Dưới đây là những kỳ quan mà phải chứng kiến bằng mắt thật bạn mới tin được chúng hoàn toàn tự nhiên, không qua bất kỳ một chút chỉnh sửa Photoshop nào.Hồ nước mặn Hillier, miền Tây Australia
Hồ Hillier là một hồ nước màu hồng nằm trên đảo Middle, là hòn đảo lớn nhất trong số các hòn đảo trên quần đảo Recherche, Tây Australia. Hồ Hillier rộng 250m2 với chiều dài khoảng 600m, được dải cát cùng rừng tràm và bạch đàn bao quanh.
Khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, mặt hồ càng lung linh, quyến rũ hơn bao giờ hết
Điểm đặc biệt của hồ Hillier chính là màu hồng tự nhiên, không thay đổi và vẫn giữ nguyên cho dù nước bị đưa ra khỏi hồ. Nhiều nhà khoa học suy đoán rằng, màu hồng của hồ được tạo ra bởi các loài sinh vật Dunaliella salina và Halobacteria. Giả thuyết khác lại cho là do một loài vi khuẩn màu đỏ trong lớp vỏ muối tạo nên. Màu sắc này cũng không phải là tác phẩm từ ánh sáng mặt trời, bởi người ta đã lấy một thùng nước từ hồ và màu hồng vẫn giữ nguyên dù xê dịch vị trí thùng.
Khung cảnh lung linh được du khách chụp lại khi đến thăm hồ Hillier
Bãi biển Blue Tears, đảo Vaadhoo, Maldives
Đảo Vaadhoo thuộc quần đảo Maldives sở hữu một bãi biển đẹp với tên gọi "Blue Tears". Ban ngày, bãi biển khá bình lặng với bờ cát dài. Khi đêm xuống, hàng triệu đốm sáng xanh lam nhỏ lấp lánh như dạ quang xanh giống hệt cảnh tượng của các bộ phim viễn tưởng.
Nơi đây được mệnh danh là "Bãi biển ngàn sao"
Đảo Vaadhoo chỉ có khoảng 550 cư dân sinh sống. Vào ban ngày, nơi này trông giống như những ốc ảo bình thường khác. Nhưng ngay khi mặt trời lặn xuống đường chân trời, thủy triều xanh tuyệt đẹp bắt đầu hiện lên và nước biển biến thành một màn trình diễn ngoạn mục của những ánh đèn huỳnh quang lấp lánh.
Tảo dinoflagellate được cho là nguyên nhân khiến nước phát sáng
Các nhà khoa học giải thích, bãi biển phát sáng là nhờ một số loại sinh vật phù du sống lẫn trong nước biển. Chúng là tảo dinoflagellate thuộc lớp sinh vật đơn bào. Việc phát quang giúp những sinh vật này "né tránh" khỏi sự dòm ngó của kẻ săn mồi.
Mạch nước phun Fly Geyser, sa mạc Nevada, Mỹ
Thật lòng mà nói, khi mới nhìn qua những bức ảnh này, nhiều người sẽ cho rằng đây là đồ giả. Nhưng những tác phẩm tuyệt vời này là thật, đây là một địa điểm nằm giữa sa mạc Nevada của Hoa Kỳ.
Mạch nước phun Fly Geyser – địa điểm kì ảo bí mật của vùng Nevada
Nằm giữa sa mạc Nevada khô cằn, mạch nước tuyệt vời này là một sản phẩm rất công phu của tạo hóa khiến con người ngỡ ngàng ngay khi nhìn thấy. Nó được tạo ra rất tình cờ khi một chủ trang trại muốn đào giếng để lấy nước tại sa mạc khô cằn. Nhưng rồi một chuyện hy hữu đã xảy ra, khi họ khoan tới chỗ có nước thì nước nóng lại phun ra, tới tận 93 độ C nên không thể phục vụ sản xuất nông nghiệp được.
Màu sắc kì ảo, hình thù kì quái, lại có hơi nước phun ra kì bí, không ngạc nhiên nếu người ta cho rằng đây chỉ là ảnh đồ họa.
Màu sắc tuyệt vời của các "đài phun nước" được hình thành, nhờ vào chất khoáng, khí nóng và tảo ưa nhiệt sống trong điều kiện nóng và ẩm cao
Nhờ sự cung cấp liên tục các khoáng chất và khí nóng, "đài phun nước" Fly Geyer cứ thế to dần lên. Nước trong các ao nhỏ dưới mạch nước này còn có hệ sinh thái của riêng chúng, có cả cá và một vài loài chim sinh sống ở đây.
Hang pha lê giữa sa mạc Mexico
Ở Mexico tồn tại một hang động nổi tiếng giữa sa mạc Chihuahua, được gọi là hang Pha lê. Hang Pha lê nằm ở độ sâu 300m cách mặt đất, có chứa các cột tinh thể CaSO4 cao tới 10-11m. Đây thực sự là một vương quốc của những cột pha lê khổng lồ mọc ra tua tủa từ các vách đá và đáy hang. Khối pha lê lớn nhất dài tới 11 m và nặng 55 tấn.
Hang được phát hiện vào năm 1974 bởi một thợ mỏ bạc Naica thuộc đông nam thành phố Chihuahua. Tới năm 2000, anh em Juan và Pedro Sanchez tiến hành khoan một đường hầm dẫn tới hang này và những cảnh tượng thú vị thực sự mới được mở ra.
Cho dù đã mặc những bộ quần áo làm mát nhưng không ai có thể ở dưới hang quá 1 giờ. Nhiệt độ trong hang lên tới 50 độ C và độ ẩm tới 90-100%.
Mặc dù đã mặc những bộ quần áo làm mát nhưng không ai có thể ở dưới hang quá 1 giờ.
Chính sự chuyển đổi môi trường trong lòng hang từ ẩm ướt sang khô ráo cách đây 2.000 năm khiến xảy ra hiện tượng bay hơi cô đặc một lượng lớn muối canxi trong nước, hình thành các cột pha lê như bây giờ.
Tuy nhiên hiện nay hang Pha lê đang bị đe dọa biến mất bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu. Nếu sự xâm thực của nước vào hang ngày càng tăng, có thể sẽ biến nó trở lại như 2.000 năm trước.
Hẻm núi Antelope Canyon, bang Arizona, Mỹ
Tọa lạc trên vùng đất Navajo (thuộc tiểu bang Arizona, Tây Nam nước Mỹ), hẻm núi Antelope là một tác phẩm chạm khắc điêu luyện mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nó được coi như một viên ngọc có sức mạnh ma thuật, huyền bí và tạo sự cuốn hút lớn đối với những ai đã từng được chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy.
Hẻm núi Antelope
Hẻm núi Antelope cấu tạo gồm nhiều lớp địa chất khác nhau, chủ yếu là sa thạch và đá vôi. Đặc biệt, sa thạch ở Antelope là loại đá được hình thành từ những đụn cát hóa thạch của sa mạc Jurassic rộng lớn trước kia, tương tự như sa mạc Sahara ngày nay.
Những lát cắt lúc lồi, lúc lõm ăn sâu vào khối đá theo thời gian tạo hóa tạo nên các "tác phẩm" tuyệt vời.
Qua hàng triệu năm, dưới tác động của lũ lụt, đặc biệt là gió mùa đã làm quá trình này diễn ra nhanh hơn, nước tràn vào những hốc núi tạo ra hình dạng kỳ quái... Những lát cắt lúc lồi, lúc lõm ăn sâu vào khối đá theo thời gian tạo hóa tạo nên các "tác phẩm" tuyệt vời.
Theo GenK
" alt="Những 'kỳ quan' thiên nhiên kỳ ảo đến mức phải chứng kiến tận mắt mới tin nổi chúng là thật" width="90" height="59"/>