cơ quan đơn vị, Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dùng cần phải hết sức cảnh giác với những trang web giả mạo để ăn trộm tài khoản, đặc biệt là các trang web giả mạo các ứng dụng, dịch vụ phổ biến như đã nêu.